Giá trị lịch sử “Lá tâm thư” của Hòa thượng Thích Tuệ Tạng (1889- 1959)

Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào đòi cải cách xã hội và chính trị diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Và đồng thời là sự suy yếu của ý thức hệ Nho giáo trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây. Trước tình hình đó, Phật giáo không thể bàng quan, đứng ngoài và thờ ơ với tất cả. Như lời phát biểu của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khi dự lễ trùng tu chùa Kim Tiên ở Cai Lậy, năm 1922: “Tu chùa là cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Cái nạn lớn nhất là làm mất nước, là đem thân làm nô lệ cho ngoại bang. Chúng sinh hiện nay đang rên xiết đau khổ vì bị ngoại bang bóc lột, khinh miệt, người chân tu phải ra tay cứu cái nạn lớn đó. Giữa lúc nước, đồng bào bị đọa đày mà đóng cửa chùa lo tụng kinh, gõ mõ là đi ngược lại tôn chỉ nhà Phật”1.

Để hòa nhập cùng trào lưu mới, Phật giáo đã có sự thay đổi về đường lối và hình thức truyền đạo. Nói cách khác, Phật giáo cần phải chấn hưng, vì chấn hưng là gắn liền với thay đổi và cải cách. Do vậy, phong trào chấn hưng Phật giáo được ra đời và phát triển khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Nói rõ hơn, tinh thần Phật giáo là tinh thần khoa học, tự lập và tự cường. Tinh thần đó cho phép duy trì những giá trị cũ và tiếp thu những giá trị mới một cách có chọn lọc và phê phán. Nên bước đầu, phong trào đã thu được một số kết quả thật đáng khích lệ. Điều này cho thấy, tinh thần cầu tiến, tinh thần báo đáp tứ ân, hoặc tiềm ẩn, hoặc bộc lộ rõ nét, luôn nuôi dưỡng phong trào.

Có thể nói, bất cứ một hiện tượng xã hội nào xuất hiện đều không phải tình cờ hay ngẫu nghiên. Theo đạo Phật, tất cả đều xuất phát từ tâm con người. Nếu nhân tâm suy đồi thì bầu không khí của xã hội cũng theo đó mà khó thở và kéo dài cho đến ngày phải tan vỡ. Bản thân Phật giáo Việt Nam giai đoạn này cũng không thoát khỏi tình trạng trên. Và phong trào chấn hưng Phật giáo đã phát khởi để đưa Phật giáo Việt Nam thoát khỏi thực trạng bế tắc. Tuy nhiên, dù phong trào đã diễn ra gần 20 năm, trên cả ba miền của đất nước, nhưng diện mạo Phật giáo Việt Nam vẫn không thay đổi được nhiều như kỳ vọng của chư vị tiền bối hữu công. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này đã được Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, vị Thượng Thủ đầu tiên của Giáo hội Tăng già Phật giáo Việt Nam, nêu ra trong “Lá tâm thư” (được soạn thảo và ấn hành năm 1953).

Nguyên nhân thứ nhất: Phật giáo Việt Nam chưa hình thành được phương thức hoạt động như một tổ chức giáo hội. Khi phong trào chấn hưng Phật giáo được khởi xướng ở miền Nam, sau đó lan tỏa ra miền Trung và miền Bắc, lần lượt có khá nhiều Hội Phật giáo ra đời, song song là những tạp chí, tờ báo Phật giáo và các trường Phật học xuất hiện. Buổi đầu, các Hội này đã gây được tiếng vang và thu hút được sự đồng tình, hưởng ứng từ nhiều phía và quan trọng nhất, phong trào đã thực hiện được việc thống nhất lực lượng Phật giáo từng miền. Tiếp theo, Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời (1951) đánh dấu thời điểm lịch sử đầy ý nghĩa của Phật giáo Việt Nam: Về cơ bản đã tập hợp được lực lượng Phật giáo ở cả ba miền. Nhưng điều đáng nói, hình thức hoạt động của Tổng hội vẫn theo thể thức hiệp hội. Trong phần mở đầu “Lá tâm thư”, Hòa thượng đã nhắc đến điều này, sau đó Ngài nêu ra nhận định: “Hãy tạm nói một điểm ấy cũng đủ làm chướng ngại cho sự thống nhất Phật giáo, đoàn kết Tăng Ni, thiện tín về một mối cho đủ sức phụng sự Phật pháp, để chống chế âm mưu phá hoại đã thi thố từ hơn thế kỷ nay”. Và Ngài cho rằng Giáo hội phải thoát ra được hình thức hoạt động hiệp hội như đương thời là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng ngôi nhà chung Phật giáo. Có như thế, Giáo hội mới có thể thực hiện hợp nhất viên mãn.


Bên cạnh đó là một vấn đề khá quan trọng đã ảnh hưởng đến phong trào trong buổi đầu: xu hướng lợi dụng và muốn chuyển mục đích hoạt động của phong trào sang lĩnh vực chính trị từ một số thế lực đương thời. Đây cũng là một khó khăn lớn đã ngăn cản sự phát triển của phong trào. Việc thống nhất lực lượng Phật giáo trên phạm vi miền và cả nước là hết sức cần thiết cho phong trào chấn hưng. Và đó cũng là điều mà chính quyền thuộc địa không mong muốn. Vì thế, họ tìm mọi cách để cản trở. Đồng thời, qua phong trào, họ muốn khiến cho quần chúng xa rời chính trị, xa rời cách mạng. Trong khi đó, những lực lượng tiến bộ đương thời lại muốn nhân phong trào này tạo một lực đối kháng với chính quyền thuộc địa. Khi Tổng hội ra đời, xu hướng này dường như vẫn tiềm ẩn và chưa được giải quyết triệt để. Về vấn đề này, Hòa thượng cũng nêu rõ quan điểm của Ngài: “Đã là tín đồ, không ai nỡ hay không dám nói ra lời vô đạo không theo giới luật và giáo pháp của đức Giáo chủ mình được; cho đến người không phải là cơ quan hành chính, không phải là cơ quan đại diện Giáo hội, không biết gì là thể thức giới luật lễ giáo của tôn giáo đạo Phật, đều không có phép nhúng tay vào công việc nội bộ tôn giáo, mặc dầu Giáo hội nào cũng phải đặt dưới quyền kiểm soát kín đáo của chính phủ nước mình…; có được đủ thể thức tôn giáo như vậy mới chiêu hồi đạo đức về với Phật giáo được”. Đây là nguyên nhân thứ hai và cũng là điểm không thể thiếu trong quá trình thực hiện sự thống nhất về đường lối.

Nguyên nhân thứ ba được Hòa thượng nêu ra là: “Về phương diện tinh thần tín ngưỡng, nào tư tưởng hỗn loạn, nào tín ngưỡng phức tạp vì bất phân tà chính, chân ngụy, nào giới luật sơ khoáng, nào đạo đức luân vong vì tư trào xô đẩy”. Lời phát biểu trên không phải là không có cơ sở. Đơn cử là việc dịch kinh. Mỗi Hội đều có một số thành viên phụ trách phần phiên dịch kinh điển. Thế nhưng, tư tưởng dịch thuật mỗi Hội mỗi khác. Điều đó cho chúng ta thấy rằng: Sự bất đồng trong ý tưởng, định kiến giữa các Hội là điều không tránh khỏi. Và đáng lo ngại hơn, bản thân các Phật tử, khi tiếp xúc với nhiều bản kinh dịch khác nhau như thế, họ không khỏi bị rối rắm. Thêm vào là sự rối ren của thời cuộc, sự bất ổn về tư tưởng, sự pha tạp nhiều yếu tố mê tín dị đoan chưa được giải quyết triệt để trong hàng ngũ tu sĩ Phật giáo, sự nghiệp đào tạo lớp Tăng trẻ bị gián đoạn…, dễ dàng tạo ra những khó khăn lớn cho phong trào chấn hưng. Nhất là trong việc kêu gọi nhân tâm, phục hồi nền đạo đức đang suy đồi và đem lại hạnh phúc cho con người, mà theo nhận định của một số trí sĩ tiến bộ đương thời, chỉ có Phật giáo mới có thể làm được. Nội dung điểm thứ ba này chính là Hòa thượng muốn nêu lên tính cần thiết của việc đồng nhất tư tưởng.


Ôn cũ để biết mới, thật sự không có gì là vọng cổ hay hoài cổ. Vì thế, ngay phần mở đầu bức thư, Hòa thượng đã không ngần ngại nhắc lại những điều trên. Đồng thời, qua đó, ngài muốn nêu lên quan điểm cá nhân về vấn đề hợp nhất. Theo Ngài, để ngôi nhà chung Phật giáo được vững bền, mọi Phật sự đều viên mãn, trước tiên Giáo hội phải thoát ra được phương thức hoạt động trong phạm vi hiệp hội, thống nhất về đường lối và đồng nhất về tư tưởng. Từ đó, Ngài nêu ra những vấn đề cấp bách tiếp theo mà Phật giáo Việt Nam cần phải thực hiện. Trước tiên là vấn đề nhân sự.

Theo Hòa thượng, người được đề cử lĩnh sứ mệnh của Giáo hội phải là người: “có đủ đức tính trọng yếu về đạo đức, học vấn mới có giầu nhận xét ‘suy cổ nghiệm kim’ mà châm chước cơ mưu trong mọi công việc, …, lại phải có khí phách trầm tiềm cương quyết để giải quyết mọi sự khó khăn trong việc biến cựu canh tân, …, phải coi danh lợi như mây bọt, coi Phật pháp như roi vọt đe dọa, thúc giục, …, chỉ một niềm thiết tha đặt chí nguyện vọng tham cứu đạo trên hết. Có đủ những đức tính năng lực ấy mới gây được uy tín, mới nhận được sức ủng hộ mạnh mẽ”. Mẫu người lãnh đạo mà Hòa thượng nêu ra khiến chúng ta không khỏi suy tư và nghĩ về những bậc tiền nhân: những nhà chính trị kiêm triết gia thời Lý-Trần.

Việc phục hồi nguyên trạng lịch sử thời Lý-Trần là điều không thể và phi lịch sử, nhưng không vì thế mà chúng ta phủ định sạch trơn những giá trị lịch sử to lớn của các Giáo hội trước. Đó cũng là điều phi lịch sử. Phi lịch sử vì chính những tổ chức Giáo hội Tăng già trước đây đã để lại những bài học lịch sử quý giá mà hậu nhân chúng ta phải suy ngẫm, nghiên cứu để tiếp thu một cách có sáng tạo những gì có thể tiếp thu. Nếu phủ nhận tất cả những giá trị lịch sử ấy, những bài học có tính thời sự cao, chẳng khác nào chúng ta đã phủ nhận lịch sử. Với tinh thần ấy, Hòa thượng đã mạnh dạn kêu gọi “vãn hồi lại nền văn minh đạo đức cổ truyền của dân tộc mà tổ tiên chúng ta đã để lại làm quốc hồn, quốc túy”. Và phương thức thực hiện như Ngài gợi mở chính là: “đối nội là thực hiện Lục hòa, đối ngoại là thực hiện Từ bi phương tiện làm lợi ích chung cho xã hội”. Phương thức này, về lý thuyết, có vẻ như không có gì là mới mẻ, nhưng thực chất, Hòa thượng đã đưa vào đó những điểm mới rất đáng trân trọng.

Giới hòa đồng tu có nghĩa là đồng y giới luật của Phật chế ra mà tu tập; không được thọ giới pháp của tà giáo, ngoại đạo. Cạnh những điều cơ bản, Hòa thượng đã bàn rộng thêm: “Tăng Ni phải cùng nhau giữ giới luật tinh nghiêm để làm tiêu biểu cho nhân quần tín ngưỡng Phật pháp. Như vậy, kẻ bán Tăng bán tục, buôn Phật bán Pháp đều là phạm giới, bất cứ một ai đã là Phật tử đều có quyền đôi ba lần can gián, nếu không nghe sẽ bị pháp luật của Giáo hội khai trừ”. Có thể hiểu, Giáo hội cần có hệ thống quy chế rõ ràng để góp phần trang nghiêm Tăng đoàn và Giáo hội. Những quy chế ấy phải được thiết lập dựa trên nền tảng giới luật, và được xem là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống hoạt động của Giáo hội đương thời cũng như sau này.

Thân hòa đồng trụ có thể hiểu đơn giản là: Mọi người cùng ở chung nhau trong một giới hạn để nhắc nhở nhau về học hành, giúp đỡ nhau về mọi phương diện: vật chất, tinh thần và không được chia rẽ. Thêm vào đó, Hòa thượng đã gợi mở: “Đến các bậc Thượng, Trung tọa thực hiện thân hòa đồng trụ như cùng nhau chung lưng đấu cật vào gánh vác chống đỡ lấy vận mệnh Phật pháp, che chở cứu giúp nhân quần, ngõ hầu đem công đức báo tứ trọng ân, độ tam đồ khổ để làm nên sự nghiệp xuất gia. Như thế thì chẳng thân hòa đồng trụ với chư Tăng cũng như đồng trụ vậy”. Như vậy, phạm vi thực hiện tinh thần đồng trụ đã được mở rộng. Có thể hiểu, sự mở rộng này không phải tạo điều kiện cho sự phóng túng, buông lung và xa rời Tăng đoàn. Ngược lại, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các thành viên hoạt động đúng theo đường lối chung và thích ứng với thời cuộc.

Giới hòa đồng tu, Thân hòa đồng trụ là nền tảng vững chắc để thực hiện Khẩu hòa vô tránh. Nhưng muốn Khẩu hòa vô tránh tuyệt đối thì phải Ý hòa đồng duyệt. Nói đến Ý hòa, Hòa thượng không quên nhắc nhở: “… trước nhất mỗi người phải từ bỏ ý thức câu chấp thiên kiến, cả đến pháp lý, nguyên tắc và văn tự hay danh từ; chỉ cần suy xét, nhận định làm sao cho công việc hợp tình-lý, hợp cơ duyên, có lợi chung, không hại chung là được rồi”. Lời của Hòa thượng khiến chúng ta không khỏi nhớ đến hình ảnh con người thời hoàng kim của lịch sử Phật giáo Việt Nam, những con người mà muôn đời sau, khi nhớ đến, luôn cảm thấy tự hào. Hay như trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có dạy: “Bác học ái đạo, kỳ đạo nan hội, thủ chí phụng đạo, kỳ đạo thậm đại” (nghĩa là: Chỉ học rộng và yêu thích đạo thôi thì khó hiểu đạo, còn kiên trì ý chí, thực hành đạo ấy [trong toàn bộ cuộc sống của mình] thì sẽ thấy đạo ấy lớn lao vô cùng). Để thực hiện được như thế, không còn cách nào khác là “mỗi người đều phải bỏ ý thức câu chấp thiên kiến, cả đến pháp lý, nguyên tắc và văn tự hay danh từ”, và “vì do ý hòa mà thống nhất được ý chí lực lượng của cả một đại đoàn thể, sẽ làm nên đại sự nhân duyên trong Phật pháp”. Ý hòa đồng duyệt cũng chính là đồng nhất về tư tưởng.


Kiến hòa đồng giải được Hòa thượng đề cập như một vấn đề cơ bản để xây dựng khối đoàn kết trong Giáo hội. Với cách luận bàn vấn đề một cách rộng rãi, Hòa thượng đã gợi mở phương cách để Giáo hội dung hòa được mọi đối tượng, cho dù họ có những kiến giải bất đồng. Tôn trọng, ôn hòa và xây dựng lẫn nhau là những phương châm thích hợp trong giai đoạn này để Giáo hội có thể khắc phục tình trạng phân hóa trong Phật giáo do bất đồng quan điểm hay đường lối, qua đó, giúp Giáo hội tập hợp được lực lượng Phật giáo, góp phần nhanh chóng thiết lập tổ chức hợp nhất hoàn toàn cả về ý chí và phương thức hoạt động.
Phân định tài sản rạch ròi nhằm tránh sự tranh cãi, thành lập ngân quỹ làm huyết mạch lưu thông cho Giáo hội đương thời, là những vấn đề chính mà Hòa thượng muốn nói đến qua phần Lợi hòa đồng quân. Và đây cũng là một gợi ý của Hòa thượng nhằm kiện toàn tổ chức, tạo thuận duyên cho hoạt động của Giáo hội trong hoàn cảnh dân còn nghèo, đất nước còn nhiều khó khăn.

Nhìn chung, qua phần bàn luận của Hòa thượng về vấn đề thực hiện Lục hòa nhằm mục đích đối nội, đã cung cấp cho chúng ta những bài học thực tế để xây dựng ngôi nhà chung Phật giáo như sau:

Giới luật luôn giữ vị trí hàng đầu đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giới luật luôn giữ vai trò là giềng mối, khuôn phép, và góp phần thanh tịnh Tăng đoàn. Đồng thời, nó đương nhiên là một bộ phận thiết yếu không thể thiếu trong thiết chế tổ chức của Giáo hội.
Tùy thời mà khai mở và sử dụng những tính năng hữu hiệu của giới luật để thu hút nhân lực. Nhân đó, hướng dẫn mọi người đi đúng đường hướng mà Giáo hội đặt ra với phương cách không gò bó, hết sức cởi mở.

Để tạo ra đại sự nhân duyên cho việc củng cố ngôi nhà chung Phật giáo, trước tiên, các thành viên trong Giáo hội phải thực hiện cho được việc “phá chấp, phá ngã”. Trên cơ sở đó, sự đồng nhất tư tưởng chắc chắn thành tựu.

Tránh xung đột và phân hóa trong nội bộ, không cách nào tốt hơn là thái độ ứng xử ôn hòa, tôn trọng và trên tinh thần xây dựng lẫn nhau. Quy nhân tâm về một mối, và tập hợp được lực lượng mọi nơi, mọi lúc.

Lợi đạo phải ích đời, bằng ngược lại, Giáo hội chỉ biết làm lợi cho riêng mình, thì chẳng bao lâu Giáo hội ấy sẽ tan rã vì không còn chỗ đứng trong đời.

Vấn đề thứ hai, Hòa thượng nêu ra trong bức tâm thư là việc thực hiện mục đích Từ bi phương tiện đối với xã hội qua ba hành động: Truyền bá văn hóa, tổ chức giáo dục và cứu tế xã hội.

Điều cốt lõi của việc truyền bá văn hóa Phật giáo là không ngừng nâng cao trình độ Phật học của Tăng sĩ và tín đồ. Có thể nói, trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam đã có những thay đổi lớn. Số lượng thanh niên, trí thức trẻ tiếp thu văn minh phương Tây, ngày một tăng. Khoa học đã có những bước tiến vượt bực nhưng đồng thời lại là sự suy đồi về đạo đức. Thêm vào đó, sự nghiệp giáo dục Phật giáo đương thời thường xuyên bị gián đoạn. Nhưng không vì thế mà mọi người mất niềm tin hoàn toàn vào Phật giáo. “Chấn hưng Phật giáo để thúc đẩy sự tiến bộ của người Việt Nam về mặt trí thức và đạo đức”2, là quan điểm của tờ báo Viên Âm, hội Phật giáo Trung Kỳ do bác sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám làm chủ nhiệm. Tờ báo này còn khẳng định: “Vì sự tiến hóa của trí thức người xứ ta về mặt luận lý, vì khoa học tuy có đánh đổ mê tín, nhưng tự mình không có năng lực đem lại hạnh phúc cho nhân loại, vì phải có một đạo lý vững vàng để làm cho khoa học thức tỉnh, và đào tạo đức tính cho loài người”. Nói cách khác, tờ Viên Âm đã khẳng định rõ lập trường của họ về vị thế của Phật giáo trong xã hội đương thời: Đạo Phật là cần thiết để hỗ trợ, bổ sung cho khoa học, mang lại hạnh phúc đích thực cho con người. Cùng chung quan điểm ấy, Hòa thượng đã phát biểu như sau: “Huống hồ món ăn nuôi sống tinh thần đạo đức của dân tộc là ở văn hóa Phật giáo, chúng ta bâng mắt nhìn ra thế giới, thấy phần lớn người đời thường hăm hở tiến hóa về trí thức, thoái hóa về đạo đức. Có ai chối cãi rằng không phải trí thức sản xuất ra khoa học và không phải khoa học sản xuất ra công cụ tối tân đã tàn sát nhân loại vô cùng ác nghiệt, đã gây thảm họa tang thương cho khắp thế giới. Muốn giải quyết chiến tranh, gây dựng hòa bình cho nhân loại, quyết phải đem văn hóa Phật giáo xây đắp cho nhân loại một con đường tiến hóa đều đều về cả trí thức lẫn đạo đức”. Như vậy, muốn thực hiện rốt ráo nhiệm vụ truyền bá văn hóa Phật giáo, Giáo hội phải quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp giáo dục.


Đề cập đến lĩnh vực giáo dục, Hòa thượng muốn nhấn mạnh đến truyền thống “một ngôi chùa-một trường học”. Từ rất lâu, ngôi chùa Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp giáo dục của dân tộc. Và nhất là trong hoàn cảnh đương thời, nạn thất học tràn lan, Giáo hội lại càng không thể làm ngơ. Trước tình hình đó, Phật giáo có thể dễ dàng thực hiện xã hội hóa bằng việc dạy học. Cảm hóa lòng người bằng những bài giảng về giáo lý siêu việt của Phật Đà, để “cảm hóa cho chúng khi lớn lên mỗi người đều phải có một tâm hồn lễ, nghĩa, liêm, sỉ, làm đạo tu thân xử thế, và làm đạo phụng sự gia đình bằng tính hiếu thuận, phụng sự quốc gia, xã hội bằng tính nhân nghĩa”. Gián tiếp thực hiện mục tiêu thu hút nhân tâm quy hướng Giáo hội.

Như chúng ta đều biết, dù gặp chướng duyên gì, Hòa thượng vẫn không hề từ bỏ việc dạy học. Do ảnh hưởng của chiến tranh Pháp-Nhật trong những năm 1941-1945, trường Tăng học liên tiếp thay đổi địa điểm, nhưng Ngài vẫn kiên trì và dìu dắt Tăng sinh vừa tu học vừa sản xuất. Hay như lúc tuổi cao sức yếu, Ngài cũng không hề từ bỏ việc dạy học. Song song với việc đầu tư cho công tác giáo dục, Hòa thượng đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề cứu tế xã hội. Đây không chỉ là dịp để thực hiện xã hội hóa một phần Phật giáo, hiện thực hóa hạnh nguyện của người xuất gia, mà còn là dịp để hàng tu sĩ đền trả tứ ân.

Chúng tôi vừa trình bày những nhận định cá nhân khi được đọc “Lá tâm thư” của Hòa thượng Thích Tuệ Tạng, vị Thượng Thủ đầu tiên của Giáo hội Tăng già Phật giáo Việt Nam. Như chúng ta đều biết, Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1951, về cơ bản đã tập hợp được lực lượng Phật giáo ở cả ba miền, đồng thời giải quyết được một số vấn đề có tính cấp thiết mà hoàn cảnh đương thời đặt ra cho Giáo hội. Phật tử nhân đó tìm được đường đi chân chính cho mình. Không dừng lại đó, Tổng hội còn là chiếc cầu nối thông thương Phật giáo quốc nội và Phật giáo thế giới (tổ chức Thế giới Phật giáo liên hữu). Thế nhưng, chỉ sau một năm nhận ngôi Thượng Thủ Giáo hội Tăng già PGVN, 1953, Hòa thượng lại cho ấn hành bức tâm thư với những lời lẽ thật thống thiết. Từ hành động này của Ngài, chúng tôi nhận thức được rằng:

Thống nhất Giáo hội cả về tư tưởng, đường lối, phương thức hoạt động và tổ chức, luôn là vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự. Vì thế, quý ngài lãnh đạo Giáo hội và chư tiền bối hữu công luôn luôn kêu gọi sự thống nhất. Theo thiển ý của chúng tôi, vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Phật hóa xã hội là việc làm vô cùng ý nghĩa mà Giáo hội cần phải thực hiện trong mọi thời điểm và hiện nay lại càng trở nên cấp thiết. Vì hiện nay, con người đang bị xâu xé bởi những mâu thuẫn. Con người hiện đại là con người hưởng thụ và cuộc sống tâm linh của họ ngày càng trống rỗng, bất định. Họ biết nhiều và nhanh chóng đến nỗi không còn thời gian để kịp chọn lựa và tiêu hóa những thông tin dồn dập đến với họ. Và Phật giáo với những bản chất đặc biệt (tôn vinh con người; giúp con người sống hạnh phúc; hoàn thiện nhân cách và có cống hiến tối đa cho xã hội) có thể giúp con người tự giải quyết những mâu thuẫn. Như lời nhận định chắc chắn của Hòa thượng trong bức thư: “…món ăn nuôi sống tinh thần đạo đức của dân tộc là ở văn hóa Phật giáo”.

Xã hội ngày nay vẫn không ngừng thay đổi và phát triển đến chóng mặt. Con người ngày càng bị dồn đuổi đến nỗi bị biến thành nô lệ của hưởng thụ, tự biến cuộc đời thành vô nghĩa. Do đó, công cuộc chấn hưng Phật giáo không thể chỉ diễn ra một lần trong lịch sử và trở thành chuyện quá khứ, mà phải được thực hiện thường xuyên.


Khi được nhìn lại những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và củng cố ngôi nhà Giáo hội của chư tôn đức tiền bối, chúng tôi thật sự cảm phục. Đáng tiếc, kẻ hậu bối chúng tôi không có được cơ hội mục kích những hành trạng của quý ngài. Nhưng không vì thế chúng tôi dễ dàng chối bỏ những thành quả to lớn mà quý ngài đã dành lại cho muôn đời sau:

Những bài học vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Quảng Thảo (ĐSHĐ-007)


1 Trích từ quyển Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, xuất bản năm 1994, trang 116.
2 Tạp chí Viên Âm, số 14, cơ quan ngôn luận của hội Phật giáo Trung kỳ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việt Nam Phật giáo sử luận, tập III – Nguyễn Lang, NXB Văn Học, Hà Nội, 2000.
2. Lược sử Phật giáo Việt Nam – Thích Minh Tuệ, Thành Hội PG TPHCM, 1993.
3. Việt Nam Phật giáo sử lược – Mật Thể, NXB Thuận Hóa, 1996.
4. Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX, tập 1 – Thích Đồng Bổn chủ biên, NXB TP.HCM, 1995.
5. 25 năm phong trào chấn hưng Phật giáo (sách cũ).
6. Hồi ký thành lập hội Phật giáo Việt Nam – HT.Trí Hải, NXB Tôn giáo, 2004.
7. Tăng già Việt Nam – Trí Quang, Hội Việt Nam Phật giáo, nhà in Đuốc tuệ, 1952.
8. Tạp chí Duy tâm Phật học, tập 1,2,3 (số 1- 43) – Lưỡng Xuyên Phật học hội Trà Vinh, 1935-1941.
9. Lịch sử Phật giáo Việt Nam – Minh Chi, Hà Văn Tấn, Nguyễn Tài Thư, Viện Triết học-Ủy ban KHXH Việt Nam, NXB KHXH Hà Nội, 1988.
10. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – khu di tích Nguyễn Sinh Sắc xuất bản năm 1994.
11. Một số tài liệu do ban tổ chức hội thảo cung cấp.
12. Tạp chí Đuốc tuệ, Viên âm, Từ bi âm.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!