“Long Hưng cổ tự” bên lề lịch sử quê hương

Quảng Trị – Khúc ruột của quê hương Việt Nam; mảnh đất đầy đau thương với những ngày dài bom đạn. Dấu vết của Vĩ tuyến 17 – “Bến Hiền Lương”, “Sông Thạch Hãn”, “Thành cổ Quảng Trị”, “Địa đạo Vịnh Mốc”,… đến nay đã trở thành trang sử oanh liệt trong sự truyền tụng của lớp lớp người xưa. Chiến tranh đã đi qua, đau thương còn sót lại nhưng có lẽ bức tranh máu lửa đó vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm và không gian văn hóa của người dân xứ Quảng. Bên lề lịch sử đầy thăng trầm của quê hương; nhiều câu chuyện, nhiều bút tích đã làm gạch nối, chan hòa lại nhịp sống đầy thương đau của vùng quê khắc nghiệt. Một trong số đó phải kể đến ký sự chùa Long Hưng – ngôi cổ tự có bề dày lịch sử hơn 200 năm, an tọa tại thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Khoác ngoài vẻ xa lạ với các giới nghiên cứu và quan khách du lịch; song “Long Hưng bổn tự” đã, đang và không ngừng nỗ lực lưu dấu hình hài văn hóa, tâm linh truyền thống Phật giáo Việt. Tất cả đổi thay không chỉ nhìn thấy hôm nay mà nhìn thấy rất rõ trong từng bước tiến được đánh dấu qua “Ký sự” viết về ngôi cổ tự. Sự chi tiết, rõ ràng đó, xin được giữ nguyên bản để không làm phai nhạt dấu ấn Long Hưng tự trong trang sử được viết tiếp về sau:

“KÝ SỰ CHÙA LONG HƯNG”
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông.”

Trong nếp sống văn minh làng xã của Việt Nam; Đình, Chùa, Lăng, Miếu… là mảng văn hóa vật thể, có rất sớm và gắn liền với sự hình thành của làng xã. Câu nói: “Đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” có thể chứng minh cho lời suy luận trên. Ngôi chùa cổ làng Long Hưng được xây dựng từ năm nào, hiện nay dân làng chưa ai rõ. Nhưng chắc chắn mảng văn hóa vật thể này có mặt từ rất sớm với nếp sống văn minh làng xã Long Hưng. Chùa tọa lạc trên khu đất rộng 1 mẫu 2 sào ta, nhìn về hướng Tây, tựa lưng vào một vườn cây đại thụ, trải dài theo hướng Đông Bắc, Tây Nam. Dân làng thường gọi là Lum chùa (Lâm chùa). Cây cối xanh tốt quanh năm, tạo thành một vành đai bao che mưa sa bão táp cho dân làng. Trước mặt chùa có 2 mẫu 3 sào ruộng “Hương hỏa Tam bảo tự điền”, có đầm sen, vũng mạch và đường hương lộ trọng yếu ngang qua. Trước sân chùa có hai cây xoài đại thụ rợp bóng mát quanh năm. Chùa được kết cấu xây dựng bằng gỗ quý chạm trễ công phu. Chùa có 5 gian, 3 gian giữa là chánh điện thờ Phật và chư vị Bồ tát; bài trí theo kiểu tiền Phật hậu Tổ. Hai bên tả, hữu là Tăng phòng. Chùa mái cong chồng diêm 2 lớp bằng ngói liệt; trang trí tứ linh uy nghi cổ kính. Tường xây bằng gạch mộc, nền lát gạch Bát Tràng; có thành ngoài bao quanh với trụ biểu tam quan trông rất hùng tráng.

Người xưa truyền rằng:

– Vị Trụ trì đời cuối cùng vào những năm 1930 – 1935 là thầy Diệp Kỷ, thân sinh cố Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Trụ trì chùa Linh Mụ – Huế.
– Năm 1945 – 1946 chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, xem như cảnh “Vườn không nhà trống.”
– Năm 1955 – 1956, Khuôn hội Phật giáo Long Hưng ra đời, chùa được tạo dựng lại trên nền cũ, thô sơ bằng vật liệu nhẹ và khánh thành vào dịp kỷ niệm Phật thành đạo PL. 2502. Dưới sự chứng minh của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu và cố Thượng tọa Thích Đức Minh, Chánh Hội trưởng Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị.
– Tại ngôi chùa này cũng là nơi ghi dấu sự sinh hoạt GĐPT của hai vị pháp thiêu thân là Đại đức Thanh Tuệ và Đại đức Như Hải.
– Năm 1966 – 1967 chùa xây dựng thêm Tiền đường, công trình đương xây dựng dở dang thì gặp biến cố Mậu Thân (1968) nên đình hoãn.
– Năm 1990 – 1991, theo tinh thần câu đối: “Long vận thái bình nhân dân phát huy truyền thống dân tộc; Hưng xương Đạo Pháp Phật tử xiển dương giáo lý Phật Đà”, chùa tiếp tục xây dựng hoàn thiện Tiền đường, khởi công vào ngày 06/8 năm Canh Ngọ (1990) và khánh thành vào dịp Lễ Phật Thích Ca xuất gia 15/02 năm Tân Mùi (1991). Dưới sự chứng minh của cố Hòa thượng Thích Chánh Trực, Trị sự trưởng Tỉnh hội Phật giáo Quảng Trị.
– Năm 2004 – 2007 được sự phát tâm rộng rãi của chư Tăng, Ni đồng hương quê nhà và thập phương thiện tín xa gần cùng Phật tử địa phương, chùa tiến hành đại trùng tu toàn bộ. Lễ đặt đá được tổ chức trọng thể vào ngày 12/5 năm Giáp Thân (2004). Mô hình được phỏng theo chùa Từ Đàm – Huế; gồm Chánh điện, Tiền đường, nhà Tăng, nhà Đoàn Quán GĐPT, nhà bia và trụ biểu Tam quan. Đại lễ Khánh thành tổ chức vào dịp Lễ vía đức Quán Thế Âm, ngày 17 tháng 6 năm Đinh Hợi (2007). Dưới sự chứng minh của chư Tôn giáo phẩm và chư Tôn đức Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị.

Qua nhiều đợt Trùng hưng, Tôn tạo, Tái thiết, Đại trùng tu ngôi chùa Long Hưng mới có được diện mạo tôn nghiêm và tráng lệ như chúng ta hằng mong ước. Đây là Di sản Văn hóa mà ông cha chúng ta đã dày công tạo dựng, chúng ta và con cháu sau này có bổn phận duy trì, phát triển và cố công gìn giữ.

Long Hưng, ngày Vía Đức Quán Thế Âm – PL. 2561
Ngày 19 tháng 6 năm Đinh Hợi – DL. 2007
Kính ghi
TM. BAN TRÙNG TU
TRƯỞNG BAN: TÂM QUẢNG VĂN NGỌC KHUYÊN”

Lần theo những thông tin được ghi nhận từ “Ký sự”, có thể nói bản khắc này được xem như một bản tường thuật, bản khai sinh khá chi tiết; đánh dấu cảnh quan, diện tích vốn có của “Long Hưng bảo tự.” Lối mô phỏng lồng ghép hài hòa giữa chất liệu văn – thơ, giữa hiện thực với lịch sử;… đã tạo nên chất xúc tác để đẩy vai trò, vị trí của ngôi già lam có dấu ấn rõ nét hơn khi nói đến “Di sản và Văn hóa” nhà Phật. Khép mình trong mạch chảy thiêng liêng hơn hai ngàn năm có mặt của Phật giáo; “Long Hưng tự” vì thế, cũng là một thành tố góp phần dựng xây “Hồn dân tộc”, “nếp sống Tổ tông” và “phong cảnh Bụt.” Ở đó, những mô tả về kiến trúc, mỹ thuật chính là thông điệp giao lưu, kết nối giữa văn hóa dân tộc, văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa tập quán của địa phương, vùng miền.

Hơn thế, những vết xước lịch sử cắt ngang “Long Hưng Bảo tự” đã minh chứng cho bao biến đổi thăng trầm mà ngôi già lam cũng có những giai đoạn oằn mình theo vận mệnh biến thiên của dân tộc, của thời cuộc. Ngoài vai trò điểm tựa tâm linh cho muôn dân bá tánh; nơi đây còn là chiếc nôi lưu dấu gót ngọc của nhiều bậc “Tòng lâm thạch trụ”. Bên cạnh ghi nhận sự chứng minh của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, cố Thượng tọa Thích Đức Minh, cố Hòa thượng Thích Chánh Trực; Long Hưng còn đặc biệt ghi dấu một thời sinh hoạt GĐPT của Đại đức Thanh Tuệ và Đại đức Như Hải – hai vị Thánh tử đạo quyên thân trong công cuộc đấu tranh đòi độc lập cho dân tộc và tự do tôn giáo. Tấm gương bi, trí, dũng của quý Ngài đã được dựng lại qua các Giới đàn tuyển Phật gần đây.

Chư Ni hành giả an cư trong địa bàn toàn tỉnh đã vân tập tại Đạo Tràng An Cư kiết hạ của Phân Ban Ni Giới Tỉnh Quảng Trị (Chùa Long Hưng, xã Hải Phú, Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị)

Điều đáng tán thán không kém trong ký sự chính là đạo tâm của tầng lớp tín đồ Phật tử. Từ khi cổ tự chưa có sự tiếp quản của Tăng Ni, cư sĩ tại gia chưa có người dẫn Đạo; hàng thiện tín Phật tử vẫn đồng lòng kêu gọi, sách tấn việc tu tạo không ngừng. Dẫu rằng, giữa những khó khăn của quê hương, công trình tôn tạo chưa có sự đồng bộ nhưng tinh thần hộ pháp của hàng thiện tín đã đổi thành chất liệu bù đắp cho diện mạo già lam có phần tôn nghiêm hơn trong vận mạch duy trì giềng mối tâm linh, tín ngưỡng. Nếp son Di sản Văn hóa hôm nay vì thế, cũng nhờ công lao không nhỏ của Phật tử TÂM QUẢNG – VĂN NGỌC KHUYÊN. Nhờ những dòng ký sự của ông mà lịch sử “Long Hưng tự” được khắc ghi trong trang sử tạo tự của chư tiền bối, góp phần khẳng định văn hóa chùa chiền trong lòng thôn quê Việt Nam, thôn quê Quảng Trị. Tấm gương và ý thức trách nhiệm của hàng cư sĩ tại gia như thế cần được duy trì và phát huy để bóng già lam ngày một kiện toàn hơn trong dòng chảy đạo – đời vô tận. Sự hội tụ, giao thoa giữa các giá trị văn học, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật vì thế, đã không làm cho “Long Hưng cổ tự” trở nên đơn điệu, cô tịch.

Môn đồ, pháp quyến trong lễ tưởng niệm cố Ni trưởng Thích nữ Tâm Đăng.

Nối lại nguồn mạch cao quý của chư Tôn túc tiền bối, năm 2010 chùa Long Hưng lại được tiếp quản bởi Ni sư Thông Mẫn – người con Quảng Trị từng học đạo xa quê. Hơn 10 năm trôi qua, ngôi cổ tự ngày càng hiện rõ sự khang trang và bề thế; quy tụ khá nhiều Ni trẻ học Phật. Gánh trên vai trách nhiệm của Tỉnh hội giao phó, Ni sư vẫn miệt mài dấn thân phụng Phật, hướng dẫn Ni lưu và ngôi già lam cũng vinh dự trở thành tâm điểm sinh hoạt của Phân ban Ni giới. Đáp lại tinh thần khát ngưỡng giới pháp ngày một đông của hàng Ni trẻ xuất gia trên địa bàn tỉnh, “Long Hưng cổ tự” đã được chọn làm điểm “Tuyển Phật trường” cho chư Ni qua các Giới đàn: Giác Nhiên, Như Hải… Hy vọng với những dấu ấn vàng son được tạo nên từ một vùng đất khắc nghiệt, Ni chúng Long Hưng luôn vững chãi, thuận duyên; tiến đạo nghiêm thân, chánh y song vận để tiếp bước ngọn đuốc, lý tưởng của chư tiền bối đã dày công tạo dựng, vun bồi. Vai trò, sứ mạng đó cũng là điểm nhấn quan trọng để làm cho hai chữ “Long Hưng” thêm bội phần ý nghĩa và ngạt ngào hương sắc. Tợ như:

“Sen thanh lấn giữa ruộng đồng
Điểm tô cảnh Bụt, say lòng khách thơ
Long Hưng bổn tự bây giờ
Ngõ soi lối đạo, ngõ chờ Ni lưu.”

TN. Như Hạnh
Diễn đọc : SC Huệ Pháp

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC