Những phát triển phục hưng Lễ thọ giới cho nữ tu sĩ Phật giáo Tây Tạng

Tôi tin rằng từ lâu Ni đoàn đã được thiết lập ở các truyền thống Phật giáo Đông Á của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Hàn Quốc, và hiện nay đang được phục hưng ở truyền thống Nguyên Thủy của Nam Á, đặc biệt là SriLanka. Cho nên, việc giới thiệu Ni đoàn trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng được xem xét một cách nghiêm túc và thuận lợi.

Tôi đã được yêu cầu trình bày những phát triển gần đây nhất về sự phục hưng việc thọ giới của nữ tu sĩ Phật giáo theo truyền thống Tây Tạng. Một vấn đề đã chiếm lĩnh tâm trí tôi từ năm 1981 khi tôi trở thành một người mới tu theo Phật giáo tại Trung tâm Tây Tạng ở Đức. Trước khi tôi thọ giới, trở thành người mới tu, người thầy Tây Tạng kể cho tôi nghe về những nỗ lực của đức Dalai Lama nhằm khôi phục sự thọ giới đầy đủ cho Ni và khuyến khích tôi liên hệ với Tỳ- kheo- ni Karma Lekshe Tsomo, lúc đó đang sống ở Dharamsala, để tìm hiểu thêm chi tiết.

Vào năm 1982, trong chuyến thăm đầu tiên của đức Dalai Lama đến trung tâm của chúng tôi ở Hamburg, Ngài đã xác nhận rằng việc nghiên cứu đang được thực hiện. Ngài đề nghị tôi liên hệ với khoa Tôn giáo và Văn hóa của Ngài và liên hệ lại với Ngài. Vào năm 1985, trong lễ nhập môn Kalachakra ở Thụy Sĩ, Ngài khuyên tôi đến Đài Loan hoặc Hồng Kông để được thọ giới đầy đủ. Trong suốt những năm này, Tỳ- kheo- ni Lekshe và tôi không những trao đổi thư từ mà cô còn giới thiệu tôi với giáo sư Chatsumarn Kabilsingh ở Thái Lan và Tỳ- kheo- ni Ayya Khema ở Sri Lanka. Sự chia sẻ những ý tưởng của chúng tôi đưa đến kết quả là Hội nghị Quốc tế lần đầu tiên về Nữ tu sĩ Phật giáo.

Khi hội nghị sắp kết thúc, được khởi xướng bởi Tỳ- kheo- ni Lekshe, Sakyadhita Quốc tế được thành lập. Tôi vinh dự không chỉ được đề nghị trở thành thủ quỹ của hội, mà còn là chủ tịch của Ủy ban Nghiên cứu Luật Tạng của Sakyadhita. Lúc đó, mới chỉ 23 tuổi, tôi đã không bao giờ có thể mơ tưởng rằng 28 năm sau đó, tôi sẽ trở thành một nhà nghiên cứu chính tại Đại học Hamburg và thực hiện nghiên cứu về sự thọ giới của Tỳ- kheo- ni trong Luật Tạng của Tây Tạng đại diện cho DFG (Deutsche Forschungsgemeinschaft), tổ chức cấp quỹ nghiên cứu lớn nhất của Đức.

Tại lễ khai mạc của Hội nghị Sakyadhita lần thứ nhất, đức Dalai Lama phát biểu rõ ràng: Về tôn giáo, Tây Tạng không thể được coi là một mảnh đất trung tâm có đầy đủ phẩm chất, bởi vì không có Tỳ- kheo- ni. Ngày nay, tuy nhiên, người ta thừa nhận rằng, có các dòng bhiksuni được tìm thấy, chẳng hạn như, trong dòng dõi Trung Hoa. Ngài nói rằng việc thiết lập một dòng dõi Tỳ- kheo- ni xác thực theo truyền thống Tây Tạng, có thể sánh với dòng dõi Trung Hoa, sẽ thực sự được chào đón. Vào cuối Hội nghị, những người tham dự đều nhất trí rằng, để giới thiệu sự thọ giới cao hơn cho nữ giới Phật giáo, việc giáo dục và nghiên cứu kinh tạng sẽ là chìa khóa thành công. Ngay sau hội nghị, những chương trình giáo dục tu viện cho các nữ tu Tây Tạng được thiết lập, những chương trình cũng giống như chương trình dành cho Tăng sĩ, phải mất ít nhất 17 năm để hoàn thành. Hôm nay, khoảng 20 nữ tu đến từ những nữ tu viện này đang chuẩn bị cho kỳ thi geshe của họ vào tháng 5 tới.

Một năm trước, vào tháng 9 năm 2011, tại Hội nghị các lãnh đạo tôn giáo lần thứ 11 của Phật giáo Tây Tạng ở Dharamsala, 28 chức sắc nam giới quyết định rằng để giải quyết vấn đề về thọ giới của bhiksuni, khoa Tôn giáo và Văn hóa sẽ hình thành một tiểu ban những chuyên gia nắm vững Luật tạng, đại diện cho tất cả các trường phái của truyền thống Tây Tạng, để đi đến kết luận cuối cùng về việc có hay không một phương pháp để khôi phục dòng dõi bhiksuni, và để thực hiện một phát biểu rõ ràng.

Theo sau đề nghị của trật tự Gelukpa dẫn đầu, người ta cũng quyết định rằng trừ khi các cộng đồng nữ tu đã nghiên cứu Kinh Luật, cuốn kinh Mulasarvastivada chính yếu về kỷ luật tu viện thì sẽ không có cách nào để tấn phong cho họ cấp bậc học thuật tu viện của một geshe, điều mà theo truyền thống đòi hỏi sự thọ giới đầy đủ (upasampada). Do đó, điều khá ngạc nhiên dù điều kiện đó chưa được thực hiện nhưng vào tháng 5 năm 2012, chính phủ Tây Tạng (Trung Quốc), sau khi trải qua một sự dịch chuyển lớn, bất ngờ thông báo rằng: “Sau nhiều năm thảo luận và cân nhắc cẩn thận, các nữ tu Phật giáo Tây Tạng cuối cùng đã được tự do nhận bằng cấp geshema”. Quyết định lịch sử này có được trong suốt một hội nghị cấp cao kéo dài hai ngày được tổ chức bởi khoa Tôn giáo và Văn hóa.Nhưng đó không phải là tất cả. Vào tháng 8, người ta thông báo rằng “những thảo luận kéo dài về sự thọ giới đầy đủ của các nữ tu Phật giáo theo trường phái Mulasarvastivadin về quy tắc tu viện nhận được sự khích lệ lớn với sự thành lập của ủy ban học giả cấp cao bao gồm hai đại diện từ mỗi trường phái trong số bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng và hai học giả bổ sung, đại diện cho các nữ tu”.

Vào tháng 9, các thành viên của Ủy ban vì sự Thọ giới của Bhiksuni trong Truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã được mời trình bày nghiên cứu của mình với ủy ban này. Cùng với Tỳ- kheo- ni Thubten Chodron (USA), tôi đã vui mừng giới thiệu những phát hiện của mình. Với thời gian có hạn, tôi không thể làm gì hơn ngoài việc đưa ra một ấn tượng chung về hội nghị, hội nghị mà vào ngày thứ hai tôi cũng được tham dự bởi Tỳ- kheo- ni Tenzin Palmo và một nhóm các học giả là nữ tu Tây Tạng. Những điểm chính của cuộc đối thoại giữa chúng tôi với Ủy ban Gelongma là:

1. Tình hình nghiên cứu học thuật hiện nay về sự thọ giới của nữ tu Phật giáo
2. Những trường phái vinaya và kinh sách vinaya được truyền lại cho đến hiện nay
3. Sự truyền đạt của dòng dõi Tỳ- kheo- ni và sự hiểu biết về thuật ngữ “dòng dõi”
4. Nội dung và những phát hiện trong nghiên cứu Mulasarvastivada vinaya mà tôi thực hiện
5. Hai cách để đưa ra những lời thề nguyện Mulasarvastivada bhiksuni không sai sót và hoàn hảo: bởi các Tăng sĩ thôi hay bởi một hội đồng phối hợp của cả Tăng và Ni
6. Những bậc tiền bối trong sự thọ giới của Tỳ- kheo- ni và truyền thống kép của sự thọ giới Tỳ Kheo- tăng trong lịch sử Tây Tạng
7. Những phương pháp khôi phục hiện nay tại các quốc gia, khu vực Nguyên Thủy Phật Giáo và điều gì sẽ thay đổi nếu có những Tỳ- kheo- ni Tây Tạng.
Nếu có ai trong các quý vị quan tâm đến việc tìm hiểu thêm thông tin thì tôi sẽ vui mừng tổ chức một workshop phi thể thức. Ở đây, tôi sẽ chỉ nói vài từ về chủ đề thứ năm và đó là làm thế nào để đưa ra những lời thề nguyện Mulasarvastivada bhiksuni không sai sót và hoàn hảo. Theo Mulasarvastivada vinaya, có những bước chầm chậm hướng tới sự thọ giới đầy đủ cho nữ giới.

Thứ nhất, như là một cư sĩ, một người nhận được prarvrajya, lễ thụ phong trước khi trở thành người mới tu. Người đó trở thành một sramanerika, tức là một nữ tu mới tu. Pravrajya và lễ thọ giới sramanerika có thể được thực hiện trong cùng một ngày hoặc được thực hiện riêng rẽ. Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, có hai cách hiểu khác nhau về những thủ tục này, Karma Kagyu và Gelukpa.
Truyền thống Karma Kagyu cho rằng một người nữ không thể trở thành một sramanerika nếu không có Tỳ-kheo-ni, bởi vì Tỳ-kheo- tăng không được phép trao những lời thề này, trong khi truyền thống Gelukpa cho phép trao chúng. Cũng trong số những người thuộc trường phái Gelukpa, có hai quan điểm khác nhau. Một nhóm cho rằng, vì một lỗi thủ tục, việc trao những lời thề nguyện sramanerika gây ra một lỗi nhỏ (duskrta), trong khi một nhóm khác cho rằng những lời thề nguyện là không sai sót và hoàn hảo, tùy thuộc vào thời gian và điều kiện.Trong năm 2011, hội nghị về sự thọ giới của bhiksuni với các học giả là Tăng sĩ hàng đầu ở Nam Ấn, một nhóm học giả Ni Tây Tạng đã nói: “Chắc chắn, những lời thề nguyện Sa- di- ni của chúng tôi không sai sót và hoàn hảo, bởi vì chúng tôi nhận chúng từ đức Dalai Lama, và Ngài sẽ không bao giờ trao cho chúng tôi những lời thề nguyện có sai sót”. Hôm nay, hầu hết nữ tu Tây Tạng là các Sa- di- ni. Hai bước khác của sự thọ giới của người nữ, Thức- xoa- ma- na và Tỳ- kheo- ni, không còn sống sót trong truyền thống Mulasarvastivada. Ở Ấn Độ cổ đại, trong hai năm, các nữ tu trở thành Thức- xoa ma- na- ni, những thực tập sinh, theo sau bởi sự thọ giới đầy đủ của bhiksuni.

Theo Mulasarvastivada Vinaya, cả Kim Cang Thừa, sự thọ giới trước khi trở thành người mới tu và sự thọ giới của người mới tu sramanerika chỉ nên được thực hiện bởi các bhiksuni. Đối với sự thọ giới của một siksamana thì cần có một Ni đoàn gồm 12 người. Vào ngày thọ giới đầy đủ – và đây là điều khác biệt của Mulasarvastivada Vinaya – ban đầu, một Tăng đoàn gồm 12 nữ tu cần trao brahmacaryopasthanasamvrti cho thực tập sinh, nghĩa đen là “lời thề theo lối sống độc thân”.

Đã có nhiều thảo luận về thuật ngữ này và ý nghĩa của nó. Tôi cho rằng nó có nghĩa là Ni đoàn phải thừa nhận rằng, thực tập sinh đã sẵn sàng cho sự thọ giới đầy đủ và cho việc giữ một lời thề trinh bạch trọn đời trước khi người được thọ giới được gửi tới Tăng đoàn, khi đó, cùng với bhiksuni sangha, trao sự thọ giới đầy đủ vào cùng ngày. Như vậy, sự thọ giới đầy đủ không được thực hiện bởi Tăng và Ni trong hai hành động riêng biệt; thay vì thế, họ thực hiện trong một hành động phối hợp.

Nghi lễ được lãnh đạo bởi một bhiksu karmakaraka, một Tăng là người hành động như người điều khiển nghi lễ. Không có thầy giới luật nam giới (male precept master) (upadhyaya), vì vị bhiksuni mới sẽ tiếp tục sống với cộng đồng nữ. Cô ấy được yêu cầu đọc tên của người thầy giới luật (upadhyayika). Điều này dường như dẫn tới một số nhầm lẫn giữa những học giả Tăng sĩ Tây Tạng, bởi vì không rõ ai là người siêu việt hơn trong nghi lễ, người thầy giới luật nữ giới hay là người điều khiển nghi lễ nam giới. Hơn nữa, vì điều này, không rõ liệu dòng dõi phụ thuộc chủ yếu vào bhiksus hay bhiksunis. Do đó, không rõ là liệu dòng dõi Mulasarvastivada bhiksuni có thể được phục hưng bởi một mình

Mulasarvastivada bhiksus hay cùng với Dharmaguptaka bhiksunis. Tuy nhiên, từ bản thân nghi lễ Mulasarvastivada ritual, dường như khá rõ ràng là:

Sau khi toàn bộ Tăng đoàn với số lượng ít nhất mười Tỳ- kheo được tập hợp và được ngồi trong một ranh giới nghi lễ nhỏ bé, và toàn bộ Ni đoàn với số lượng ít nhất mười hai Tỳ-kheo-ni được tập hợp và được ngồi trong một ranh giới nhỏ (riêng rẽ), (người được thọ giới, sau khi nhận được brahmacaryopasthanasamvrti từ bhiksuni sangha) nên được đặt trước karmakaraka-bhiksu, trên một nắm cố thủy tinh hay một tấm nệm rỗng, chắp tay lại và xin upasampada từ Nhị bộ Tăng Ni. Cô nói: “Hãy lắng nghe, những thành viên đáng kính của cả hai bộ phận Tăng già! Tôi, tên là…, vì mục đích (đặc biệt), gọi tên (linh thiêng) của upadhyayika thế và thế, dưới người ấy tôi đang tìm kiếm sự thọ giới đầy đủ. Tôi, với tên là thế và thế, xin được thọ giới đầy đủ từ cả hai bộ phận của Tăng Ni”.

Tôi nghĩ rằng rõ ràng người thầy khích lệ người được thọ giới tìm kiếm sự thọ giới đầy đủ và chịu trách nhiệm về sự rèn luyện cho cô ấy phải là một nữ giới, bởi vì việc rèn luyện có được trong khi hầu hạ người thầy trong vòng ít nhất mười hai năm và các nữ tu thì không được phép sống chung dưới mái nhà với một người nam qua đêm. Nhưng khi hai Tăng đoàn gặp mặt, cộng đồng Tăng sẽ lãnh đạo. Như vậy, người điều khiển nghi lễ là một Tăng sĩ và dòng dõi chủ yếu phụ thuộc vào những Tăng sĩ liên quan.

Ni giới Tây Tạng

Nghiên cứu được thực hiện trong truyền thống Tây Tạng trong suốt 30 năm qua đã được thu hẹp xuống hai khả năng là làm thế nào để thực hiện một lễ thọ giới đầy đủ cho nữ tu, hoặc là, tương tự như lễ thọ giới cho nam giới, được thực hiện chỉ bởi bhiksu sangha (Tăng đoàn), hoặc tuân theo nghi lễ hiện tại, bởi một hành động phối hợp được thực hiện bởi cả hai Tăng đoàn (sanghas), Mulasarvastivada Tăng đoàn và một Dharmaguptaka Ni đoàn.
Khả năng thứ nhất được xem là bao gồm một lỗi về thủ tục, hoặc ít nhất khi bhiksunis có mặt, nhưng có thuận lợi là không có nghi ngờ gì về dòng dõi. Nếu phương pháp thứ hai được lựa chọn, những vấn đề đặt ra là liệu bhiksunis sẽ trở thành Mulasarvastivada hay Dharmaguptaka, và liệu sự thọ giới sẽ có giá trị hay không, bởi vì theo truyền thống thì người ta tin rằng sanghas của những trường phái vinaya khác nhau có những quan điểm khác nhau về việc làm thế nào để giữ giới. Vì điều này, vấn đề đặt ra là liệu cả hai sanghas có thể được xem là hòa hợp hay không, đều là một trong những yêu cầu của một lễ thọ giới phù hợp.Các quá trình của cuộc họp khá mang tính kỹ thuật, tập trung vào việc tìm kiếm những cách thức và phương pháp để đảm bảo rằng sự thọ giới sẽ không có sai sót và hoàn hảo, và để đảm bảo rằng các Ni, giống như các Tăng, sẽ trở thành Mulasarvastivada. Tôi đã rất ấn tượng với sự nhiệt tình và trung thực của các Tăng sĩ được cử đến bởi các lãnh đạo của các truyền thống Phật giáo Tây Tạng khác nhau để thảo luận vấn đề này trong ba tháng. Họ quan tâm chân thành đến những thuyết trình của chúng tôi và bày tỏ rằng những đóng góp của chúng tôi đã rất hữu ích. Không lâu sau hội nghị, ủy ban đã chốt lại một báo cáo nghiên cứu dài hơn 200 trang, và sẽ được xuất bản bằng tiếng Tây Tạng trong năm tới.

Tôi nghĩ rằng, mặc dù có những khác biệt nhỏ giữa Vinayapitakas của Mulasarvastivadins, Dharmaguptakas, và Mahaviharavasins (Theravadins), nhưng không có sự khác biệt về bản chất, bởi vì chúng đều trở về với nguồn gốc giống nhau, bản thân đức Phật và cộng đồng tu sĩ đầu tiên của Ngài. Tương tự, tất cả các vinayas bộc lộ rằng các giới luật của bhiksu và bhiksuni đều có bản chất như nhau. Sự sáp nhập với những trường phái khác nhau của vinaya chủ yếu tùy thuộc vào địa điểm, thời gian, ngôn ngữ và người thầy thọ giới. Những khác biệt không nhất thiết dẫn đến bất đồng; các trường phái khác nhau có thể không bất đồng với nhau. Cân nhắc những thuận lợi và bất lợi, trong những hoàn cảnh nhất định, việc thực hiện các hoạt động Tăng đoàn cùng nhau nên là điều hợp lý, nhưng trước đó cần có sự nhất trí về những nghi lễ của trường phái nào sẽ được áp dụng và dòng dõi nào người được thọ giới sẽ đi theo sau đó.

Theo quan điểm của tôi, những cơ hội của sự phục hưng thành công Mulasarvastivada bhiksuni sangha trong truyền thống Tây Tạng theo một cách đúng lúc chưa bao giờ thuận lợi hơn hiện nay. Một sự thay đổi như thế thể hiện một bước tiến lớn, không chỉ đối với những nữ giới thực hành Phật giáo Tây Tạng, mà còn đối với cả truyền thống. Việc thể chế hóa sự thọ giới của bhiksuni sẽ được cả thế giới công nhận và tán thành. Tuy nhiên, vì nó đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy để có được đồng thuận chung nên cần có những thảo luận trung thực dựa trên tinh thần của Phật giáo và vinaya để tạo nên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết cho nữ giới chia sẻ trách nhiệm bình đẳng trong việc bảo tồn và truyền bá Phật giáo.

Tôi vô cùng hạnh phúc khi đọc một bản sao chép tiếng Tây Tạng về một bài phát biểu rất ủng hộ của Samdhong Rinpoche đáng kính, phát biểu tại lễ khai mạc của Hội nghị Gelongma (Bhiksuni) kéo dài ba tháng vào tháng 8 năm 2012. Bên cạnh nhiều điểm thú vị và quan trọng mà ông đưa ra, Samdhong Rinpoche đáng kính không chỉ cung cấp một sự hướng dẫn nghiên cứu tuyệt vời cho ủy ban, mà còn phát biểu một cách rõ ràng rằng lý do chủ yếu mà đức Dalai Lama ủng hộ sự phục hưng lời thề nguyện của bhiksuni theo truyền thống Tây Tạng không phải mang tính chính trị mà có động cơ tôn giáo.

Không nghi ngờ gì, khi tham gia vào cuộc đối thoại với các học giả phương Tây, ông cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền. Nhưng lý do chính cho việc ủng hộ sự thọ giới của bhiksuni là mang tính tôn giáo. Trong số những Phật tử Tây Tạng, Đức Dalai Lama được xem là nirmanakaya cao nhất, có thể bắt nguồn từ một đức Phật hoàn toàn giác ngộ. Các kinh sách Mahayana đưa ra một danh sách năm hoặc bảy phẩm chất của một nirmanakaya cao nhất như thế. Một trong số đó là có đủ bốn nhóm đệ tử: bhiksus, bhikksunis, upasakas và upasikas.

Như được đề cập trong phần đầu, tại lễ khai mạc của Hội nghị Sakydhita lần thứ nhất tại Bodhgaya, đức Dalai Lama đã phát biểu rõ ràng rằng, trong thuật ngữ tôn giáo, Tây Tạng không thể được xem là mảnh đất trung tâm có đầy đủ phẩm chất, bởi vì không hề có bhiksunis. Những nỗ lực của Ngài để hoàn thiện bốn nhóm đệ tử phải được xem xét trong bối cảnh học thuyết này. Ngài cố gắng hoàn thiện chúng trong cuộc đời này, giới luật không phải bắt chước đức Phật lịch sử, mà tuân theo vinaya.

Jampa Tsedroen- Lược dịch TKN. Như Nguyệt
(ĐSHĐ-004)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!