Cố Ni trưởng Huỳnh Liên và những đóng góp cho di sản văn hóa

Tịnh xá Ngọc Phương: 498/1 Lê Quang Định, Phường 1, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Như một vì sao còn sáng mãi vào nữa cuối TK XX, Ni trưởng Huỳnh Liên có thể nói là một gương mặt nữ giới tiêu biểu của PG nói chung và Ni giới khất sĩ nói riêng trong phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc và tự do tôn giáo. Tinh thần và hoạt động yêu nước của Ni trưởng đã tạo nên tiếng vang lớn qua các phong trào: “đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và quyền dân sinh, dân chủ của Phật giáo, của sinh viên, học sinh Sài Gòn – Gia Định (1963)”, “Phụ nữ đòi quyền sống”, “Xuống tóc vì hòa bình”, “Đọc báo nói cho đồng bào tôi nghe”, “Ngày ký giả ăn mày”.1

Bước qua trang sử tranh đấu, Ni trưởng nắm giữ nhiều chức vụ từ trong xã hội 2 đến Giáo hội3. Dầu vậy, Người vẫn lèo lái Ni chúng vững vàng trong suốt 44 năm và làm rạng danh con thuyền “Giáo hội Liên Hoa”. Công lao của Ni trưởng tính đến nay không biết bao bút mực ghi tả. Song, chúng ta vẫn không quên được sự đóng góp của người trên phương diện văn hóa. Nổi bật giữa 2.000 bài thơ và hàng ngàn bản văn xuôi, “Đóa Sen Thiêng ra đời năm 2012 được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập “Tập thơ chuyển Đạo vào Đời được viết theo nhiều thể loại thơ nhất”4. Với một số lượng lớn các tác phẩm, trước tác, dịch phẩm thi ca… có thể nói Ni trưởng đã đóng góp không nhỏ cho dòng văn học, văn hóa Phật giáo được nở rộ vào nữa cuối thế kỷ XX. Bên cạnh đó, những công trình chùa chiền trãi dài từ Nam ra Bắc cũng đã ghi dấu sự có mặt của Ni trưởng trên phương diện văn hóa vật thể. Bằng tất cả đạo tâm và nhiệt huyết đó, cuộc đời của Người đã dệt nên tiền đề cho một trang sử Ni giới khất sĩ vững mạnh trong lòng dân tộc và đạo pháp. Tất cả những điều đó không đâu thể hiện rõ và chính xác bằng bảo tháp của Cố Ni trưởng – nơi tôn trí nhục thân và ghi dấu lịch sử, tâm nguyện và tư tưởng cao đẹp của Người. Chính vì vậy, ngày nay bảo tháp của “Đệ nhất – Trưởng Ni giới hệ phái Khất sĩ” cũng được xem là một di sản vật thể vô cùng quý giá, một chứng minh lẫm liệt, sống động về cuộc đời của một nữ anh hùng, một nữ tu sĩ, một bậc Danh ni đại tài xuất thân từ mãnh đất Mỹ Tho.

Lần theo ghi nhận lịch sử để tìm đến Tổ đình Ngọc Phương, tọa lạc tại số 498/1 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh – nơi đã từng chịu sự giám sát chìm nổi và kẽm gai phong tỏa suốt những năm 1970 – 1975 5. Đây không chỉ là Tổ đình của Ni giới Hệ phái Khất sĩ, mà còn là trụ sở Trung ương của hơn 300 ngôi Tịnh xá từ Nam ra Bắc. Sau những năm tháng cháy hết mình trong ngọn lửa truyền bá chánh pháp, ngôi bảo tháp của Người được Ni chúng phụng lập vào năm 1988 và tôn trí bên phải góc sân Tịnh xá với lối kiến trúc cổ kính trang nghiêm cạnh vườn Lâm-tỳ-ni thanh tịnh.

Bức phù điêu hình của Ni giới Hệ phái Khất sĩ.

Không giống như các bảo tháp của chư Ni Bắc truyền được xây dạng bít, bảo tháp của cố Ni trưởng được tôn trí theo mô hình rỗng, thoáng đãng như ‘đài/các’ thờ các thánh tượng. Đường lên bảo tháp được dẫn lối bằng hai cầu thang nhỏ. Xung quanh khuôn viên tháp được bao bọc bởi những tường thành vuông vức với 12 cột trụ gắn 12 biểu tượng búp sen trắng. Khung sườn chính của tháp được xây bằng 4 trụ đá tròn, lớn với 3 khung thành lan can nối kín, chỉ chừa một lối đi vào hướng mặt tiền của tháp. Phía ngoài thành lan can này đều chia thành các khung nhỏ và được đắp thêm các họa tiết hoa sen dạng triện. Thay vì nhiều nơi thường thờ di ảnh và bài vị chư Tôn túc trong bảo tháp, điểm đặc biệt ở ngôi bảo tháp này là bảo tượng về chân dung Cố Ni trưởng được chạm đúc bằng đá trắng non nước. Khuôn mặt hiền từ, điềm đạm, an nhiên tĩnh tọa như bức chân dung của Người thời còn trẻ. Ở dưới chân tượng là bệ thờ tròn, lớn, chắc chắn, được làm bằng đá khối. Phía sau chân tháp cũng như sau lưng tôn tượng của Cố Ni trưởng là bờ tường nhà Tăng, được chạm một bức phù điêu hình của Ni giới Hệ phái Khất sĩ đang dõi bước theo những dấu chân và con đường truyền trì mạng mạch Phật pháp của Cố Ni trưởng. Trên bức phù điêu cũng được lợp mái cùng tông màu với mái tháp. Nhìn chung, tông màu của tháp chủ yếu là đá trắng, mái xanh rêu và xen kẻ một vài hoa văn màu xanh da trời quanh các khung tường lan can và kèo mái.

Hơn thế, biểu ngữ trước tháp được treo bằng tấm liễn thuần Việt, có tiêu đề: “BẢO THÁP, ĐỆ NHẤT NI TRƯỞNG THÍCH NỮ HUỲNH LIÊN – TRƯỞNG NI GIỚI HỆ PHÁI KHẤT SĨ”. Điều này đã cho thấy tinh thần yêu chuộng văn hóa Việt của Ni chúng Ngọc Phương khi tưởng niệm đến bậc Thầy cao cả của mình. Đó cũng là một nghĩa cử, một hành vi đẹp góp phần gìn giữ, tôn vinh văn hóa chữ Việt. Tất cả những mô tả sơ khai trên đều thuộc phạm vi tầng tháp thứ nhất. Nhìn từ trần tháp tầng 1 đến vòm nóc tầng 7 đều bịt kín, không thông trong lòng tháp. Khác với sự thông thoáng ở tầng 1, thì 6 tầng còn lại cách nhau bằng những vành mái. Mỗi tầng 4 mái cân xứng, trang trọng, cổ kính. Tầng trệt, mái lớn nhất để phần hiên thêm rộng, che chắn nắng mưa. Góc mái được làm cong uốn ngược như mái chùa Việt Nam và trang trí bằng các hoa văn tinh tế. Diềm mái đặc trưng hơn với kiểu liên kết ngói âm với nhau, có khả năng thoát nước, chống thấm. Hệ thống mái đỡ có dần, xà bẩy, kẻ đỡ, tất cả đều được làm bằng xi măng… Nhìn chung, hệ thống mái ngói không chỉ cân bằng, hài hòa với kiến trúc phong thủy của tháp mà còn mang đậm tính truyền thống văn hóa Á Đông. Bên cạnh đó, 6 tầng bên trên đều lộ 4 chân tường nhỏ, che kín 4 vách, không trổ cửa cuốn tò vò nằm trong 4 mặt chữ nhật và có kích thước nhỏ dần đến đỉnh tháp. Phần đỉnh có hình tượng ngọn đuốc, đặt trên búp sen, màu trắng. Sự kết hợp hai biểu tượng này vừa biểu trưng cho ngọn đèn trí tuệ soi sáng chân lý; vừa gợi ra phẩm chất cao đẹp, thanh khiết của hoa sen như lời đức Tổ sư răn dạy: “Đời sống của hoa sen, lá sen, quả sen thật là từ bi và trí huệ, sống trong khoảng không trung bao quát mà không thiếu phần lợi ích cho cả chúng sanh phía dưới. Thế sao chúng ta lại chẳng noi gương theo, tuy cái sống không mùi vị mà được lắm sự thanh cao, ý nghĩa quý báu”6. Cũng xuất phát từ thông điệp “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó, nên khuôn viên tháp cũng như khuôn viên Tổ đình có rất nhiều biểu tượng hoa sen được gắn trên các trụ đá, tường thành…

Đặc biệt, trước bảo tháp có tấm bia lớn ghi về cuộc đời và đạo nghiệp cố Ni trưởng với nội dung:

“Tâm niệm Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên (1923 – 1987).
Ni trưởng Thích nữ Huỳnh Liên, thế danh Nguyễn Thị Trữ, sinh ngày 10 – 3 – Quý Hợi (1923) tại Phú Mỹ – Mỹ Tho. Năm 24 tuổi xuất gia và thọ giới cụ túc với Tôn Sư Minh Đăng Quang.

Hạnh Nguyện

Bát làm ruột, y làm da
Hạnh ta bà giáo hóa cơ duyên
Trời làm màn, đất làm chiếu
Đời khất sĩ pháp luân thường chuyển
Tinh thần thông cảm khắp trần gian

Ni trưởng – Trưởng hệ phái khất sĩ ni giới, nguyện làm chiếc thuyền chở chuyên phái nữ. Bát nhã tải đạo khắp nam trung, dựng trên 72 ngôi tịnh xá đạo tràng. Tịnh xá Ngọc Phương làm trung ương, độ hàng ngàn Ni chúng xuất gia. Dịch kinh Hán ngữ thẳng ra các thể thơ Việt văn. Tứ chúng đệ tử thấm nhuần nguồn pháp nhũ. Ni trưởng là nhà thơ uyên thâm:

“Vội vã nghiêng mình nâng diệu pháp
Xăng văng ngữa mặt chuyên thần quang”

Ni trưởng còn là nhà yêu nước:

“Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn đạo pháp, cho tình quê hương”
Trước giờ thị tịch, Ni trưởng dạy chúng:
“Ngày đã cận cần tu gấp rút
Giới giữ sao trong sạch như xưa
Định huệ không thiếu không thừa
Lợi ích dẫn chúng đúng vừa khả năng”

Ni trưởng viên tịch ngày 19 – 3 – Đinh Mão (1987). Tháp bia hoàn thành ngày 02 – 01 – 1988, Ni giới Hệ phái khất sĩ VN đồng phụng lập.

Những thông tin lưu trữ trên bia ký này dù không đầy đủ về hành trạng và đóng góp của Người nhưng nó là một cơ sở đáng giá để hậu học có thể nắm bắt được tông chỉ và đạo hạnh của bậc Tôn ni khả kính. Để lưu lại bóng dáng thanh thoát của Cố Ni Trưởng, trước tấm bia có một hồ nhỏ hình cung được chư Ni tịnh xá trồng sen trong đó như tô điểm thêm hương sắc vào bức tranh Liên Hoa mà Người đã dâng trọn cuộc đời cho dân tộc và đạo pháp. Tìm về những cổ vật, di sản của Cố Ni trưởng vì thế cũng là tìm lại vết son, những giá trị đạo đức của một nhân vật lịch sử, một bức chân dung nữ giới khí phách. Con người ấy, cuộc đời ấy không những đẹp mà còn rất xứng đáng để trở thành “Công dân xuất sắc của thế giới Cực Lạc”, là người con ưu tú của “Giáo hội Liên Hoa”, và nói gần hơn là đệ tử ưu tú của Đức Phật A Di Đà.7

Như Nguyệt
Diễn đọc: Cát Nhã Liên



  1. NS. TS. Thích nữ Như Nguyệt, “Nữ giới phật giáo Nam Bộ – Những chặng đường tiếp biến, giao thoa và phát triển”.
  2. Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I và khóa II; đại biểu Quốc hội khóa VI; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Ủy viên ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  4. Ni trưởng Tịnh Nghiêm, NS. Tuyết Liên (đồng chủ biên), “Ni giới Việt Nam – Ni giới Tiền Giang – Tiếp bước tiền nhân, phát huy chánh pháp”, Nxb. Tổng hợp, TP. HCM, 2019, tr. 56.
  5. “Kỷ yếu Ni trưởng Thích Nữ Huỳnh Liên”, NXB. TP. HCM, 1994.
  6. Tổ sư Minh Đăng Quang, “Chơn lý, bài Trên mặt nước”, Nxb. Tôn giáo, 2009, tr. 491.
  7. Tác giả: Ni trưởng Khiêm Liên. Đăng: 27/04/2017 trên trang Ni giới khất sĩ.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC