Góc nhìn Phật giáo về vấn nạn rượu bia

I. Dẫn nhập

Là một tôn giáo luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, Phật giáo chưa bao giờ bày tỏ sự tách biệt khỏi tế bào của xã hội. Hai mươi sáu thế kỷ có mặt và tồn tại giữa nhân loại, cho đến ngày nay Phật giáo vẫn không ngừng cống hiến và hòa mình bên những câu chuyện của cộng đồng. Giá trị của đạo Phật nhìn từ xa vốn là giá trị của những sự hàn gắn, kết nối và chung tay xây dựng chơn – thiện – mỹ cho nhiều cá nhân, đoàn thể trên khắp toàn cầu.
Bên cạnh những tiến bộ được cập nhật liên tục trong quá trình hội nhập và phát triển, đạo đức xã hội cũng bộc lộ không ít những tồn đọng như để thách thức sự quan tâm của nhiều tôn giáo mà Phật giáo cũng không ngoại lệ. Tiếp cận những vấn nạn được đặt ra cho nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hôn nhân gia đình, an sinh xã hội… Phật giáo tùy nhân duyên, quốc độ mà tỏ rõ sự ứng thế độ nhân kịp thời, kịp thế.

Trong vô số những vấn nạn đã có phần tìm lại vị thế cân bằng, “Góc nhìn Phật giáo về vấn nạn rượu bia” là một vấn đề cần thiết; đã, đang và sẽ được quan tâm trong đời sống cộng đồng nói chung và tín đồ Phật tử nói riêng. Thông qua đó, có thể thấy được sự dấn thân của đạo Phật đối với nhân sinh, đồng thời ghi nhận những giá trị, những giải pháp thiết thực nhất mà tôn giáo này đã lan tỏa trong suốt gần 26 thế kỷ.

II. Nội dung

1. Bản chất rượu bia và nhận thức người tiêu dùng

Bỏ qua tính am hiểu khoa học về nhu cầu ăn uống thì bia rượu là thức uống chưa bao giờ lỗi thời của người dân Việt Nam trong phần lớn các buổi yến tiệc, lễ nghi cũng như đình đám… Xét về nguồn gốc: “Rượu, bia đều là những đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp các loại nguyên liệu chủ yếu. Trong đó, thành phần chế rượu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm còn bia thì chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoablon), nước1. Như vậy xét về bản chất, bia rượu không phải là thứ gì đó đầy tội lỗi. Tuy nhiên, thông qua nhận thức cũng như động thái tiêu dùng sai lầm của người dân mà bia rượu đã chính thức có mặt trong bảng cấm liên quan đến nhiều công việc, ngành nghề khác.

Theo ghi nhận từ cổng thông tin điện tử Chính phủ, Luật số 44/2019/QH14 – “Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia” chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/20202 . Điều 5 của Luật này quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong việc phòng, chống tác hại do rượu bia gây ra. Trong đó, cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được đề cập đầu tiên. Song, với nhiều luồng thông tin đa chiều, con người còn sớm nhận ra được những góc khuất của truyền thông hay kẽ hở pháp luật trong quảng cáo đồ uống có cồn; thậm chí việc cung ứng các mặt thức uống này với giá rẻ đã khiến cho sức mua tăng dần… Tất cả hình thức này đều làm cho nguy cơ lạm dụng rượu, bia tăng vọt không chỉ tại Việt Nam mà còn cả thế giới.

“Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỉ lệ người uống rượu bia cao và gia tăng ở cả nam giới và nữ giới3”. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2021, “nước ta đứng thứ hai khu vực Đông – Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới về tiêu thụ rượu, bia. Ước tính mỗi năm, chi phí tiêu thụ rượu bia của cả nước khoảng 3,4 tỷ USD4”. Nhìn từ phản ứng của số đông người tiêu dùng, rượu bia là người bạn không thể thiếu trong các cuộc vui, là thứ để giải quyết những vấn đề bí lối. Nhưng đôi khi những chủ thuyết được đưa ra bởi người nghiện bia rượu lại trở nên mâu thuẫn vì một mặt họ than vãn “Mượn rượu giải sầu, sầu thêm nặng” nhưng mặt khác lại chế nhạo “Nam vô tửu như kỳ vô phong” (đàn ông không có rượu như cờ không gặp gió). Đây là một sự né tránh tiêu cực. Cũng có thể, từ những “lực dẫn” đại diện này mà các quan điểm cổ xúy, ca ngợi; thậm chí lên án rượu bia đều trở thành biện pháp đối chứng, biện minh cho các ‘mọt bia’, ‘sâu rượu’. Với những người thích thú thì rượu bia phương thuốc thần diệu để tiêu sầu. Thậm chí, văn chương trào phúng còn nhiều lần bộc bạch thú vui tao nhã, thú chếnh choáng hơi men của những kẻ tao nhân, mặc khách; của những bậc hiền nhân quân tử bằng giọng điệu:


“Tửu trung bất ngữ chơn quân tử
Tài thượng phân minh đại trượng phu5.”

Tất cả những vần điệu thi vị khác thường đó không ngoài dấu hiệu bào chữa, sáng tạo nghệ thuật bông đùa, kêu gọi sự đồng minh của những bạn nhậu, kể cả thiên nhiên, đất trời. Nhưng họ quên mất rằng, chí khí đĩnh đạc của con người chưa bao giờ được lấy ra đo lường bằng cái đô/ tửu lượng. Thực tế, người uống rượu bia quá độ sẽ bủn rủn, say khướt, không biết lối về; còn gây ra nhiều tệ nạn khác. Hậu quả do bia rượu để lại đã khiến cho không ít lời than vãn, lên án được đăng đàn, nhất là thân nhân và giới phụ nữ. Tất nhiên, đâu đó họ vẫn thừa nhận những yếu tố cần thiết về sự có mặt của rượu trong đời sống đồng loại. Nhưng một khi những tổn thất về thể xác và tinh thần đi xa quá mức cho phép thì rượu bia trong mắt của những bà mẹ, những đứa con… cũng chẳng khác kẻ thù không đội trời chung. Khổ nỗi, người không uống thì bị chọc ghẹo như đàn bà, xem như không có đẳng cấp và thấp kém. Nhiều người vì tự ái nên đã chứng minh tửu lượng rượu bia của mình trước lời thách thức của giới rượu chè.

Đã vậy, người có thói quen dùng bia rượu thường biện bạch và gán cho nó một cái mác rất đẹp là “văn hóa uống rượu/ bia” để bảo vệ quyền lợi nghiện ngập rượu bia của mình. Điều này vừa cho thấy việc lạm dụng từ ngữ quá đà, vừa phản ánh trình độ dân trí khi phát ngôn những mỹ từ dường như lộng lẫy cho “văn hóa” nhưng thực ra lại nghịch nghĩa. Bởi lẽ, không có một loại văn hóa nào lại khiến cho đời sống con người trở nên tiêu cực, u mê và thậm chí có trường hợp phải trả giá bằng cả mạng sống sau những cơn nát bia rượu. Thực tế, việc sử dụng hai thức uống này đã làm xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực trong văn hóa ứng xử với bản thân, gia đình và xã hội.

Nhìn ở góc độ giao thông, luật học, xã hội học, y học, triết học… phần lớn bia rượu không được quảng bá như một thức uống lành mạnh. Sự dè dặt đó không đến từ bản thân bia rượu mà đến từ người lạm dụng nó. Nói như vậy không có nghĩa, bia rượu hoàn toàn tiêu cực. Song, nếu không có mục đích hướng đến việc chữa trị bệnh tật hoặc không làm chủ được bản thân trong quá trình sử dụng thì nó chỉ được xem như “chất dẫn cuồng”. Có chăng chỉ sử dụng chúng với một phong thái an toàn như nhiều người ở các quốc gia phương Tây vẫn uống nhưng họ uống với nồng độ thấp phải nhằm bảo vệ sức khỏe trước thời tiết giá lạnh.

Nhiều luận điệu cho rằng: say mà ngủ, không gây hấn, không tạo lỗi luật pháp hay dân sự thì không có gì là tệ nạn. Nhưng họ cũng quên rằng họ phải trả một cái giá rất đắt đối với sức khỏe thể chất của họ. Đáng tiếc, ở Việt Nam đã biện hộ để được uống lại còn sử dụng rượu bia nguyên chất có nồng độ cao. Nếu cho rằng, chỉ có rượu bia mới đem lại niềm vui cho cánh đàn ông/ người nghiện rượu thì quan điểm này cần được đính chính lại. Bởi vì nhiều người trên thế giới, thậm chí giới tu sĩ không uống rượu, vẫn chưa tìm thấy báo cáo hay dấu hiệu nào cho thấy thiếu bia rượu họ sẽ rất buồn. Vậy nên, phải có đủ chánh kiến để thay đổi và sửa chữa quan điểm “Nam vô tửu như kỳ vô phong” thành “Nam vô tửu như kỳ hữu phong” (đàn ông không rượu thì hiên ngang như cờ trước gió).

2. Tác hại của rượu bia

Dựa trên những tác hại bia rượu đã và đang gây ra trong đời sống xã hội, có thể nói đây là vũ khí, là chất độc tàn hại con người trên nhiều phương diện. Trong đó, trước hết và trực tiếp là đối với bản thân những sử dụng bao gồm về cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm trí. Theo nghiên cứu khoa học, y học phương Đông cũng như phương Tây, bia rượu đã để lại nhiều dấu hiệu tàn phá nội tạng đáng báo động. Về mặt vật lý, nó làm suy giảm chức năng thanh lọc, điều tiết của nhiều bộ phận. Đặc biệt, người sử dụng nhiều sẽ có nguy cơ dẫn đến các loại ung thư như gan, đại trực tràng, khoang miệng, dạ dày, vú, cổ tử cung… và nhiều biến chứng xuống cấp của sức khỏe.

Hơn nữa, rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam. Theo Bộ Công an trong 6 tháng đầu năm 2021, trên cả nước xảy ra hơn 6.300 vụ tai nạn giao thông,… tỉ lệ tai nạn do uống bia rượu chiếm đến 70 – 90%6”. Điều này đã khiến nạn nhân và gia đình phải tốn một khoản ngân phí khá lớn để chữa trị thương tật. Trong đó, “Chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm khoảng 1% tổng thu nhập quốc dân GDP… Tỉ lệ uống rượu, bia trong vị thành niên và thanh niên khoảng 80% đối với nam và 36% đối với nữ.7” Những con số biết nói này đang lên án rượu bia vì mang lại nhiều hệ lụy người cho con người. Nó cũng đồng ý để nói rằng: Mọi tai nạn nếu có thì chỉ cho mình, đừng để lại hậu quả cho người khác vì đó là sự bất công. Điều này đủ hiểu lý do tại sao Đức Phật nhắc khéo thiện nam tử có bốn cửa xuất làm phung phí, tiêu tán hết tài sản, trong đó có đam mê rượu chè8.

Đối với những thiệt hại về tinh thần, rượu bia khiến con người ta u mê và dễ sa đà vào bóng tối. Những ẩu đả, cáu giận, quăng thúng đụng nia… là biểu hiện thường gặp của người nghiện rượu bia. Xét về phương diện nhân văn, người uống rượu bia sẽ trở thành tội đồ, rủi ro tạo ra tội đồ cao, còn làm tăng gánh nặng cho xã hội. Có thể dẫn tới nghiện cờ bạc, cướp giật, lừa đảo, thượng cẳng chân hạ cẳng tay, lời qua tiếng lại khiến gia đình ly tán, hôn nhân đổ vỡ… Ngoài ra, nó còn tác hại lên tâm lý, hạnh phúc gia đình. Trong những nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với phụ nữ, trẻ em thì bia rượu cũng không phải là nguyên nhân ngoại lệ.

Đối với quan hệ đối ngoại, rượu bia được xem là phương tiện giao tiếp xã hội. Đặc biệt trong các hoạt động kinh doanh, liên hệ đối tác, bia rượu là thứ mồi chài để thực hiện nhiều hợp đồng béo bở. Vì họ nghĩ rằng có chút rượu, tách bia dễ ăn nói với nhau nhưng họ bỏ quên rằng văn hóa dân tộc Việt Nam luôn cho rằng: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” chứ không phải “rượu bia là đầu câu chuyện”. Hơn nữa, những dự án được ký kết với người mất khả năng kiểm soát nhận thức có nguy cơ nhận án dân sự, hình sự rất cao. Bởi lẽ, khá nhiều các hoạt động hối lộ thường xảy ra trong các cuộc nhậu. Ngoài ra, những biểu hiện nhỏ nhặt về lời ăn tiếng nói trong một tiệc rượu quá chén cũng sẽ khiến rạn nứt tình cảm cũng như các mối quan hệ ngoại giao. Mới uống thì cha con, anh em, chú cháu tử tế, sau khi mất kiểm soát thì mày tao cũng thành chuyện thường. Nếu lỡ lời có tính xúc phạm, những người nát rượu sẽ ứng xử giang hồ, thậm chí giết chết nhau. Tất cả những mô tả này đều lên án cho quan điểm “Vô tửu bất thành lễ”. Bên cạnh đó, tiệc rượu sẽ kéo thêm nhiều hệ lụy khác như ăn tươi nuốt sống, rang nướng nhiều động vật vô tội; cho đến các cuộc họp có cả vấn đề trai gái, đổ vỡ hôn nhân, hạnh phúc gia đình và con cái là người hứng chịu hậu quả do cha mẹ nghiện rượu gây ra. Từ đây cũng cho thấy, rượu bia chưa bao giờ là niềm vui thực sự đối với tự thân người nghiện cũng như thân nhân, bạn bè với họ. Chính vì thế, Luật phòng chống tác hại bia rượu cũng đã chỉ ra rượu bia cản trở 13-17 chỉ tiêu phát triển bền vững. Đồng thời, rất nhiều độc tố nguy hại, tổn thất nguồn kinh tế cá nhân, gia đình, quốc gia, toàn cầu ở nhiều phương diện khác nhau và bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt. Lịch sử cũng đã ghi nhận nhiều vua quan vì rượu mà mất nước, tan nhà nát cửa, thân bại danh liệt, thậm chí còn được gán cho nhãn mác – kẻ bệnh hoạn.


Tóm lại, với vô số những tác hại mà bia rượu đã gây ra trong đời sống nhân loại, kinh luật Phật giáo cũng chỉ rõ 36 lỗi được gây ra bởi rượu. Đơn cử như: “1. Tài sản bị mất mát. 2. Hiện tại có nhiều bệnh tật… 5. Tăng trưởng sự sân hận…. 7. Trí tuệ kém dần… 34. Thân tâm tán loạn. 35. Phóng dật, làm điều ác. 36. Thân hoại mạng chung đọa vào địa ngục lớn, thọ khổ vô cùng tận9”. Xem đó đủ thấy, không có đấng Giáo chủ nào nói tác hại rượu chi tiết kỹ lưỡng như Đức Thích Ca.

TKN. Như Hạnh (ĐSHĐ-127)


  1. https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2019/07/44.signed.pdf, truy cập ngày 22/02/2022.
  2. https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2019/07/44.signed.pdf, truy cập ngày 22/02/2022.
  3. https://gocdanhgia.net/su-dung-ruou-bia-khi-tham-gia-giao-thong-dang-gia-tang, truy cập ngày 23/02/2022.
  4. https://soha.vn/cac-muc-phat-voi-loi-uong-ruou-bia-khi-tham-gia-giao-thong-20220202194048008, truy cập ngày 23/02/2022.
  5. HT. Thích Phước Sơn, “Một Số Vấn Đề Giới Luật”, NXB. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2010, tr. 212.
  6. https://vinfastauto.com/vn_vi/hau-qua-cua-viec-uong-ruou-bia-khi-lai-xe-anh-huong-suc-khoe-kinh-te, truy cập ngày 23/02/2022.
  7. https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/dien-dan-van-hoa-ruou-bia/ruou-bia-la-nguyen-nhan-tu-vong-hang-dau-do-tai-nan-giao-thong-tai-viet-nam-636317, truy cập ngày 23/2/2022.
  8. Thích Minh Châu, “Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Lên Mà Đi”, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr. 103.
  9. Sa môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 5 – Bộ A-Hàm V – Trung A-Hàm Biệt Dịch & Kinh Tạp A-Hàm Số 1”, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc – Taiwan, 2000, tr. 399 – 400.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC