Mạn đàm về “Trà Thiền Nhất Vị”

Buổi nói chuyện văn học lịch sử về tính cách khả ái, văn nhã, yên tĩnh, thuần khiết siêu trần thoát tục, phong độ ngời ngời, khí chất chi lan, phẩm đức cao thượng, độc nhất vô nhị… của hương trà tại Nội Mông.

Mạn đàm về lịch sử văn hóa Hinh Minh.

Sự dung hợp giữa văn hóa Trà và văn hóa Thiền đã hình thành nên câu nói: “Trà Thiền Nhất Vị”. “Trà Thiền Nhất Vị”, nghĩa là tinh thần Trà đạo có sự gần gũi tương thông với tư tưởng Thiền học. Thiền, cũng gọi là “Thiền-na”. Sau này, Ngài Cưu Ma La Thập đời Hậu Tần dịch là “Tư Duy Tu”. Huyền Trang, cao Tăng đời Đường dịch là “Tĩnh Lự”. Thiền, thông qua việc rèn luyện thiền định, tập trung ý niệm vào một nơi, nội tâm không bị thế giới bên ngoài quấy nhiễu, làm cho suy nghĩ trong suốt như nước và tinh khiết như Trà.

Tư tưởng Thiền tông có ảnh hưởng nhiều mặt đến văn hóa cổ đại Trung Quốc. Trà là một thứ cần thiết trong đời sống hàng ngày của người Trung Quốc, được mệnh danh là “Quốc ẩm” của Trung Quốc. Thế thì, Trà và Thiền bắt đầu kết duyên với nhau từ khi nào?

I. Mối liên hệ giữa Trà và Thiền

Thiền tông được sáng lập vào thời Nam Bắc Triều. Trà và Thiền gặp nhau lần đầu tiên trên đất nước Trung Quốc. Vì vậy, muốn hiểu rõ quá trình kết duyên giữa Trà và Thiền, chúng ta nên bắt đầu từ thời kỳ thành lập Thiền tông Trung Quốc.

1. Cuộc sơ ngộ Trà Thiền thời Nam Bắc triều Thời kỳ Lương Võ Đế (464-549) Nam Bắc Triều, Bồ Đề Đạt Ma1 từ Nam Thiên Trúc vượt biển đến Trung Hoa, sau đó vượt sông Dương Tử về phía Bắc, sáng lập Thiền tông Trung Quốc tại chùa Thiếu Lâm, Tung Sơn, trở thành Sơ Tổ của Thiền Tông. Theo truyền thuyết khi Tổ Đạt Ma ngồi thiền rất thích uống trà, tại Nhật Bản và Ấn Độ, thậm chí còn lưu truyền và nói rằng, trà có nguồn gốc từ sự biến đổi tầm mắt của Bồ Đề Đạt Ma.

Tương truyền, lúc Tổ Sư Đạt Ma tu hành, ngồi thiền trong một hang động trên ngọn núi phía sau chùa Thiếu Lâm, Tổ thường mệt mỏi ngủ quên. Sau khi tỉnh dậy, Tổ tự trách mình không thôi vì hành vi ngủ gật khi đang thiền tọa. Để tránh việc mình lại ngủ quên lần nữa, Tổ đã xé mí mắt của mình ném xuống đất và tiếp tục thiền định. Ngay chỗ Tổ Đạt Ma ném mí mắt, mọc lên một cây con tỏa hương thơm ngát, ngửi vào tinh thần rất sảng khoái. Sau này, mỗi lần tọa thiền gặp phải hôn trầm, Tổ liền ngắt một vài lá non trên cây nhai, thế là cơn buồn ngủ biến mất, tinh thần tràn đầy năng lượng, hưng phấn gấp bội. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đặt tên cho cây giống là Trà, và điều này đã trở thành truyền thuyết trong nguồn gốc của trà.

Tất nhiên, truyền thuyết cuối cùng vẫn chỉ là truyền thuyết. Về sự ra đời của trà, trong “Thần Nông Bản Thảo Kinh” có ghi chép: “Thần Nông nếm trăm loại thảo mộc, mỗi ngày gặp bảy mươi hai loại độc, lấy trà để giải trừ”. “Trà Kinh” do Lục Vũ2 thời nhà Đường trước tác, là một bộ sách chuyên khảo giới thiệu về trà sớm nhất, hoàn chỉnh nhất và toàn diện nhất, hiện tồn tại trên thế giới, được khen ngợi là Bách khoa toàn thư về trà. Trong “Trà Kinh”, Lục Vũ cũng nói: “Trà là thức uống có nguồn gốc từ Thần Nông”. Cách nói này cũng có bằng chứng trong văn hiến điển tịch khác, nói rõ việc sử dụng trà ở Trung Quốc đã có ít nhất bốn nghìn năm lịch sử.


Cũng có một số người cho rằng, trà có nguồn gốc từ thời nhà Đường. Lý do là: Ký tự truyền thống của chữ “trà” trước đời Đường là “trà” (có nét ngang), mãi đến thời Đường, đem chữ Trà trong “Trà Kinh” của Lục Vũ giảm bớt một nét, viết thành chữ “trà” (giảm nét ngang), mới có chữ Trà này. Nhưng đây chỉ là sự đơn giản hóa của văn tự, trên thực tế, thói quen sinh hoạt uống trà của người Trung Quốc đã tồn tại trước khi xuất hiện chữ “trà” này.
Chẳng qua là vào thời kỳ Nam Bắc Triều, khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa sáng lập Thiền tông Trung Quốc, Trà và Thiền mới tương hội một cách thú vị. Đến đời Đường, Lục Tổ Huệ Năng (638-713), Tổ thứ sáu của Thiền Tông trước thuật “Đàn Kinh”, phát dương quang đại Thiền tông, đại hưng Thiền phong, các Thiền sư khi đả tọa rất thích uống trà. Kể từ đó, trong Phật giáo đã xuất hiện nhiều hoạt động Phật sự liên quan đến trà, gọi là Trà Sự3.

Vào thời nhà Đường, có nhiều dạng Trà Sự rất phong phú trong Phật giáo. Chư Tăng dâng trà cúng Phật cúng Tổ gọi là “Điện Trà” ; trong nghi thức thăng tòa tấn sơn nhậm chức của tân trụ trì có “Điểm trà” ; chư tăng mời trà cho thí chủ gọi là “Phật Trà” ; Lễ Phật Đản trong các tự viện, lấy trà tắm gội thân Phật gọi là “Tẩy Phật Trà”, uống trà lúc tu thiền gọi là “Thiền Trà” , trà mà chư Tăng uống hàng ngày gọi là “Phổ Trà”; Tự viện dùng trà tổ chức yến tiệc, lấy trà giao lưu gọi là “Trà Yến”, cũng gọi là “Trà Hội”. Theo số lượng trà sự trong nghi lễ Phật giáo ngày càng nhiều, càng tăng, thì mối quan hệ giữa Trà và Thiền ngày càng dần dần mật thiết, việc uống trà đã trở thành một phần trong đời sống hàng ngày của các tu sĩ Phật giáo.

Hiệu Nhiên4 (Kiểu Nhiên), cao Tăng đời Đường, từng sáng tác một bài thơ ca vịnh về cảm giác uống trà. Sư nói: Uống một ngụm trà đầu tiên xua tan cơn buồn ngủ, cảm thấy tinh thần sảng khoái sáng suốt. Uống ngụm thứ hai thanh lọc tâm trí tôi, như cơn mưa rào bất chợt bay bay rửa lớp bụi trần. Sau ba tách ngộ được chân lý, hà tất phải khổ tâm phí sức phá trừ phiền não. Nào ai biết uống trà có thể đạt được Đạo, đạt được cái toàn mà chân của Đạo?

Phiên âm:

Nhất ẩm địch hôn mị, tình tư sảng lãng mãn thiên địa
Tái ẩm thanh ngã thần, hốt như phi vũ sái khinh trần
Tam ẩm tiện đắc đạo, hà tu khổ tâm phá phiền não.

Tạm dịch:

Một tách trà thơm tỉnh ngủ thôi
Tâm tư sảng khoái vượt đất trời
Tách hai thanh lọc thần, tâm trí
Bỗng tợ mưa bay tẩy bụi đi
Tách ba uống rồi liền chứng Đạo
Đâu cần khổ tâm phá phiền não .

Nguyên văn:

一飲滌昏寐,情思爽朗滿天地。
再飲清我神,忽如飛雨灑輕塵。
三飲便得道,何須苦心破煩惱。

Sở dĩ “Tách ba” có thể dẫn đến giác ngộ là bởi vì thi nhân đã nhìn ra, uống trà có thể “xua buồn ngủ”, “tâm trí thanh tịnh”, “phá trừ phiền não”, có thể ném bỏ ba độc tham lam, sân hận, si mê mà Phật giáo đề cập đến.

Theo Hiệu Nhiên, uống trà không chỉ có thể sảng khoái tinh thần mà còn có thể ngộ đạo. Hiệu Nhiên đã thích làm thơ còn thích uống trà, người đời sau không những gọi Hiệu Nhiên là “Thi Tăng” mà còn gọi là “Trà Tăng.”

Vì chư Tăng thích uống trà, nên các hoạt động Phật sự trong tự viện không thể tách rời trà, trong lễ nghi, quy tắc các tự viện đã xuất hiện rất nhiều nghi thức quy định có liên quan đến trà. “Trà đạo” lần đầu tiên xuất phát từ bộ “Bách Trượng Thanh Quy” – nghi quỹ của Thiền Tông vào thời nhà Đường

Nội Mông Cổ Thanh Như (dịch){ĐSHĐ-129}


  1. Bồ Đề Đạt Ma (5/10 âl-536): Còn gọi Bồ Đề Đạt Ma Đa La, Bồ Đề Đa La, thông xưng Đạt Ma, dịch là Giác Pháp, Đạo Pháp. Người Nam Thiên Trúc, Ấn Độ, thuộc chủng tánh Sát Đế Lợi, vốn là Vương tử thứ ba của Vua Hương Chí, Nam Thiên Trúc. Tổ là Tổ đầu tiên của Thiền Tông Trung Hoa – Phật giáo Đại Thừa và là Tổ thứ hai mươi tám của Tây Thiên (Ấn Độ). Trước tác của Tổ: “Thiếu Thất Lục Môn” quyển thượng và hạ, bao gồm sáu loại: “Tâm Kinh Tụng” , “Phá Tướng Luận”, “Nhị Chủng Nhập” , “An Tâm Pháp Môn”, “Ngộ Tánh Luận” và “Huyết Mạch Luận”. Ngoài ra còn có “Đạt Ma Hòa Thượng Tuyệt Quán Luận” , “Thích Bồ Đề Đạt Ma Vô Tâm Luận”, “Nam Thiên Trúc Bồ Đề Đạt Ma Thiền Sư Quán Môn”, v.v…, được khai quật ở Đôn Hoàng, hầu hết đều ký thác cho các thế hệ đời sau. Đệ tử của Tổ bao gồm Huệ Khả, Đạo Dục, Tăng Phó, Đàm Lâm… Tổ viên tịch năm thứ hai, Đại Đồng Lương Vũ Đế.
  2. Lục Vũ (733-804), tên Tật, tự Hồng Tiệm, Quí Tì đời Đường. Người Cánh Lăng (nay là Thiên Môn, Hồ Bắc), Phúc Châu. Chuyên gia về trà và là người sáng lập văn hóa trà thời nhà Đường. Năm đầu Thượng Nguyên (760), Lục Vũ sống ẩn dật ở Thiều Khê (nay là Hồ Châu, Chiết Giang), soạn viết ba quyển “Trà Kinh”, đều có thảo luận về đặc tính, chất lượng, nguồn gốc, cách trồng, thu hoạch, sao chế, pha nấu, dụng cụ, v.v… của trà. Quyển sách này là một bộ sách chuyên khảo về trà đầu tiên trên thế giới. Lục Vũ có bản chất khôi hài, ông giao tình thâm hậu với Thi Tăng Hiệu Nhiên và nữ thi sĩ Lý Quý Lan. Những năm cuối đời ông sống ẩn dật, sau khi mạng chung được an táng tại Cánh Lăng (có thuyết cho rằng ông được chôn cất ở Trữ Sơn, Hồ Châu).
  3. Trà Sự Trà sự có rất nhiều chủng loại, cách nói thời cổ đại có “Tam thời trà”, tức là theo thời gian ba bữa cơm chia thành Triêu hội (trà buổi sáng), Thư hội (trà buổi trưa) , và Dạ hội (trà tối); cách nói hiện nay có “Trà sự Thất sự” tức là: trà sự bình minh, trà sự rạng đông, trà sự buổi trưa, trà sự buổi tối, trà sự sau bữa cơm, trà sự chuyên đề và trà sự lâm thời.
  4. Hiệu Nhiên (Năm sinh và mất không rõ): Thi Tăng đời Đường. Họ Tạ, tự Thanh Trú, người Ngô Hưng (nay là Chiết Giang), cháu đời thứ mười của nhà Văn học, nhà Phật học, Thi nhân… Tạ Linh Vận (385-433), thời Nam triều. Thơ của Sư thanh tân tao nhã, phần lớn là những bài thơ đáp tặng, tống biệt, du ngoạn cảnh quan sơn thủy, rất nổi tiếng. “Thi Thức” của Sư là một trong những tác phẩm có giá trị lúc bấy giờ. Sư là người có trình độ sâu sắc về nhiều phương diện như Văn học, Phật học, Trà học, có thể gọi là Nhất đại tông sư.

 

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!