“Góc nhìn nhập thế trong nghi lễ Phật giáo Việt Nam”

1. Khả năng nhập thế của Nghi lễ Phật giáo

Hơn 25 thế kỷ đạo Phật có mặt trong đời sống nhân loại và cũng hơn 2000 năm gắn bó với con người, dân tộc Việt Nam, đến nay có thể nói: “Nghi lễ là đội quân tiên phong trong việc đưa người vào Đạo1”. Việc mở rộng các hình thức, quan điểm về một nền Phật giáo nhân sinh đã thúc đẩy phát triển đồng thời các loại hình nghi lễ Phật giáo. Nhờ vậy mà hơn 2000 năm qua, Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ ngừng tụng kinh, gõ mõ.

Xét về sự phát triển hình thức, tính đến nay tại Việt Nam đã có rất nhiều loại hình nghi lễ. Trong đó tập trung ở hai mảng chính là cầu an và cầu siêu. Đây cũng là cơ sở nền tảng để nghi lễ Phật giáo phân bổ ra nhiều hạng mục nhỏ, thích ứng với mục đích hành lễ của tín đồ cư gia Phật tử. Còn được gọi là nghi lễ mang tính đại chúng. Chỉ riêng với loại hình cầu an, ngày nay đã xuất hiện rất nhiều hình thức. Ngoài việc trực tiếp nhờ các Thầy, các Sư gia tâm cầu nguyện cho tín đồ có được sức khỏe, phước báo, trường thọ… thì ngày nay cùng với ý nghĩa đó, bộ phận nghi lễ đã dẫn tín đồ vào những góc nhìn chi tiết, cận kề với cuộc sống hơn. Chẳng hạn như các lễ thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật, hằng thuận, chúc thọ, tân gia… Tất cả sự vay mượn những hình thức này đều nhằm mục đích bày tỏ tâm nguyện chí thành của quần chúng. Đồng thời, cũng mượn đó mà Phật giáo đã đẩy ý thức con người lên một tầm cao hơn, vượt ra khỏi những tín điều mụ mị, mơ hồ về nhân sinh và kiếp sống. Cụ thể như việc tổ chức lễ sinh nhật cho người thân – vốn là một nét văn hóa phương Tây và rất ít phổ biến trong đời sống Việt Nam thời phong kiến, bao cấp. Thế nhưng, từ khi đời sống văn hóa và dân trí được nâng cao, nghi lễ này được Phật hóa thành một nét riêng của người con Phật. Thông qua đó, việc sinh nhật không chỉ để chúc tụng bình an, sức khỏe đến đối tượng chính trong buổi lễ mà hơn hết Phật giáo hướng dẫn cho người được sinh nhật nhớ đến ngày cha mẹ sinh mình. Từ đó, nuôi dưỡng lòng hiếu kính và tri ân sâu sắc đến phụ mẫu sinh thành. Cũng từ đó, đạo Hiếu được chuyển tải một cách linh hoạt mà vẫn lay động được tâm khảm của tín đồ Phật tử. Ngay cả hằng thuận cũng thế, nó cũng là cách thức để giới thiệu về đức kham nhẫn trong đời sống hôn nhân gia đình… Cứ như thế, mỗi loại hình nghi lễ xuất hiện trong ý nghĩa cầu an đều dần được nới rộng ra, chạm đến được đời sống tâm linh, tình cảm của đồ chúng.


Tương tự như thế, mô hình nghi lễ cầu siêu cũng được mở rộng với nhiều hình thức phong phú: từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến quy mô, từ văn xuôi đến thi kệ, từ phúng tụng đến nhạc lễ… Ngoài những nghi thức, lễ cúng cầu siêu bình thường được cử hành tại các bổn tự, tư gia như cúng kỵ ông bà, cha mẹ, tổ tiên, ma chay,… thì các đại lễ tưởng niệm, cầu siêu bạt độ cho anh hùng chiến sĩ vị quốc vong thân, các nạn nhân qua đời vì tai nạn giao thông, vì thiên tai, vì đại dịch… đều được đón nhận với tất cả tâm tình của người con Phật. Nhất là trong thời buổi Covid-19 như hiện nay thì nghi lễ siêu độ hương linh lại càng là một nhu cầu lớn của cộng đồng và cư gia Phật tử. Với sự phát triển như vũ bão của mạng lưới công nghệ truyền thông, các nghi lễ phần lớn được tổ chức trực tiếp, trực tuyến trên hệ thống truyền hình như để kịp thời an ủi và xoa dịu nỗi đau của những nạn nhân và thân nhân bị nhiễm, mất vì Covid-19.

Nếu nói đến phần thiết trí nghi lễ theo truyền thống dân gian thì lại càng phức tạp hơn. Vì thực tế, có nơi cẩn thận dọn lễ ở trên các bàn cao rộng lớn vì nghĩ rằng như thế mới trọng vọng, chí thành; có khi lại dọn hẳn dưới đất vì nghĩ rằng người khuất mặt khi còn sống rất đơn giản; lắm lúc cũng lại nói bày dọn dưới thấp là để dành cho những thương binh, chiến sĩ không với tới mâm cổ cao đầy. Rồi rất rất nhiều nơi dọn đủ cả ba phần thượng trung hạ, vì cho rằng dân làng hồi xưa có thứ có bậc nên bày biện cho phải phép với các địa chủ, phú hộ, thương gia, công chức và tôi tớ… Nhưng rồi tất cả đều chỉ là phong tục, là tập quán, là lễ nghi. Phật giáo không chối từ tập tục nhưng lồng ghép vào tập tục để thực hiện sứ mạng cảm hóa nhân quần, xã hội.

Tất nhiên, cung cách thực hành, âm điệu, ngôn ngữ sẽ còn phụ thuộc rất lớn vào tập tục và đặc trưng của từng địa phương, vùng miền cụ thể. Chẳng hạn như miền Bắc thì có pha chút âm điệu của tuồng chèo, ca trù; miền Trung mang lẫn âm hưởng của Nhã nhạc cung đình, miền Tây Nam bộ cũng hòa âm cùng Đờn ca tài tử… Điều này cho thấy, nghi lễ qua sự biểu hiện của nhạc lễ cũng được xem như một nghệ thuật diễn đạt đời sống tâm linh. Vì thế, khá dễ hình dung vì sao âm thanh dìu dặt của lời kinh, tiếng kệ lại có một sức mạnh lớn trong việc lắng dịu tâm hồn, xoa tan cuồng vọng.

Ngang qua các hình thức biểu hiện lòng tôn kính trong sạch đối với Tam bảo cho thấy nghi lễ là một món ăn tinh thần cần thiết của tín đồ, đáng được khuyến khích, coi trọng vì căn bản những hành động ấy hướng tới việc nuôi dưỡng thiện tâm, vun bồi đức hạnh và xa lìa ác pháp. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều thành phần cho rằng nghi lễ là điều không cần thiết. Trong nhận thức của họ, Phật tại tâm, ngoài tâm không có Phật. Nói khác, tu tập cốt chuyển hóa tâm chứ không quan trọng điều chỉnh thân. Nhận thức này quả là một lỗ hổng lớn, lệch lạc trong nhận thức giáo lý. Bởi lẽ lý và sự là hai mặt của một vấn đề. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào nội dung mà bỏ quên hình thức thì nội dung đó không thể lan tỏa sâu xa cho nhiều đối tượng. Việc chú trọng hướng nội, điều chỉnh tự tâm dẫu là việc đáng làm, nhưng nếu xét về nghĩa rộng thì ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh đều là nghi lễ cả.


Thứ nữa, sự phong phú trong các loại hình nghi lễ đã tạo nên một nét đặc trưng về nghệ thuật hóa triết lý. Với số lượng quần chúng bình dân đông đảo, việc tiếp nhận các giáo lý cao sâu của đạo Phật như duyên khởi, vô ngã, tánh Không… là điều rất khó để thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như lan tỏa được giá trị, tri thức của đạo Phật. Thế nhưng, nghi lễ đã góp phần rất lớn để thực hiện chức năng này, nhờ vào việc chuyển tải những tâm tư, tình cảm của con người thông qua những vần điệu kinh kệ đầy triết lý về cuộc sống. Trước những mất mát của sinh tử, kinh kệ đã chuyển tải đến sự vô thường tạm bợ để thức tỉnh cho người còn lại. Trước những thành tựu về công danh sự nghiệp, những thông điệp về phước báo lại càng được nêu cao trong các nghi lễ chúc phúc, cầu nguyện. Lâu dần, con người tự mình nhận ra các đạo lý và tự vươn mình tìm đến một tầm nhận thức cao hơn trong việc tu học và tìm cầu giác ngộ, giải thoát. Chính vì thế, đạo Phật chưa từng tách rời cuộc sống, chưa từng tách rời khỏi các nhu cầu đem lại lợi lạc thiện lành cho nhân sinh. Nếu đạo Phật tách rời và quên lãng nhu cầu nương tựa của tín đồ thì có chăng đó là đạo chết.

Đứng trên góc độ nhập thế, phải nói rằng, không có sự kiện gì thu hút sự quan tâm của quần chúng, tín đồ nhiều bằng nghi lễ hay lễ hội Phật giáo. Đơn giản vì cầu nguyện là phương pháp tốt nhất khi những bất an xảy đến mà con người không có phương án giải quyết nào tốt hơn, tiện nghi hơn trong việc cân bằng và điểu chỉnh tâm lý, tình cảm. Có khi, nghi lễ lại là phương án giải quyết nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn những bài thuyết pháp đầy triết lý. Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống như: Tết Rằm tháng giêng, lễ Phật đản, lễ vía Phật, Bồ-tát, Tổ sư, lễ Vu lan, … đều chi phối mạnh mẽ đến các sinh hoạt tinh thần, văn hóa của cộng đồng. Từ đó, các mối quan hệ thầy trò, đời – đạo, hay các nhà tu hành với các nhà lãnh đạo quần chúng được thiết lập chặt chẽ để chuyển hóa họ bỏ ác làm lành, sống đời đạo đức.

Ngoài việc trang nghiêm thân tâm và trang nghiêm đạo tràng, nghi lễ đã tạo ra một không khí lễ nghĩa, Phật giáo ngày càng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt, điều lành một cách tự nhiên. Nhờ đó, Nghi lễ Phật giáo có hoạt dụng rất lớn so với các tôn giáo bạn. Tuy nhiên, nghi lễ phải được thực hành đúng mức, đúng bối cảnh. Bằng không sẽ biến đạo Phật thành một loại tín ngưỡng thuần túy.

2. Những mặt trái và hướng điều chỉnh

Bên cạnh nhập thế tích cực, nghi lễ Phật giáo ngày nay vẫn còn tồn đọng nhiều mặt trái cần được điều chỉnh và khắc phục. Trong đó, việc nhìn nhận nghi lễ có vai trò thứ yếu so với hệ thống giáo dục, tu tập, thiền định đã được bàn luận nhiều hơn trong giới học Phật ngày nay. Thế nhưng, thực tế, lĩnh vực này chiếm khá nhiều thời gian tu học của giới tu sĩ. Thậm chí, nó có vai trò rất lớn trong các sinh hoạt Phật sự, đôi khi còn là hoạt động chính của một ngôi tự viện, một tịnh thất, niệm Phật đường. Chính vì thế, những hạn chế của nghi lễ đều được nhìn trên hai phương diện:

a. Đối với những bậc Thầy thực hiện nghi lễ

Khá nhiều Tăng Ni chỉ tập trung vào âm điệu, kỹ xảo về hình thức chứ không còn hướng nhiều về bản chất hộ đạo, ích đời của một đạo Phật nhập thế. Rõ ràng, phần lớn các âm điệu và cung cách thực hành nghi lễ chỉ làm thỏa mãn nhu cầu cảm xúc và mong muốn của tín đồ. Tình trạng này về lâu sẽ làm cho đạo Phật giậm chân tại chỗ mà không phát triển sâu hơn về góc độ chuyển tải đạo lý. Mặt khác, thành phần nhập thế của Phật giáo bây giờ quá non trẻ, không đủ nhận thức và trình độ để chuyển tải hết nội hàm mà đạo Phật hướng đến. Khi không đủ kiến thức chuyên môn và tầm hiểu biết, nghi lễ rất dễ bị lệch hướng, dẫn đến hạ thấp giá trị của nghi lễ nói riêng và đạo Phật nói chung. Vô tình, chúng ta làm việc công không, tuyên truyền nghi lễ dị giáo, mặt khác lại pha loãng phẩm chất tốt đẹp của nhà Phật. Do vậy, khi triển khai tinh thần nhập thế, tinh thần phương tiện, Phật Tổ thường đặt ra đối tượng nào được nhập thế? Quan điểm ‘vào đời’ ra sao? Chẳng hạn như quan điểm nhập thế của HT. Thích Trí Quang: “Có xuất thế mới nhập thế được2. Tự tại vô nhiễm như hoa sen trong bùn3”. Tinh thần đó không phải là sự sáng tạo riêng mà được lấy từ tinh thần của Bồ tát Duy Ma Cật: “Tuy chấp hành các nghi lễ, tập tục ngoại đạo, nhưng không hề xa rời ý hướng Phật pháp4”.

Đó là chưa kể đến ngôn ngữ được sử dụng trong Nghi lễ. Bởi lẽ, các nghi lễ của Phật giáo Việt Nam phần lớn sử dụng âm Hán Việt. Điều này khiến cho mức độ am hiểu của hàng cư sĩ tại gia bị hạn chế. Khi nội dung chuyển tải không hiểu được thì có chăng nghi lễ đó chỉ làm bùi tai, mẫn lòng chứ không thể thức tỉnh cho tín đồ thực hành và nếm được hương vị giải thoát thực sự của đạo.

Ở đây, tiêu cực dễ nhận thấy nhất là nghi lễ bị biến thành phương tiện kiếm sống. Trong khi “Đức Phật có can đảm công kích tôn giáo phổ thông, mê tín, nghi lễ và các thầy tu vụ lợi, cùng những quyền lợi dính dấp đến chúng… Ngài kêu gọi đến luân lý, lý trí và kinh nghiệm; Ngài nhấn mạnh vào luân lý và Pháp môn của Ngài thuộc về tâm lý giải phẫu5”. Thế nhưng thực tế lại cho thấy, việc trả lễ của tín đồ ban đầu dần trở thành những trách nhiệm bắt buộc phải có trong một nghi lễ ngày nay. Con đường vô sản và mục đích hóa đạo bấy giờ lại quay trở về tìm lấy những thứ mình từng ra chứ không còn hướng đến chia sẻ khổ đau, hạnh phúc cho quần chúng. Dần dần văn hóa cúng dường tạ lễ cũng bị mai một trở thành một sự trao đổi lợi nhuận qua lời kinh, tiếng kệ. Thậm chí, có nhiều nơi biến mình thành thầy cúng hành nghề với giá cả, điều kiện cụ thể tùy theo mức độ lớn nhỏ của từng buổi lễ. Nguồn lợi kinh tế đi trước chủ trương hóa đạo dẫu rằng nhìn ở một góc độ nào đó những kinh sư này cũng góp một phần nhỏ trong việc hướng dẫn tín đồ đến với đạo. Song, họ quên một điều rất lớn: “Đạo Phật không xem đức hạnh và việc thiện như là một sự buôn bán đổi chác cho một hạnh phúc tương lai nào. Vì đã là một sự buôn bán thời không xứng với giá trị của đức hạnh6”.

Điều đáng bàn luận nữa là các bậc Thầy không còn quan tâm nhiều đến việc thực hành nghi lễ có đúng chánh pháp hay không mà phần lớn nó đáp ứng nhu cầu của từng tín đồ, từng đoàn thể. Làn sóng kinh tế giữa các nhà Sư và tín đồ là khách hàng đã làm cho giáo lý bị bỏ ngõ. Khi “Khách hàng là thượng đế” thì giá trị của nhà Sư bị hạ thấp, thậm chí giá trị của nghi lễ cũng trở nên rẻ mạt, chẳng khác gì một loại tín ngưỡng dân gian thấp kém. Bởi lẽ Thầy tu đã trở thành một người chuyên lạy lục van xin, hành nghề kiếm sống chứ không còn tinh chuyên giới luật hay nghiên cứu học hành kinh luận. Điều này khiến cho đạo Phật dần bị đồng hóa trong các tín ngưỡng mù mờ, mê tín; trở ngại cho tiến trình tâm linh thay vì am hiểu, thực nghiệm các giá trị giáo lý. Tiêu chuẩn của nghi lễ không chân chính, bậc Thầy thực hiện lễ nghi không vững chãi, không đủ trình độ thì dễ dàng biến chùa thành cơ sở hoạt động mê tín dị đoan. Do vậy, nó không chỉ lệch về phương diện nghi lễ mà còn lệch về mục đích tu hành của các nhà sư.


Thứ nữa, việc tuân thủ các nghi thức, nghi lễ vô nghĩa và lãng phí được lập ra không dựa trên các giá trị đạo đức hay luân lý 7là điều đáng bị chỉ trích trong đời sống tu học của các tu sĩ. Nghĩa là, “một khi vai trò tiên phong đã không đi đúng pháp, không hướng người theo chánh pháp thì chỉ dẫn người vào ma đạo mà thôi.8”Đó cũng là lí do mà trong những niên đại gần đây, các bậc Tôn túc Trưởng lão đều có những di huấn tổ chức nghi lễ đơn giản nhất sau khi viên tịch. Điều này đã chạm đến được tầm nhìn của giới trí thức.

(Còn tiếp)

TN. Như Hạnh (ĐSHĐ- Xuân Giáp Thìn)


  1. Thích Trung Hậu – Thích Hải Ấn, “Chư Tôn Thiền Đức & Cư Sĩ Hữu Công Phật giáo Thuận Hóa – Tập 2”, NXB. Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2011, tr. 421.
  2. Thích Trí Quang, “Tinh thần Vạn Hạnh”, Vạn Hạnh – Tạp chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo dân tộc, số 1-3 năm 1965, tr. 9.
  3. Trích từ bài giảng của TT. Thích Chơn Minh – giáo thọ bộ môn: “Phật giáo Ấn Độ – Lịch sử và Học thuyết”, hệ Thạc sĩ, khóa IV, 2021.
  4. Tuệ Sỹ, “Huyền Thoại Duy-Ma-Cật, III. Vận Dụng Phương Tiện”, NXB. Phương Đông TP. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 70.
  5. Thích Minh Châu, “Đức Phật nhà đại giáo dục”, NXB. Tôn giáo Hà Nội, 2005, tr. 125.
  6. Sđd, tr. 230.
  7. Koperasi Buddhisme Malaysia Berhad – Người dịch: Thích Nữ Nguyên Tịnh, “Hướng dẫn về một tang lễ Phật giáo đúng đắn”, NXB. Dân Trí, 2020, tr. 40.
  8. Thích Thiện Siêu, “Thức biến, Vài Nhận Xét Về Nghi Lễ Phật giáo”, NXB. Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 293.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC