Chị tiền tuyến tôi hậu phương

Gia Định những năm trước 1945 là nơi diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt. Thế nhưng, giữa lòng khói đạn chiến tranh ấy lại có một tình pháp lữ vô cùng đẹp.

Tiểu Thanh và Tiểu Ánh là hai huynh đệ của một ngôi chùa Ni tại Gia Định xưa. Hai cô Tiểu cùng trạc tuổi nhau, đều có năm sinh là 1925. Nghe đâu rằng hai cô Tiểu bị bỏ trước cổng chùa khi chỉ mới vài tháng tuổi. Chắc có lẽ do chiến tranh, trong xã hội loạn lạc đầy dẫy sự đàn áp, thì cái ranh giới sống và chết chỉ chập chờn bằng “một phát súng”. Bấy giờ, con người ta lo cho chính bản thân mình chưa xong thì sao lo được cho người khác. Và niềm tin bấy giờ cũng chính là sự gửi gắm đứa con mình đứt ruột đẻ ra vào nơi cửa Phật, họ tin rằng Phật Tổ sẽ chở che cho những đứa trẻ vô tội này.

Ấy thế mà đã 10 năm trôi qua, hai cô Tiểu lớn lên trong tình yêu thương, dạy dỗ của Sư cô trụ trì – cũng chính là người mẹ thứ hai của cô Tiểu. Tiểu Thanh với dáng người cao, tính tình nghiêm nghị hơn nên được làm Sư chị, còn Tiểu Ánh thì vô tư, hồn nhiên cùng nhỏ con hơn nên làm Sư em. Từ nhỏ, Tiểu Thanh và Tiểu Ánh đã được nghe kể về tội ác chiến tranh, không biết từ khi nào đã hun đúc trong các cô lòng yêu đạo lẫn yêu nước. Tận sâu trong ánh mắt của hai cô Tiểu dường như có một nỗi buồn, suy tư khó tả.

Những ngày Sư phụ đi qua làng bên có việc hay ra đồng sớm thì hai cô Tiểu dắt nhau chạy một mạch đến bãi cỏ xanh đầy hoa vàng, nằm dài trên cỏ nhìn lên bầu trời. Hay hái những bông hoa dại kết thành tràng hoa rồi đeo lên đầu, nhìn nhau cười giòn giã. Đó cũng chính là niềm vui, kỷ niệm đẹp trong lòng hai cô Tiểu. Một hôm như thường lệ, trên bãi cỏ xanh đầy hoa vàng rực, hai cô Tiểu sau một tràng cười đùa đã mệt và nằm lăn trên cỏ ngắm nhìn bầu trời xa, xanh thẳm. Tiểu Thanh hỏi Sư em:
– Sau này lớn lên em có muốn ra chiến trường như những cô giao liên hay những chú bộ đội hông?
Bặm môi, đôi mắt tròn xoe suy nghĩ một lát, Tiểu Ánh nói:
– Em cũng muốn ra chiến trường nữa, nhưng nghe nói lính Tây kia ác lắm, chúng có súng sắt bắn chết tất cả những ai xung quanh, lỡ chúng bắn chết em rồi sao?
Tiểu Thanh dõng dạc, đôi mắt nhìn xa xăm, giọng quyết đoán:
– Còn chị thì hông có sợ chết, chị thương những cô giao liên, những chú bộ đội nên sẽ ra chiến trường chữa trị cho những cô chú ấy. Bảo vệ đất nước là bảo vệ cả Phật giáo của mình luôn đó, em biết hông nè.
Gật đầu một cái, Tiểu Ánh quả quyết:
– Vậy sau này lớn tụi mình sẽ cùng nhau chống giặc, bảo vệ Tổ quốc và Phật giáo, bảo vệ Sư phụ nha chị.

Nói xong, cả hai phá lên cười, rồi kết thêm những tràng hoa đẹp tặng nhau. Sau đó tranh thủ chạy một mạch về chùa trước khi Sư phụ về đến. Mới có chừng ấy tuổi, cái tuổi hồn nhiên, vô tư ấy mà hai cô Tiểu đã biết nghĩ đến Tổ quốc, cho đạo pháp của mình.

Thời gian cứ thế trôi qua, đến những năm 1945, khi cuộc kháng chiến chống Pháp – Nhật trở nên cao trào thì hai cô Tiểu đã lớn, đều ra dáng thiếu nữ, Tiểu Thanh nay là cô Tuệ Thanh, Tiểu Ánh có pháp danh là Tuệ Ánh. Với cái tuổi 20 tuyệt đẹp ấy, ai cũng đã có cho mình ước mong về tương lai tươi đẹp.

Hôm nay, hai cô Tiểu ngồi nói chuyện với nhau tại bãi cỏ của thời thơ ấu – cái nơi gắn liền với những khoảnh khắc tươi đẹp thời tuổi thơ của hai cô. Sau một lúc ngồi nhắc lại những ký ức vui vẻ, hồn nhiên tại đây thì Tuệ Thanh hít một hơi, thở nhẹ và từ tốn:
– Hai năm nay chị được đi học và đào tạo về sơ cứu, chữa trị vết thương nên ngày mai chị sẽ xung phong ra chiến trường mặc giáp chống giặc luôn nè – vừa nói cô Tuệ Thanh vừa cười tự tin.
Có vẻ ngạc nhiên về quyết định của Sư chị, Tuệ Ánh đáp:
– Vậy là chị trở thành quân y luôn rồi, tự hào quá. Em sẽ là hậu phương phía sau, em trồng lúa rồi gửi ra chiến trường nuôi chị và các chiến sĩ nha.
Tuệ Thanh mỉm cười, tiếp lời:
– Chị nghe đâu Nhật đã “đả đảo” Pháp rồi, đồng bào không còn phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” nữa em ạ. Nhưng người dân phía Bắc do nạn đói hoành hành nên nghe nói chết rất nhiều. Nghe đau xót quá em ạ. Chị cũng rất tự hào khi em tham gia tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực cho chiến trường nè.
Vừa nói xong Tuệ Thanh quay qua nhìn Tuệ Ánh rồi cười một tràng, cô nói:
– Rồi… cái tướng của em mỏng manh, mảnh khảnh như vậy có trồng lúa nhiều nổi hông nghen.
Cô Tuệ Ánh nghe thế đáp ngay:
– Nhìn tướng em vậy chứ dẻo dai lắm nghen, em trồng lương thực ngày đêm luôn chứ ở đó mà “trồng nhiều nổi hông”. Hông những nuôi được Sư chị mà còn nuôi hết đoàn quân y của chị luôn đó.

Nói xong, cả hai cùng phá lên cười, tiếng cười giòn giã như trở về thời thơ ấu, hồn nhiên của nhiều năm trước. Tiếng cười cũng lặng xuống. Lúc này, cô Tiểu Ánh với ánh mắt long lanh, giọng nói trầm lắng:
– Sắp tới, khi ta giành được chính quyền rồi, đuổi giặc về nước, Tổ quốc hòa bình thì chị về sớm với em và Sư phụ để chúng mình cùng tu tập, cùng hoằng pháp nha chị.
Để tránh phá tan bầu không khí vui vẻ trước đó, cô Tuệ Thanh liền đáp:
– Đương nhiên rồi, chị phải về để mình cùng tu tập chứ. Nhưng em ơi, Phật giáo của mình là Phật giáo “nhập thế”, phải luôn đồng hành cùng dân tộc. Bảo vệ dân tộc cũng chính là bảo vệ Phật pháp vậy đó em. Đất nước còn binh biến thì đạo pháp sao phát triển được. Chị thấy các vị Tăng, Ni, Phật tử khắp từ Nam chí Bắc đều tham gia kháng chiến, trực tiếp ra chiến trường để bảo vệ đất nước mình đó em. Em tăng gia sản xuất thì em cũng là một chiến sĩ bảo vệ dân tộc và đạo pháp. Nhưng chỉ khi nào đất nước thực sự độc lập thì Phật giáo mới phát triển vững chắc biết không em. Hôm nay chị đi ra chiến trường cùng quân dân, khi nào đất nước thanh bình thì chị em mình lại đoàn tụ em nhé.
Khóe mắt cô Tuệ Ánh đã ướm lệ, sống mũi cay cay, nhưng cố nén cảm xúc của mình, cô Tuệ Ánh tiếp lời Sư chị:
– Em rất tự hào về chị, chị đi làm quân y cứu đồng bào và mau về với em và Sư phụ nhé.

Cuộc nói chuyện cũng kết thúc, lúc này ánh mặt trời đã khuất dạng, xa xa đống rơm còn ươm khói nghi ngút, cảnh chiều trở nên buồn rười rượi. Cái buồn không nói được thành lời cùng với nhiều cung bậc cảm xúc khó tả. Chắc có lẽ ai cũng biết rằng binh biến hiểm nguy, ai cũng biết rằng nhiều người đi không bao giờ trở lại. Thế nhưng, giây phút ấy, để kềm lại những giọt nước mắt thì còn biết bao điều, bao câu nói còn dang dỏ trong lòng chưa thốt ra được. Có khi… là lời tạm biệt, lời chúc bình an, cũng có thể là lời xin lỗi mà trong quá khứ chưa nói ra được. Chắc chắn rằng, đó là một buổi chiều khó quên và ai cũng mong rằng chiều hôm ấy ngừng lại và đừng trôi nhanh…

Vài tháng sau, ngày 25/8/1945, hàng triệu người dân ở nội, ngoại thành Gia Định, có cả các tỉnh lân cận tựu về. Đến những con đường, con ngõ cũng đã đầy băng rôn, cùng những cuộc mít-tin mang khẩu hiệu: “Việt Nam hoàn toàn độc lập”. Tin vui nhanh chóng lan đi khắp tận những hang cùng, ngõ hẹp. Cô Tuệ Ánh vui mừng hơn ai hết, cô vui vì đất nước đã hoàn toàn độc lập, cô vui vì lời hứa trở về sau khi đất nước thanh bình của Sư chị.
Thế nhưng, trong những đoàn quân hành, quân y đi qua, Tiểu Ánh đều không thấy Sư chị của mình đâu cả. Hỏi một cô quân y khác trong đoàn mới biết có một Sư cô Tuệ Thanh trong lúc làm nhiệm vụ chữa trị cho các chiến sĩ ngoài chiến trường đã bị bom nổ trúng và hy sinh oanh liệt.

Khi nghe hung tin ấy, cõi lòng cô Tuệ Thanh thắt lại, sống mũi cô cay cay, ánh mắt kiên định trở nên ngấn lệ, hai dòng nước mắt chảy xuống từ khi nào không biết. Phía trước dường như tối sầm lại. Bao kỷ niệm thời thơ ấu và những lời hứa của Sư chị lần lượt ùa về trong cô.

Người Sư chị của mình đã mất, người chị cùng lớn lên, cùng tư tưởng yêu nước, yêu đạo đã oanh liệt hy sinh nơi chiến trường bom đạn vô tình ấy. Cái nơi đầy dẫy tội ác, cái nơi chất chứa sự ly biệt của người thân mà dân tộc phải gồng gánh qua nhiều thế hệ, để giữ không cho nước mất, không để nhà tan. Nhưng Sư chị ơi, đã biết bao nhiêu người, bao Tăng, Ni, Phật tử như chị. Đã ra nơi chiến trường “đồng hành cùng dân tộc”, đã hy sinh mà đâu phải ai cũng biết đến. Đó là sự hy sinh vì “Phật giáo nhập thế”, đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc. Thế nhưng, người đau nhất vẫn là người ở lại nơi trần gian này. Và ở ngoài kia, đã biết bao người mẹ mất con, vợ mất chồng, con không còn cha mẹ vì chiến tranh gây ra. Ôi… người Sư chị anh dũng, chị chính là một nữ sĩ kiên cường, bất khuất, là những người góp nên đất nước muôn đời. Một người sống đời phạm hạnh, giản dị, hy sinh vì đạo pháp, vì dân tộc. Chị mãi là tấm gương sáng trong em và cả nhiều người khác, chị đã hoằng pháp trên mặt trận chiến trường. Chị ơi… chị đã giữ trọn lời hứa và ước nguyện của chị rồi đó…
Trong khung cảnh niềm vui của ngày đất nước độc lập, trong những hò reo vui mừng khóc thành tiếng của đồng bào. Cô Tuệ Ánh hiểu rằng chính những người con, người chồng của họ đã nằm lại mãi mãi nơi chiến trường, để đổi lấy hòa bình, chủ quyền cho hậu thế. Ôi… chiến tranh là tội ác vô cùng lớn.

Sau đó, cô Tuệ Thanh đến bãi cỏ xanh, hoa vàng đầy ký ức, cô lấy những bông hoa dại kết thành một tràng hoa, nhẹ tay đặt xuống thảm cỏ như một lời “tạm biệt” và “cảm ơn” để tưởng nhớ đến người Sư chị là tu sĩ kiêm chiến sĩ uy hùng của mình, cũng như mặc niệm đến nhiều anh hùng, các Tăng, Ni tiền bối đã dấn thân vì độc lập, vì đạo pháp mà nhiều người chưa biết đến. Hôm nay cũng là một buổi chiều, buổi chiều hôm nay không phải nghẹn ngào khó tả như… buổi chiều cuối cùng đó. Mà đây là một buổi chiều đau thương nhưng đầy tự hào, buổi chiều đánh dấu sự âm dương cách biệt, như khép lại những đau thương để đón chờ một ngày mai hạnh phúc, những ngày tươi mới của đất nước.

Hơn 15 năm sau, khi kháng chiến chống Pháp đã qua đi, dân tộc ta phải đối đầu với quân Mỹ tàn độc. Đó là tháng 8 năm 1961, quân Mỹ lấy cớ “diệt cỏ” ở khắp miền Nam, nhưng thực ra là xả chất “điôxin” xuống, nhằm phá rừng để tìm và tiêu diệt căn cứ cách mạng, ngăn chặn cuộc hành quân của bộ đội cùng hủy diệt hoa màu. Chất độc được rải xuống cả 10 năm trời. Cho đến năm 1971 mới kết thúc. Tổng chất thải suốt 10 năm này lên đến 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có đến 44 triệu lít điôxin (da cam). Ai ăn phải thực vật hay động vật bị nhiễm chất này đều ngộ độc, không thể nói, không thể cười và không bao giờ sinh hoạt được như những người bình thường. Họ chỉ có thể nằm bất động một chỗ với những tiếng kêu vô vọng và để lại những nỗi đau không nguôi cho gia đình và toàn xã hội.
Trước tình cảnh đó, với tấm lòng từ bi của người con Phật, Ni sư Tuệ Ánh đã vận động các Phật tử xa gần, đi khắp nơi kêu gọi quyên góp để giúp đỡ cho các nạn nhân bị chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. Như một niềm an ủi, xoa dịu cho các nạn nhân để gia đình bớt đi phần nào đau thương, mất mát. Ni sư biết rằng Phật giáo không chỉ đơn thuần là cầu nguyện bằng tha lực mà còn đi vào thực tiễn, hòa nhập vào đời để giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh, để ai cũng có thể vượt lên được số phận của mình. Qua bao gian nguy, thăng trầm thì Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc dù thời chiến hay thời bình.

Chiến tranh đã đi qua, Nam – Bắc cũng về chung một mối. Thế nhưng hậu quả mà chiến tranh để lại cho xã hội là một đống đổ nát tàn khốc. Đặc biệt là những nạn nhân chất độc màu da cam, hay những gia đình có người thân tử trận ngoài chiến trường. Một buổi sớm thanh bình, Ni sư Tuệ Ánh bước đi thong dong trong vườn thiền của chùa, giờ đây đã xuất hiện bãi cỏ xanh, hoa vàng nơi Thánh tích Đức Kiều Đàm Di Mẫu. Ni sư nhớ đến người Sư chị nữ hùng năm đó, nhớ cái ngày đồng bào ăn mừng Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hay những năm Mỹ rải đầy chất điôxin tàn phá miền Nam thân yêu. Nhìn lên bầu trời trong xanh của hòa bình. Sư nhớ ơn những anh hùng, những Tăng, Ni, Phật tử đã dấn thân vì dân tộc, vì đạo pháp mà quên mình, sẵn sàng hy sinh vì đại cuộc.

Sư bước thong dong trên con đường thiền nhẹ nhàng, thầm cảm ơn những người đã hy sinh ấy, đặc biệt là Sư chị Tuệ Thanh, trước giây phút cảm niệm ấy, Sư đã thì thầm bài thơ của mình thay lời muốn nói:

Ta sinh ra từ thời loạn, chiến tranh
Em và chị cùng lòng thành hướng Phật
Nhưng đất nước ngoài kia còn tất bật
Ta “cởi cà sa, khoác chiến bào”
Ngày chị đi ta chẳng nói với nhau
Lời cảm ơn từ những ngày thơ ấu
Em rất sợ, nơi chiến trường tranh đấu
Bao người đi, vẫn đâu thấy trở về.
Thời chị đi, năm tháng dài lê thê
Em tin rằng, ngày trở về nhanh lắm
Và thế rồi trong màu cờ đỏ thắm
Chị ra đi, chỉ còn nắm tro tàn
Cùng tấm gương sống mãi với thời gian
Cho dân tộc và nặng mang đạo pháp
Người ở lại lòng đau như bão táp
Nối kiên cường xây đạo pháp thịnh hưng.
Ta thấy gì, những người có bàn chân
Nhưng suốt đời chỉ nằm rưng rưng khóc
Đó là người bị nhiễm nhầm chất độc
Ta phải thương, phải đùm bọc cho người.
Để cuộc đời thêm phần đẹp, xinh tươi
Bên kia anh hùng – sẽ mỉm cười hạnh phúc.

Huệ Giác (ĐSHĐ-119)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!