Biến văn Đôn Hoàng

Thạch động Đôn Hoàng và Biến văn Đôn Hoàng

Sự ra đời và phát triển của Biến văn không thể tách rời khỏi Phật giáo. Biến văn có nội dung là những câu chuyện thần kỳ biến hóa trong kinh Phật, có liên quan mật thiết với các hoạt động tuyên truyền của Phật giáo, nhất là Tục giảng. Sự truyền bá rộng rãi của đạo Phật ở vùng Trung Nguyên là động lực ban đầu để Biến văn ra đời. Sự ra đời của Biến văn cũng không tách khỏi sự ảnh hưởng của nền văn hóa và văn học truyền thống của vùng Trung Nguyên. Chúng ta có thể tìm thấy trong đề tài, hình thức, quan niệm nghệ thuật và các mặt khác nhau của Biến văn những tác nhân của văn hóa Trung Nguyên. Biến văn đã hấp thu chất dinh dưỡng từ nền văn hóa bản địa và nền văn hóa ngoại lai, trở thành quả ngọt của quá trình giao lưu văn hóa.

Vị trí địa lý và lịch sử của Đôn Hoàng

Đôn Hoàng là một trấn quan trọng ở biên giới phía Tây Trung Quốc, nay là thành phố Đôn Hoàng, thuộc khu tự trị Tân Cương, tỉnh Cam Túc, trên trục Con Đường Tơ Lụa, và là cửa ngõ thông tới các quốc gia thuộc Tây vực. Căn cứ theo sử liệu, vào niên hiệu Nguyên Phong đời Hán, năm thứ 6 (năm 111 trước CN), Hán Võ Đế thiết lập quận Đôn Hoàng và những nơi trọng yếu của biên cương như Ngọc Môn Quan, Dương Quan, v.v… Từ đó, Đôn Hoàng trở thành khu vực giao thông chính giữa Trung – Tây. Đến thời Đường, Con Đường Tơ Lụa vô cùng phồn thịnh, là trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị của Trung – Tây. Hang đá Mạc Cao của Đôn Hoàng chính là thành quả của sự giao lưu văn hóa ấy.

Hang đá Mạc Cao tọa lạc tại phía Đông Nam, cách thành phố Đôn Hoàng khoảng 25 km. Hang đá được kiến tạo tại núi Minh Sa, vào niên hiệu Kiến Nguyên thứ 2 đời Bồ Tần (năm 366), chạy dài từ Tây sang Đông. Theo sử liệu, lúc bấy giờ có một vị Hòa thượng, pháp danh là Lạc Tôn, trên đường đi truyền giáo, nhìn thấy trên vách núi đá giữa vùng núi Minh Sa và núi Tam Nguy có hào quang chiếu sáng cả vùng trời giống như có cả nghìn Đức Phật đang thuyết pháp, Ngài cho rằng đây là mảnh đất thiêng nên khởi công kiến tạo hang đá, điêu khắc và họa tượng Phật để thờ phụng. Đó chính là khởi nguyên của hang Mạc Cao. Trong thời gian từ Bắc Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường và mãi đến triều đại nhà Nguyên, tất cả trước sau trải qua mười một triều đại với hơn nghìn năm kiến tạo. Theo Sử ký thì đến thời Võ Tắc Thiên đời Đường, các môn đồ Phật giáo đã mở rộng tới hơn một ngàn hang đá với trên một nghìn tượng, vì thế, hang Mạc Cao còn được gọi là động Ngàn Phật (Thiên Phật động). Đến nay chỉ còn có khoảng 492 hang đá. Diện tích tranh vẽ có trên 45.000m2, với khoảng 2.000 ngàn bức tranh vô cùng tinh xảo cùng 5 tòa lầu các bằng gỗ được kiến tạo vào thời Đường và Tống.

Việc phát hiện ra Tàng Kinh Động

Trong số các hang đá tại Mạc Cao, hang động mang ký hiệu số 17 lại có ngách hang ngầm, tường kép. Đặc biệt nhất là hầm Tàng Kinh, trong đó cất giấu chừng khoảng ba vạn quyển, đều là các văn kiện và tác phẩm nghệ thuật. Thạch quật Mạc Cao chính là hang đá có quy mô lớn nhất, có thời gian lịch sử lâu dài nhất, có nội dung phong phú nhất của Trung Quốc và trên thế giới hiện nay. Đó là những di sản kiến trúc nghệ thuật – văn hóa hết sức quý báu không chỉ là Phật giáo của Trung Quốc và Phật giáo của thế giới mà là của toàn nhân loại. Nó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu đời sống và sự liên hệ giao lưu giữa Trung – Tây trong thời kỳ cổ đại.

Theo đa số học giả, việc đóng ngách hang có buồng kép diễn ra vào đầu thời Bắc Tống, lúc Tây Hạ xâm phạm vùng Đôn Hoàng. Hòa thượng giữ động đem rất nhiều văn hiến cất giấu vào trong buồng đá rồi ngụy trang bên ngoài. Thời gian đóng cửa hang có thể là vào năm Cảnh Hựu thứ 2 triêu vua Tống Nhân Tông, tức năm Quảng Vận thứ 2 nhà Tây Hạ (năm 1035). Những văn hiến này đã được cất giấu trong đó suốt hơn 900 năm. Cho đến năm Quang Tự thứ 25 (1899) triều Thanh, đạo sĩ Vương Viên Lục mới tình cờ phát hiện. Việc phát hiện này đã làm chấn động giới học giả trên khắp toàn cầu. Bên trong hầm được chất đầy sách vở từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XI, thuộc các lĩnh vực kinh điển của tôn giáo, y dược, triết học, kinh tế, quân sự, xã hội học, v.v. trong đó có kinh điển Phật giáo chiếm đến 80%.

Sau khi Tàng Kinh động được phát hiện, tháng 5 năm 1907, nhà địa lý học người Hungari S.Aurel Steine đem theo một phiên dịch họ Tưởng tới khu vực Cam Túc. Ông ta nghe nói trong hang đá ở Thiên Phật động tại Đôn Hoàng có tàng trữ vô số sách vở chép tay và đồ họa bảo vật, bèn nghĩ cách chiếm giữ và đã mang đi 24 hòm các bản chép cùng 5 hòm đồ họa và đồ cổ. Những thứ này đều là văn hiến quan trọng về lịch sử văn hóa cổ đại Trung Quốc. Sau đó không lâu, Bá Hi Hòa (Paul Pelliot) cũng tới Trung Quốc sưu tầm và cũng đem đi không ít. Triều đình nhà Thanh biết chuyện, ra lệnh thu thập và chuyển tất cả các bản chép tay về kinh đô. Đến lúc này thì kho báu ở Tàng Kinh Động Đôn Hoàng chỉ còn lại không đầy một phần ba, quá nửa trong số đó là kinh Phật cùng các văn bản tàn khuyết. Các tài liệu tốt đều bị đưa đến các bảo tàng, thư viện của Anh – Pháp. Hiện có 6.000 quyển được lưu giữ ở Luân Đôn, 1.500 quyển được lưu giữ ở Paris, khoảng 6.000 quyển lưu giữ ở Bắc Kinh, một số được lưu giữ ở Nga, còn một số nằm trong tay tư nhân…


Quá trình nghiên cứu về Biến văn Đôn Hoàng

Do một số bản chép tay có lời đề – lời bạt, nên có thể biết việc khảo cứu niên đại của Biến văn Đôn Hoàng sớm nhất là vào đầu thế kỷ thứ V (sau Công Nguyên), muộn nhất là vào cuối thế kỷ thứ X. Về nội dung, ngoài 9/10 là kinh Phật và một số ít là kinh điển Đạo giáo, còn có khá nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc bị thất truyền, như thơ của Vương Phạm Chí, bài trường thi “Tần Phụ ngâm” của Vi Trang cùng rất nhiều ca từ và tiểu thuyết dân gian, trong đó quan trọng nhất là Biến văn. Thời gian gần đây, càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới Biến văn. Họ hoặc tới thư viện và bảo tàng Anh – Pháp để sao chép, hoặc tới Bắc Kinh để nghiên cứu, hoặc đem các tài liệu đã có hiệu đính, in ấn.

Thế là loại sách chép tay từng bị chôn giấu gần một ngàn năm dần dần được bày ra trước mắt mọi người. Việc hiệu đính, sao lục các tác phẩm Biến văn đại để đã bắt đầu từ sách “Đôn Hoàng linh thập” của học giả La Chấn Ngọc, cái mà sách này gọi là “ba loại Phật khúc” (Phật khúc tam chủng) thực ra chính là một loại Biến văn. Sau đó ít lâu, sách “Đôn Hoàng chuyết tỏa” do Lưu Phục biên tập, sách “Đôn Hoàng tùng sao” do Hướng Đạt biên tập, sách “Đôn Hoàng tạp lục” do Hứa Quốc Lâm biên tập lần lượt được giới thiệu đến công chúng. Năm 1954, sách “Đôn Hoàng Biến văn vựng lục” do Chu Thiệu Lương biên tập mới trở thành chuyên thư. Năm 1957, các học giả Hướng Đạt, Vương Trọng Dân v.v… biên tập sách “Đôn Hoàng Biến văn tập”. Đó là tập đại thành của Biến văn Đôn Hoàng.

Biến văn lộ diện

Theo đà, các tác phẩm Biến văn không ngừng được phát triển, những luận văn nghiên cứu có liên quan ngày càng nhiều, sự hiểu biết về Biến văn cũng bắt đầu trở nên rõ ràng và chính xác. Tháng 3 năm 1931, tờ Tiểu thuyết Nguyệt báo đăng bài “Tục văn học Đôn Hoàng” (Đôn Hoàng đích tục văn học), Trịnh Chấn Đạc lần đầu tiên dùng tên gọi “Biến văn”. Sau này, học giả Trịnh Chấn Đạc viết “Lịch sử văn học Trung Quốc” có kèm tranh ảnh minh họa (Sáp đồ Trung Quốc), “Lịch sử văn học thông tục Trung Quốc” (Trung Quốc tục văn học sử) dùng nhiều trang bàn về “Biến văn”. Nhờ thế, tên gọi “Biến văn” dần dần được lưu hành rộng rãi và được sử dụng cho đến ngày nay. Song tên gọi của “Biến văn”, nguồn gốc của Biến văn vẫn còn là một vấn đề khó, giới học thuật lâu nay phải tốn biết bao tâm huyết và giấy mực nhưng dường như vẫn chưa tìm được câu trả lời khiến người ta vừa ý.

Gần đây, giới học thuật thường nghiên về ý kiến cho rằng “Biến văn” có quan hệ với một loại khác, đó là một loại tranh vẽ được gọi là “Biến tướng”. “Biến” trong “Biến văn” tức là “biến” trong “Biến tướng”, đại để có nghĩa là “biến hóa”, “biến hiện”, “biến dị”… “Biến tướng” là tranh truyện tương tự như tranh liên hoàn. “Biến văn” vốn là lời thuyết minh bằng văn tự của “Biến tướng”. Sau này, “Biến văn” thoát ly “Biến tướng” thành một loại thể tài văn học thông tục. Trong mục “Biến văn”, chương 6, Trung Quốc tục văn học sử, ông Trịnh Chấn Đạc có nói rằng: Cũng giống như “Biến tướng” cái gọi “biến” trong “Biến văn” hẳn là chỉ cái ý “biến canh” (biến cải, biến đổi) bản văn của kinh Phật mà trở thành tục giảng. “Biến tướng” có nghĩa là “đồ tướng” (tranh vẽ hình tướng) của kinh Phật. Phó Vân Tử trong bài “Tục giảng tân khảo” viết: Biến văn vốn là thứ giúp cho tranh Biến tướng, “biến” là nghĩa của Phật “thuyết pháp thần biến”.


Hàm nghĩa của “Biến văn” và “Biến tướng” là đồng nhất, chỉ có điều là phương thức biểu hiện khác nhau. Một đằng là dùng văn từ, một đằng dùng tranh vẽ. Dùng tranh vẽ để biểu hiện về không gian thì gọi là “tranh Biến tướng”, dùng văn từ dạng khẩu ngữ để triển khai thời gian thì gọi là “Biến văn”. Chu Nhất Lương trong bài “Độc Đưng đại tục giảng khảo” cho rằng: “Biến văn” có nghĩa là “văn” của “Biến tướng”. “Kinh biến” vốn là tranh kể sự tích, sau này trở nên thông tục, lại vứt bỏ kinh điển mà nó vốn dĩ đã dựa vào, rồi dùng thể văn đương thời thuật lại sự tích trong tranh, thế là liền trở thành “Biến văn”… Đại để, “Biến văn” bắt nguồn từ “văn” của “Biến tướng”, sau này khách cướp ngôi chủ, thế là “văn” dần dần độc lập và “biến” mà “văn”đó dựa vào ngược lại đã biến mất.

(Còn tiếp)

Đồng Văn (ĐSHĐ-015)
Sc Trung Niệm diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM