Mối liên hệ giữa nội xứ và ngoại xứ trong kinh Tạng Pali

“Xứ” từ Hán Việt với nghĩa thông thường người ta hiểu là nơi, chỗ, nơi ở, chỗ ở, nơi cư ngụ, một trú xứ, một nơi nào, xứ nghệ, v.v… một ý nghĩa khác cần phải biết, học, hành trong Phật giáo là 12 xứ mà Đức Phật đã chỉ dẫn, trao truyền người học Phật cần nắm rõ để tu tập.

1. Khái niệm nội xứ và ngoại xứ

“Xứ” với ý nghĩa là 12 xứ. Theo kinh điển, từ điển, các nhà nghiên cứu phân thành sáu nội xứ và sáu ngoại xứ gọi chung là sáu xứ. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) và Phật giáo Đại thừa (Māhayana), xứ (S, P. Āyatana) gồm sáu căn (nội xứ: Ajjhattāyatana) tức là sáu giác quan và lục trần (viṣaya), lục xứ, hay lục nhập, lục cảnh (ngoại xứ: bāhirāyatana) tức là sáu đối tượng của chúng gồm 1. Nhãn xứ (mắt) và 2. Sắc xứ (thấy được); 3. Nhĩ xứ (tai) và 4. Âm thanh (nghe được); 5. Tỉ (mũi) và 6. Hương; 7. Thiệt (lưỡi) và 8. Vị; 9. Thân và 10. Xúc; 11. Ý xứ hay tầm và 12. Tâm pháp gọi là xứ là “cơ sở” (āyatana) của nhận thức.

Trong Trung Bộ kinh, bài kinh Sáu Sáu (Chachakka-suttaṃ), Đức Phật dạy về sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa là: “Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: “Sáu nội xứ cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ; “Sáu ngoại xứ cần phải được biết”, do duyên gì được nói đến như vậy? Sắc xứ, thanh xứ, hương xứ, vị xứ, xúc xứ, pháp xứ1.”

Tương đương trong bản kinh Trung A-Hàm, kinh Thuyết xứ do Thích Tuệ Sỹ dịch, Thế Tôn dạy cho Tôn giả A-nan nói riêng và đại chúng nói chung như sau: “Này A-nan, ông hãy nói về xứ và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu ông nói về xứ và dạy về xứ cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh2.”

Như vậy, “xứ” là 12 xứ gồm sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Mười hai xứ này được Đức Phật nêu rõ chức năng, công dụng tác động thân tâm tu tập phạm hạnh đạt đến giải thoát.

2. Loại hình của sáu nội xứ và sáu ngoại xứ

Sáu xứ là sáu chỗ trên cơ thể cấu thành sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), khi tiếp xúc sáu trần sinh ra sáu thức thành 18 giới, là sáu yếu tố vận hành thuộc sắc căn và trần để tạo nên nội dung của thức, trong đó bao hàm ý nghĩa vô minh và khổ đau, là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nảy nở, tạo thành, ý nghĩa, công dụng sáu giác quan hay sáu nội xứ như sau:

1. Nhãn là mắt, dùng để nhìn (Nhãn xứ (cakṣur-indriyāyatana)).
2. Nhĩ là tai, dùng để nghe (Nhĩ xứ (srotra- indriyāyatana)).
3. Tỷ là mũi, dùng để ngửi (Tỷ xứ (ghrāna- indriyāyatana)).
4. Thiệt là lưỡi, dùng để nếm (Thiệt xứ (jihvā- indriyāyatana)).
5. Thân là thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh, v.v… (Thân xứ (kāya- indriyāyatana)).
6. Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt (ý xứ (mana- indriyāyatana)).

Sáu căn là công cụ của sáu thức, nguyên nhân tạo ra hành vi thiện ác. Trước khi trở thành công cụ của thức các căn này phải xúc các trần (ngoại duyên), đối tượng tiếp xúc tạo tác như mắt với sắc, tai với tiếng, v.v… qua vận hành mà thành nghiệp.

Sáu ngoại xứ là các pháp liên quan đến quá trình nhận thức là sáu trần (viṣaya) hay sáu đối tượng nhận thức ý nghĩa, công dụng như sau:

1. Sắc là màu sắc, hình dáng (Sắc xứ (rūpa-āyatana)).
2. Thanh là âm thanh phát ra (Thanh xứ (sabda-āyatana)).
3. Hương là mùi hương (Hương xứ (gandha- āyatana)).
4. Vị là chất vị do lưỡi nếm được (Vị xứ (rasa- āyatana)).
5. Xúc là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh (Xúc xứ (spraṣṭavya- āyatana)).
6. Pháp là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên (Pháp xứ (dharma- āyatana)).

Gọi lục trần là phần vật chất, hay những cảnh vật xung quanh con người, chi phối từ tư tưởng đến hành động chúng ta từng giây, từng phút.

Như vậy, 12 xứ là chỉ cho tất cả pháp, trong Tương Ưng Bộ kinh, Phẩm Tất Cả Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp3.”

3. Mối liên hệ giữa nội xứ và ngoại xứ

Trong Trường Bộ bài kinh Đại Niết-bàn Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo sáu trần là giặc cướp và sáu căn như căn nhà trống hay xóm vắng (không tụ lạc4).” Vì sáu trần là giặc cướp luôn chờ cơ hội đột nhập vào sáu căn để tạo tác. Năm căn đầu (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) chỉ là phần thô bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy chứ thật ra chúng là những quan năng rất tinh tế, phần tinh tế này sau phần thô (là phù trần căn) hay Tịnh Sắc Căn hay Thắng Nghĩa Căn. Tiếp đến là căn ý lại càng tinh tế hơn mà đối tượng của ý là pháp trần, đó là những ý niệm, tư tưởng và các đối tượng của năm nội căn (sắc, thanh, hương, vị, xúc) chỉ đóng vai trò gián tiếp hoặc chúng vắng mặt hoặc trở thành nội dung của ý (gọi là thức) rồi ý thức này lại trở thành mồi cho ý căn. Như vậy, lục nhập là sáu yếu tố vận hành thuộc các căn và các trần để tạo nên nội dung là thức.

Khi lục căn tiếp xúc với lục trần sẽ sinh ra lục thức. Sáu căn là công cụ của sáu thức, nên chúng sáng tạo ra hành vi thiện ác. Sở dĩ người ta quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử là do sáu căn không được thanh tịnh. Mọi tội ác làm ra từ vô thủy đến nay đều do sáu căn tạo ra. Như con mắt tham sắc, tai tham âm thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị, thân tham tiếp xúc với cái êm dịu và ý tham cảnh. Nếu có tâm tham sẽ sanh ra sở hữu, nếu không toại ý sẽ sanh ra sân hận. Tham và sân là do phiền não, vô minh mà có. Ba món tham, sân, si, chính là thuốc độc, ác nhiều thiện ít, khiến con người ngày càng xa rời mục đích thoát ly sinh tử5 (Hành giả đang trên lộ trình tu tập giải thoát, chúng ta cần phải khéo léo nhiếp phục sáu căn, không để nó bị sáu trần chi phối. Cho nên, nhiếp hộ sáu căn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong Pháp môn tu tập.

Trong kinh Trung Bộ bài kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhi Sutt) Phật dạy: “Chư Hiền, thế nào là xúc, thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc? Có sáu loại xúc là nhãn xúc (cakkhusamphassa), nhĩ xúc (sotasamphassa), tỷ xúc (ghānasamphassa), thiệt xúc (jiivhāsamphassa), thân xúc (kāyasamphassa), ý xúc (manosamphasssa). Từ tập khởi của sáu nhập, có tập khởi từ xúc; từ đoạn diệt của sáu nhập, có đoạn diệt của xúc, và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc và khi nào Thánh đệ tử tuệ tri xúc như vậy, tuệ tri tập khởi của xúc như vậy, tuệ tri đoạn diệt của xúc như vậy, tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt của xúc như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên… và thành tựu diệu pháp này6.” Xúc chính là đầu dây mối cho sự tương tác, mối liên hệ giữa sáu căn với sáu trần tạo sáu thức. Xúc (phassa) là sự tiếp xúc, sự xúc chạm của một người với một đối tượng thông qua các cơ quan cảm giác. Cũng có thể nói xúc là sự gặp gỡ giữa căn và trần. Phật dạy có sáu xúc thân (nhãn xúc, tỷ xúc, v.v…), là môi giới cho sự gặp gỡ của căn và trần là chất xúc tác trong sự vận hành tạo xúc. Nên có thể nói: “Từ tập khởi của sáu xứ, có tập khởi của xúc.”

Trong Tương Ưng Bộ, Thiên Nhân Duyên, Phẩm Phật-Đà, Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc thân này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc. Xúc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu7.” Mối liên hệ giữa sáu căn và sáu trần là xúc, là khởi nguồn của các vọng tưởng, điên đảo khi tác ý không khéo léo, không có học pháp mà tạo ra vòng sanh tử luân hồi.

Tương Ưng Bộ kinh Phật dạy rõ: “Này các Tỳ-kheo, tám tình trạng này của thế gian làm cho thế gian quay cuồng điên đảo và thế gian quay cuồng điên đảo xung quanh tám tình trạng Được và Mất, Vinh và Nhục, Khen và Chê, Sướng và Khổ.8” Nguyên nhân gây ra sự quay cuồng điên đảo khi các giác quan đối trước các đối tượng khởi lên các cảm thọ lạc, bất lạc, bất khổ bất lạc. Muốn an tịnh thân, định tĩnh tâm khi xúc cảnh hành giả phải trang bị cho mình thanh gươm chánh pháp chặt đứt tất cả cảm thọ, tham ái sanh khởi khi căn xúc cảnh.

4. Phương pháp tu tập

Trong hệ thống giáo lý Phật giáo có rất nhiều phương pháp tu tập thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi. Trong Trường Bộ kinh bài, kinh Ðại Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta) Phật dạy:

1. Thân quán niệm xứ (Kāyanupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy sắc uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng sắc uẩn, thấy như thật thân này là vô thường – khổ – vô ngã. Thân quán niệm xứ có nhiều cách, là niệm hơi thở, niệm đại oai nghi, niệm tiểu oai nghi, niệm thể trược, niệm yếu tố tứ đại, quán tử thi.

2. Thọ quán niệm xứ (Vedanānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy thọ uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng thọ uẩn, thấy như thật các cảm thọ là vô thường – khổ – vô ngã. Thọ quán niệm xứ như là ghi nhận lạc thọ, khổ thọ, hỷ thọ, ưu thọ, và xả thọ, các thọ này liên hệ vật chất hay không liên hệ vật chất.

3. Tâm quán niệm xứ (Cittānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy thức uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng thức uẩn, thấy như thật tâm này là vô thường – khổ – vô ngã. Tâm quán niệm xứ như là ghi nhận tâm sanh hữu tham, tâm sanh vô tham, tâm sanh hữu sân, tâm sanh vô sân, tâm sanh hữu si, tâm sanh vô si, tâm an định hay tâm phóng dật, tâm cao thượng hay tâm hạ liệt v.v…

4. Pháp quán niệm xứ (Dhammānupassanā satipaṭṭhāna), việc tu tập thiền quán lấy tưởng và hành uẩn làm án xứ, chánh niệm tỉnh giác đối tượng tưởng và hành uẩn, thấy như thật các tính chất pháp hữu vi là vô thường – khổ – vô ngã. Pháp quán niệm xứ là suy niệm về năm triền cái, năm uẩn, mười hai xứ, bảy giác chi, bốn thánh đế, thấy pháp sanh như thế nào, diệt như thế nào, có như thế nào, không có như thế nào9.” Hành giả muốn tu tập thành tựu bốn pháp quán, cần sống có chánh niệm, mục đích của việc sống chánh niệm là giúp chúng ta đạt giá trị thực tại trong cuộc sống. Sống chánh niệm là chúng ta đưa mọi thứ vào dòng chảy của kiểm soát. Khi chúng ta không biết Phật pháp, chúng ta sống lan man, sống kiểu bèo dạt mây trôi như chiếc lá trên dòng, sống thiếu kiểm soát dẫn đến bất tường. Khi mình sống có kiểm soát thì luôn luôn đi kèm với ổn định. Cho nên, Pháp môn Tứ Niệm Xứ là một con đường đi khoa học. Phật giáo không giống như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo. Phật giáo không giống như bao nhiêu thứ giáo khác mà Phật giáo là đạo sống, là lẽ sống, là con đường sống, là cách sống, là kiểu sống. Kinh Trung Bộ số 10, Kinh Trường Bộ số 22, Kinh Tương Ưng Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời10.” Bốn pháp quán niệm xứ là con đường độc nhất giúp chúng sanh thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn, tu tập bốn pháp quán thân chế ngự được cảm thọ của thân, định được tâm, nắm rõ sự vận hành của pháp hành giả tiến tu trên bốn đạo và bốn quả trong thực tại. Đây là một phương pháp hữu ích ai cũng có thể thực hành mang lại giá trị thiết thực hiện tại ngay bây giờ và ở đây.

5. Kết luận


Đời sống của bản thân là sự cộng hưởng của sáu căn và sáu căn chỉ được gọi là sáu căn khi có sáu trần. Được gọi là mắt bởi có cái để nhìn, là thính giác bởi vì có cái để nghe, là khứu giác bởi vì có cái để ngửi, là vị giác bởi có cái để nếm, là xúc giác bởi vì có cái có thể sờ chạm được, là ý thức bởi có cái để mình suy nghĩ. Sáu căn này (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý – ý ở đây chỉ cho các tâm hữu phần hoặc các tâm khách quan) chỉ trừ ra tâm thiện ác là nhân hiện tại còn lại đều là quả của nhân thiện ác quá khứ. Nhân thiện ác hiện tại có được là do thói quen tiền kiếp, điều kiện hiện tại (một phần lớn cũng do tiền nghiệp tác động).

TN. Hạnh Phổ
HV Thạc sĩ khóa II,Học viện PGVN TP.HCM


  1. Thích Minh Châu (dịch 2016), Trung Bộ kinh, kinh Sáu Sáu, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 626.
  2. Thích Tuệ Sỹ (dịch 2002), Trung A-Hàm, kinh Thuyết Xứ, Nxb. Sài Gòn.
  3. Thích Minh Châu (dịch 2016), Tương Ưng Bộ kinh, Phẩm Tất Cả, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 115.
  4. Thích Minh Châu (dịch 2016), Kinh đại Niết-bàn, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 277-349.
  5. Thích Minh Châu (dịch 2016), kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 6.
  6. Thích Minh Châu (dịch 2016), Trung Bộ kinh, kinh Chánh Tri Kiến, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 75.
  7. Thích Minh Châu (dịch 2016), Tương Ưng Bộ, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 373.
  8. Thích Minh Châu (dịch 2016), Tương Ưng Bộ IV, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 665-674.
  9. Thích Minh Châu (dịch 2016), Trường Bộ kinh, kinh Ðại Niệm xứ, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 445-460.
  10. Thích Minh Châu (dịch 2016), Trung Bộ kinh, kinh Niệm Xứ, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 85-94.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC