Một vài dấu ấn Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam

Ấn Độ khi Đức Phật ra đời

Ấn Độ vào khoảng 600 TCN, hệ thống giai cấp xã hội còn nặng nề song song đó các giáo sĩ Veda vẫn tiếp tục duy trì nghi thức Veda như sự phô trương quyền lực và khẳng định vị thế.
Lúc này miền Đông Ấn Độ, Magadha (vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay) dưới sự lãnh đạo của vua Bimbisara phát triển hưng thịnh vượt bậc, lãnh thổ mở rộng. Vua Bimbisara và vương quốc ngài trị vì về sau có liên hệ mật thiết đến quá trình chứng quả và vận chuyển bánh xe Pháp của Thế Tôn. Những thành tựu về văn hóa nghệ thuật trong tương lai của Ấn Độ nói chung và Phật giáo nói riêng cũng bắt nguồn từ quốc gia hùng mạnh Magadha. Xuyên suốt từ thế kỷ thứ 5 TCN – 1 CN là thời kỳ Phi Thánh Tượng, Đức Phật biểu hiện thông qua hình ảnh ẩn dụ hoa sen, cây bồ đề, bánh xe pháp luân… (dù nghệ thuật Ấn Độ đã có truyền thống điêu khắc hình người trước đó) chúng đã trở thành những thành phần chính trong nghệ thuật Phật giáo đến ngày nay.
Dịch chuyển đến mốc thời gian 564 – 559 TCN đã cung cấp cho nhân loại thông tin quý giá mang tính lịch sử: năm 564 TCN Đức Phật đản sinh; không lâu sau vào năm 559 TCN giáo chủ đạo Jain, Ngài Mahavira ra đời. Về sau, cả hai tôn giáo đều trở nên lớn mạnh ví như cây con khi đã cứng cáp thì phân cành nảy chồi đơm bông kết trái vậy; nhưng giáo lý nhiều phần đối lập. Năm 544 TCN Đức Phật Niết-bàn, vai trò hoằng pháp đặt lên vai Tăng già; từ đây Phật giáo trải qua nhiều lần thịnh suy. Mãi đến năm 304 trước Tây lịch tướng quân chánh pháp Asoka ra đời, Phật giáo trở mình vượt Ấn Độ vươn ra thế giới trong đó có Giao Chỉ. Văn hóa, nghệ thuật Phật giáo dưới sự yểm trợ mạnh mẽ từ nhà nước Asoka, thay da đổi thịt và trở nên cực kỳ hưng thịnh tạo dấu ấn riêng cho Phật giáo.

Ở đây người viết đề cập đến vương quốc Magadha, đạo Jain, vua Asoka hay giáo lý Veda… nhằm thông tin thêm về sự liên quan giữa Phật giáo và ngoại đạo cũng như quá trình phát triển của nó để người đọc rộng đường phân tích cũng như thấy được phần nào sự thăng trầm Phật giáo phải trải qua ngay thời Thế Tôn còn tại thế.

Phật giáo truyền đến Giao Chỉ

Căn cứ theo sử liệu cho ta thấy Phật giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm; vào thế kỷ II có Mâu Tử, thế kỷ III có Khương Tăng Hội đến thế kỷ IV có Vu Pháp Lan, Quách Văn Cư, Cát Hồng… Lúc này, ngoài hai trung tâm Phật giáo Lạc Dương, Bành Thành ở Trung Hoa, cũng đã hình thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu tại Giao Chỉ “chiếc nôi của Phật giáo” và mở Giới đàn truyền giới đúng pháp, văn hóa Phật giáo phát triển rực rỡ.

Xem vào Lĩnh Nam Chích Quái viết Phật giáo đã có mặt vào thời các vua Hùng với điển tích Chữ Đồng Tử, Tiên Dung gặp Sư Phật Quang; tuy nhiên dữ liệu này chỉ thỏa mãn mục đích chứng minh được văn hóa Giao Châu độc lập không lệ thuộc Trung Hoa, hiện chưa có di chỉ nào để xác định Phật giáo có mặt vào thời này.

Đinh Hợi năm thứ 21, có một dữ kiện về Sĩ Nhiếp cho thấy rõ ràng dấu ấn của Phật giáo; khi vua Hán ra chiếu chỉ phong Sĩ Nhiếp làm Tuy Nam trung lang tướng trông coi bảy quận, làm Thái Thú Giao Châu. Đại Việt sử ký toàn thư viết “Giao Châu Sĩ phủ quân học vấn sâu rộng lại thông hiểu chính trị… khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người.” Người Hồ là các vị sư, chuông khánh là pháp khí Phật giáo.

Đến thế kỷ II, III xuất hiện Mâu Tử, Khương Tăng Hội (danh Tăng lỗi lạc) lúc này nền Phật học Giao Chỉ có thể gọi là vững vàng. Chỗ này có liên quan mật thiết đến “con đường tơ lụa”, khoảng thời gian năm 38 – 47 do vua Kashgar muốn nhà Hán phong chức Tây vực thủ hộ không thành công, đã tức giận cắt đứt ngoại giao với nhà Hán và tấn công tất cả các nước qua lại với Hán đế. Sự kiện này chính thức đóng cửa biên giới tức “con đường tơ lụa”. Thêm vào đó, bờ biển miền Nam Việt Nam trở thành trạm trung gian (con đường tơ lụa đường biển) vào thế kỷ I TCN trong khu vực mua bán Đông Nam Á càng trở nên nhộn nhịp. Mã Lai, châu Phi buôn bán đến Trung Quốc phải ghé qua cảng này; bước chân các nhà truyền giáo cũng theo đây xâm nhập vào Giao Chỉ, lẽ dĩ nhiên các vị sư đem theo cả truyền thống sinh hoạt nước mình sang. Gia đình ngài Khương Tăng Hội vào Giao Chỉ trong bối cảnh như vậy.

Dấu ấn Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam

Giáo sư Lê Mạnh Thát, hiện đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định: “Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên, nghiên cứu lịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo”. Nhận định này nêu bật lên vị trí, vai trò tất yếu Phật giáo trong lòng nước nhà. Một đất nước nằm giữa Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Brunei… với 1.000 năm dưới ách đô hộ Trung Hoa mong đồng hóa dân Giao Chỉ, biến vùng đất lành Giao Chỉ thành quận theo kiểu bị trị hoặc tự trị của chúng. Trung Hoa thất bại lẽ dĩ nhiên không đến từ yếu tố quân sự mà chính là văn hóa. Có thể nói văn hóa dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là một nền văn hóa độc lập với sự song hành từ văn hóa Phật giáo; không phá hủy mà nâng đỡ cho thêm “đậm đà bản sắc dân tộc.”

Văn hóa Phật giáo đã có mặt, vun bồi, tô điểm, đồng hành cùng văn hóa dân tộc và để lại những dấu ấn đặc trưng. Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ xin khai thác ở hai khía cạnh sau:

a. Văn hóa Ấn trên vùng đất Việt

Phật giáo từ Ấn Độ truyền qua Giao Chỉ được người dân đón nhận nhanh chóng vì phù hợp với đời sống tâm tư, tình cảm người dân Việt. Sự phù hợp nằm ở phương diện đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán, giáo dục, ứng xử… Đồng thời, do là địa điểm trung gian trong hệ thống giao thông đường thủy nên ngoài thương nhân (trí thức, tu sĩ Brahman giáo), chư Tăng Phật giáo cũng đến Đông Nam Á. Chính các vị đã đưa văn hóa Ấn Độ (nền văn minh Java, Champa, Angkor) vào Giao Chỉ, tạo cơ sở cho sự xuất hiện chữ Champa, Khmer, Nôm về sau.

b. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ trong chùa Việt

Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ phân thành ba trường phái lớn với tám chủ đề cơ bản: chân dung và thân thể con người, tĩnh vật, phong cảnh, đời sống đô thị và nông thôn, động vật, lịch sử và tôn giáo, thần thoại và phúng dụ, trừu tượng. Trường phái Gandhara (50BC – 75AD), được xem là phong cách đặc biệt của nghệ thuật Phật giáo với sự hợp nhất nền nghệ thuật Hy Lạp, Syria, Ba Tư và Ấn Độ. Trường phái Mathura, phát triển mạnh mẽ tại thành phố thánh Mathura, đặc biệt là giữa thế kỷ thứ I-III AD. Sarnath giai đoạn Gupta được xem là giai đoạn hưng thịnh nhất; hình tượng Đức Phật làm bằng sa thạch trắng kem.
Phật giáo truyền đến Giao Chỉ đem theo hơi thở của nền nghệ thuật Gandhara, Mathura, Sarnath lẫn vào hồn quê dân tộc Việt với mái đình, cổng làng, hoa sen… lại khế hợp với kiến trúc Rồng, Phụng chốn cung đình tạo thành nghệ thuật kiến trúc đậm chất phương Đông trong kết cấu các ngôi Đại tự hoặc tôn tượng Thế Tôn, Bồ tát, Hộ pháp… xuyên suốt trong triều Lý, triều Trần. Triều Lý với di tích duy nhất còn sót lại nguyên vẹn vừa cho thấy tinh hoa kiến trúc Phật giáo vừa thể hiện tay nghề sắc xảo của thợ thuyền thời này là chùa Một Cột hay chùa Thầy, chùa Pháp Vũ (chùa Đậu), chùa Phật Tích… Triều Trần tiếp nối triều Lý với các ngôi tự chùa Trăm Gian, chùa Phổ Minh, chùa Thiên Phúc, chùa Hoa Yên (Yên Tử)… Một nền kiến trúc được trông coi bởi Sư thầy, Sư cô nép mình hiền hòa giữ gìn ngôi Tam bảo như giữ “tròng con mắt”; nền kiến trúc làm thổn thức bao trái tim người con Phật mỗi lần chiêm bái, lẫn cung cấp giá trị liên thành cho các nhà sử học, kiến trúc, khảo cổ học đến nghiên cứu.

Dựa vào sự phát triển xã hội kiến trúc các ngôi Đại tự, có thể chia thành hai nhóm chính. Nhóm một: Huyền sơn, Vũ điện, Trùng thiềm, Hiết sơn, Tứ giác toàn tiêm; kiến trúc truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này. Nhóm hai: Ngạch sơn, Quyển bằng, Viên toàn tiêm, Khôi đính, Bát giác lâu; kiến trúc Việt Nam, Trung Quốc ngày nay chủ yếu thuộc nhóm này.

Các ngôi tịnh xá thường sử dụng kiểu kiến trúc Bát giác, Lục giác để kiến thiết chánh điện. Như Tịnh xá Ngọc Sơn (Kiên giang) được xây dựng năm 1964 thuộc Giáo đoàn 4 do Hòa thượng Thích Giác Phúc làm trụ trì, hiện tại là Thượng tọa Thích Minh Nhuần tiếp nhận. Ngôi chánh điện được xây theo kiểu bát giác, bài trí trang nghiêm. Hay Pháp viện Minh Đăng Quang do Hòa thượng Thích Giác Toàn trụ trì, tọa lạc tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh – ngôi chánh điện được xây theo kiểu bát giác truyền thống vô cùng ấn tượng.


Trong khi đó các ngôi chùa tại Thành phố Hồ Chí Minh hầu như không nhất quán với kiểu kiến trúc nào mà nó là sự giao thoa kiến trúc Ngạch sơn, Quyển bằng, Viên toàn tiêm, Khôi đính, Bát giác lâu, Huyền sơn, Vũ điện, Trùng thiềm, Hiết sơn, Tứ giác toàn tiêm. Như chùa Giác Lâm (quận Bình Tân) với tuổi đời 300 năm kiến trúc tổng thể chùa hình chữ Tam, với ngôi chánh điện xây theo lối Nhị trùng thiềm vũ điện. Đây là kiểu kiến trúc cổ xưa nhất, ngày nay thuộc dạng công trình cao cấp nhất có bốn mặt mái nhỏ nhô ra khỏi sơn tường được lợp ngói và không có sơn hoa. Trong khi đó bảo tháp xá lợi xây theo kiểu hình lục giác gồm bảy tầng, cứ mỗi tiểu công trình lại sử dụng cách xây dựng khác nhau, dù thế vẫn tạo ra một tổng thể hài hòa, thanh tịnh.

Về nghệ thuật điêu khắc. Các pho tượng đầu tiên tạc hình tướng Đức Phật đánh dấu giai đoạn ảnh tượng (iconic) xuất hiện vào thế kỷ thứ I triều đại Kanisha (do Đại Thừa Phật giáo mang nặng tính cách sùng kính nên cần đến ảnh tượng để tôn thờ). Thời kỳ Thánh tượng có 2 trường phái nghệ thuật chính:

Trường phái Nghệ thuật Gandhara (50 BC – 500 AD) còn gọi là trường phái Hy Lạp Phật giáo. Đóng góp quan trọng của nghệ thuật Gandhara là phát triển hình ảnh Đức Phật và Bodhisattavas bằng đá xám xanh theo mô hình thần Hy Lạp – La Mã trong vị trí đứng hoặc ngồi bắt chéo chân theo truyền thống Ấn Độ.

Trường phái nghệ thuật Mathura: Hình ảnh đầu tiên của Đức Phật thuộc triều đại Kanishka (khoảng 78 AD) điêu khắc theo nguyên mẫu Yaksa tay phải nâng lên như sự bảo vệ và trái tay đặt trên thắt lưng, không có ria mép và râu, pháp y che hai vai, dầy hoặc những nét trang trí với những chiếc lá Acanthus được xếp theo trật tự Ca-lâm-đa bắt nguồn từ Gandhara. Ngược lại, pháp y với nét tinh tế hơn chỉ che bên vai trái; đài sen Phật ngự, Pháp luân trong bàn tay có nguồn từ Mathura. Đặc biệt, sa thạch đỏ được sử dụng làm chất liệu trong thời kỳ vương triều Gupta (thế kỷ IV – VI); các sắc thái nghệ thuật chính thế kỷ thứ VII – VIII được xem là tiêu chuẩn cho các nước châu Á theo Phật giáo. Thân và tứ chi Phật thanh nhã, cân xứng; lỗ tai dài có lỗ bấm nhắc đến thời kỳ Ngài còn là Thái tử Siddhartha, búi tóc trên đầu gợi nhớ lại thời Phật tu khổ hạnh, cặp mắt chỉ hé mở hướng nội thiền định.
Tuy nhiên, các pho tượng Phật, Bồ tát tại các ngôi chùa Việt Nam, không theo cố định phong cách Mathura hay Gandhara mà là sự trộn lẫn các trường phái này lại với nhau. Như pho tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương thuộc trường phái nghệ thuật Gandhara, tóc lại xoắn theo xoáy ốc trường phái nghệ thuật Mathura.

Kết luận

Qua những dấu ấn Phật giáo Ấn Độ người viết đã trình bày trên, ắt hẳn tùy theo góc độ và cách nhìn của mỗi người sẽ đưa ra nhận định khác nhau. Ví như ở vị thế một vị chuyên tu thì Phật giáo đến Việt Nam đã để lại những dấu ấn gì, phát triển tới mức nào cũng không ảnh hưởng gì đến sự tu hành của họ. Nhưng ở góc độ một Trưởng tử Như Lai muốn “Phật pháp ở lâu trên đời” cần nắm bắt được tình hình, mức độ ảnh hưởng sâu hay cạn của Phật giáo hoặc giả muốn xây dựng một ngôi già lam vừa phù hợp thuần phong mỹ tục lại đậm đà sắc vị Phật pháp; chắc rằng không thể không am tường những vấn đề nêu trên. Người viết trộm nghĩ am tường không có nghĩa là phô trương sự hiểu biết, huyên thuyên phô bày kiến thức nơi bàn trà, những cuộc tranh luận vô vị; mà là sự đóng góp kiến thức để giữ vững được văn hóa Phật giáo trước sự cộng trụ đồng tồn tại với nền đa văn hóa tôn giáo trong thời thế hiện nay. Song song đó, đưa nền Phật giáo nước nhà vươn ra biển lớn sánh vai cùng Phật giáo các nước bạn.

Nhật Hiếu
Sc Huệ Pháp
diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC