Ni sư Diệu Như: Một tấm gương sáng về tinh thần phụng sự đạo pháp và dân tộc

Ngay từ buổi đầu du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã xác lập một thế đứng vững chắc trong lòng dân tộc bằng những đóng góp thiết thực trên tinh thần nhập thế, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc. Ni giới Phật giáo Việt Nam từ rất sớm đã thừa tiếp và phát huy truyền thống tu tập giác ngộ, giải thoát của Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo đã khai mở. Trên tinh thần đó, lịch sử ghi nhận những đóa hoa Ni lưu đầu tiên như nữ tướng Bát Nàn, nữ tướng Thiều Hoa, công chúa Phương Dung. Dưới thời Lý – Trần có Ni sư Diệu Nhân, Ni sư Hương Tràng và cho đến thời cận hiện đại xuất hiện các bậc kỳ túc Ni lưu như Ni trưởng Diệu Hương, Ni trưởng Diệu Tịnh, Sư trưởng Như Thanh, Ni trưởng Diệu Không, Ni trưởng Đàm Minh… đã có công rất lớn trong việc phụng đạo giúp đời, phát triển Ni giới và xây dựng ngôi nhà chung Phật giáo Việt Nam.

Tiếp nối tinh thần dấn thân nhập thế, nhằm xương minh Chánh pháp đưa đạo vào đời của các bậc Tôn túc Ni, Ni sư Diệu Như là một trong những thế hệ kế thừa tinh thần phụng sự đó. Bằng những đóng góp tích cực trên lĩnh vực giáo dục Phật giáo, đào tạo Ni tài, Quản lý Nội xá Ni Học viện và hưởng ứng tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu về hành trạng cùng những đóng góp, nhằm góp phần làm sáng tỏ tinh thần phụng sự của Ni sư Diệu Như đối với đạo pháp và dân tộc.

1. Hành trạng của Ni sư Diệu Như

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đất nước lại phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Về tình hình Phật giáo diễn ra cuộc tranh đấu Phật giáo tại miền Nam chống lại chính sách kỳ thị, bất bình đẳng tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955-1963). Như vậy, Ni sư sinh ra trong một hoàn cảnh cam go của lịch sử dân tộc.
Ni sư Diệu Như, là đệ tử của Cố Ni trưởng Đàm Minh – một bậc danh Ni của Phật giáo Quảng Nam – Đà Nẵng1. Ni sư nối pháp đời 44 tông Lâm Tế và thuộc thế hệ thứ 10 Thiền phái Liễu Quán. Thế danh là Nguyễn Thị Xuân Hồng, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1963 tại thôn Phú Cường Xuyên, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Phúc, thân mẫu là bà Trương Thị Sen. Ni sư là người con thứ hai trong gia đình có 4 chị em.

Năm lên tám tuổi, thân phụ qua đời. Thân mẫu một mình sớm hôm nuôi dạy và lo cho các con được đến trường. Vốn sinh trưởng trong gia đình có truyền thống thâm tín Tam bảo, nên ngay từ nhỏ Ni sư đã cùng mẹ và chị gái thường đến ngôi chùa trong làng lễ Phật và sinh hoạt Gia đình Phật tử. Năm 1976, lúc 15 tuổi, Ni sư quy y với Hòa thượng Trí Viên tại chùa Nước Ngọt, được ban cho pháp danh là Nguyên Diệp.

Thời kỳ xuất gia tu học của Ni sư được bắt đầu từ năm 1980. Vào năm 19 tuổi, được sự giới thiệu của Hòa thượng Trí Viên, Ni sư xin phép thân mẫu vào Đà Nẵng xin xuất gia học đạo với Ni trưởng Đàm Minh (1912-1992), Trụ trì chùa Bảo Quang. Trải qua hai năm tập sự, vào năm 1982, Ni sư được Ni trưởng Bổn sư chính thức thế phát xuất gia, giữ pháp danh là Nguyên Diệp. Năm 1983, được Ni trưởng Bổn sư cho phép thọ giới Sa-di Ni và được ban pháp tự là Diệu Như. Đến năm 1985 thọ giới Thức-xoa-ma-na tại chùa Bảo Quang do Ni trưởng Đàm Minh làm Hòa thượng Đàn đầu.

Năm 1987, Ni sư được Ni trưởng Bổn sư gửi ra Ni viện Diệu Đức để theo học chương trình nội ngoại điển. Năm 1988, nhân duyên hội đủ, Ni sư được thọ Tỳ-kheo Ni và Bồ Tát giới tại Đại Giới đàn Hộ Quốc tổ chức tại Tổ đình Sắc T ứ Báo Quốc (Huế). Kể từ đây, giới pháp châu viên, Ni sư với chí nguyện “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” trong tâm luôn tâm niệm tu và học là hai vấn đề trọng yếu của người xuất gia. Vì thế, Ni sư quyết tâm theo đuổi con đường tri thức để lấy đó làm cơ sở cho những cống hiến phụng sự trong tương lai.

2. Tinh thần thực học của Ni sư

Kể từ khi xuất gia, Ni sư đã lấy mục tiêu “Duy tuệ thị nghiệp” làm phương châm tu học và hành đạo. Năm 1990, Ni sư tốt nghiệp chương trình Phật học tại Phật học đường Báo Quốc. Sau đó, Ni sư xin phép Ni trưởng Bổn sư vào Sài Gòn để cầu học. Năm 1995, Ni sư theo học Khoa Trung văn tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Năm 1997, Ni sư xuất dương du học tại Đài Loan. Từ năm 1997-2000, theo học tiếng Đài tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường Đại học Văn hóa Đài Loan. Từ năm 2000-2004, Ni sư theo học chương trình Cử nhân ngành Lịch sử tại Trường Đại học Quốc lập Đài Loan.
Từ năm 2004-2007, để nghiên cứu chuyên sâu hơn về Phật học, Ni sư theo học chương trình Thạc sĩ tại Trường Đại học Hoa Phạm (Đài Bắc). Không dừng lại ở đó, từ năm 2007-2011, Ni sư quyết định sang Bắc Kinh theo học chương trình Tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Trung Quốc. Năm 2011, Ni sư tốt nghiệp và nhận bằng Tiến sĩ Triết học. Đặc biệt, là người con hiếu hạnh Ni sư luôn nhớ đến công ơn mẹ sanh thành giáo dưỡng. Vì lẽ đó, Ni sư đã đưa mẹ sang Trung Quốc để cùng tham dự và chứng kiến lễ cấp phát bằng Tiến sĩ. Đây là một niềm vinh dự cho gia đình huyết thống cũng như tâm linh. Để từ đây, Ni sư với vốn kiến thức, kinh nghiệm tu học của tự thân bắt đầu quá trình phụng sự đạo pháp và dân tộc.

3. Đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Phật giáo, đào tạo Ni tài tại Huế

Giáo dục Tăng Ni được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Giáo hội. Trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào thập niên 20, 30 của thế kỷ XX do Hòa thượng Khánh Hòa (1877-1947) khởi sướng, trong đó nêu bật vấn đề mở trường đào tạo Tăng tài là mục đích trọng tâm và tiếp đến Hòa thượng Thích Khánh Anh đã nói: “Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy đựng sách2”. Chính trong phong trào này, Ni giới có cơ hội và điều kiện đến trường học Kinh, Luật, Luận. Theo đó, các bậc Tôn túc Ni hơn bao giờ hết đều rất chú trọng đến việc đào tạo Ni tài. Đây chính là cơ sở để Ni sư tích cực theo đuổi con đường tri thức cho bản thân và về sau để có vốn liếng tham gia đóng góp cho sự nghiệp Phật giáo, đào tạo Ni tài.

Hơn hết, vốn xuất thân là người Huế và là môn hạ của Tổ đình Tường Vân (Huế), nơi phát tích các bậc danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại. Các vị danh Tăng của Tổ đình đã có những đóng góp lớn về sự nghiệp giáo dục tiêu biểu là Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012), Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1943-2016)…

Năm 2012, Ni sư được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên – Huế do Hòa thượng Thích Đức Thanh làm Hiệu trưởng mời làm Giáo thọ sư, giảng dạy lớp Ni tại cơ sở Ni viện Diệu Đức. Đồng thời, Hòa thượng Thích Chơn Thiện – Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Huế đã mời Ni sư làm Giảng viên dạy môn Trung văn cho chương trình Cử nhân Phật học.

Năm 2017, Ni sư được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng Điều hành kiêm Phó Tổng Thư ký (sau này là Phó Phòng Tổ chức Hành chánh). Đồng thời, Ni sư kiêm thêm chức vụ Phó phòng Thông tin Truyền thông của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Huế.

Là một người làm công tác giáo dục, Ni sư luôn lấy chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp các Ni sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức mà Ni sư truyền đạt. Ngoài ra, để tạo một không khí học thoải mái thì ngoài những nội dung chính của bài, Ni sư thường liên hệ kể về công hạnh của quý Sư bà ở Huế. Cũng như kinh nghiệm tu học vượt khó của bản thân, nhằm tiếp thêm một động lực, nguồn năng lượng tích cực trên bước đường tu học cho Ni sinh.

Mặt khác, Ni sư thường nhấn mạnh đến vấn đề tu học của Ni sinh phải chú trọng đến trau dồi đạo đức, thực tập thiền định, trí tuệ giải thoát. Nhất là phải lấy đó làm mục đích hướng đến của người tu. Bên cạnh đó, Ni sư còn khuyên các Ni sinh phải có lý tưởng phụng sự đạo pháp và nhân sinh. Tinh thần kiên định này được đúc kết tại hai câu đối ở ngôi chùa Tường Quang do Ni sư khai sơn: “Phát Bồ đề tâm, học Bồ đề đạo, cộng chứng Bồ đề. Nhập Bát nhã môn, khai Bát nhã tràng, đồng quy Bát nhã”.

Thực tế, Ni sư đã tham gia đào tạo tại Học viện từ khóa VII (2013-2017) đến khóa XII (2021-2025). Ở hệ Trung cấp, Ni sư làm Giáo thọ sư từ khóa VII (2013-2017) đến khóa X (2018-2021).

Trải qua hơn 10 năm tham gia giảng dạy tại Trường Trung cấp và Học viện, Ni sư đã có những đóng góp thiết thực trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Ni tài tại Huế. Mặt khác, Ni sư còn tham gia công tác hành chính của Học viện. Không những thế, Ni sư còn kêu gọi các nhà hảo tâm ở Đài Loan hỷ cúng kinh phí xây dựng tòa nhà 02 tầng khang trang tại Ni viện Diệu Đức là cơ sở II của Trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên – Huế3.

Đặc biệt, Ni sư còn sách tấn, động viên và hỗ trợ học bổng cho Tăng Ni sinh từ Trung cấp đến Học viện. Ngoài ra, còn viết thư giới thiệu cho Tăng Ni sinh xuất dương du học tại Đài Loan, Trung Quốc. Ni sư thường nói: “Tăng Ni tài là nguyên khí của Phật giáo, đây chính là nhân tố kế thừa của Phật giáo Việt Nam”. Có thể nói, đối với sự nghiệp giáo dục Ni sư đã cống hiến hết mình. Bởi lẽ, Ni sư đã thẩm thấu và thực thi theo tinh thần của Sư trưởng Như Thanh, bậc kỳ túc Ni lưu ở thế kỷ XX đã nói: “Dù đời hay đạo, công việc giáo dục vẫn là sự nghiệp căn bản và thiết yếu trong vấn đề đào tạo con người, là nền móng vững chắc xây dựng xã hội, Đạo pháp tốt đẹp mai sau”.

4. Vị Quản chúng tận tụy

Từ năm 2017, Ni sư được Hội đồng Điều hành Học viện Huế cử giao chức vụ Trưởng ban Quản lý Ni xá Hồng Đức (cơ sở I của Học viện). Từ giữa khóa VIII (2015-2019), khóa IX (2017-2021) đến khóa XIII (2022-2026) là những khóa mà Ni sinh trực tiếp được sống trong môi trường nội trú của Học viện dưới sự hướng dẫn của Ni sư.

Khi tiếp nhận làm Quản chúng, Ni sư đã kêu gọi các Mạnh Thường Quân phát tâm kiến thiết gia cố các công trình tại cơ sở chùa Hồng Đức như Chánh điện, giảng đường, phòng ở cho Ni chúng. Dưới sự quản lý của Ni sư, cơ sở nội trú Ni ngày càng được khang trang, tiện nghi vật chất tương đối đầy đủ đã đáp ứng nhu cầu tu học nội trú.

Cùng với đó, Ni sư đã cùng Ni sinh nội trú trải qua 05 mùa An cư kiết hạ tại Ni xá Hồng Đức. Với lòng từ bi, vị tha, thấu hiểu, Ni sư đã lắng nghe, cảm thông và định hướng con đường tu học cho các Ni sinh đang theo học và sau khi tốt nghiệp.

5. Kiến lập đạo tràng, tiếp Ni độ chúng

Năm 2016, Ni sư khai sơn tịnh thất Tường Quang, tọa lạc tại thôn Ngũ Tây, phường An Tây, TP. Huế. Đây là nơi Sư hướng dẫn chúng đệ tử xuất gia và tại gia tu học theo Chánh pháp của Đức Phật. Nghe đức độ của Sư, nhiều Phật tử đã về đây quy y và tu tập. Theo lời kể của đệ tử Ni sư kể lại rằng, những Phật tử trong làng có khó khăn đến bộc bạch với Sư và Sư theo khả năng của mình mà giúp đỡ họ.

Bên cạnh đó, tiếp Ni độ chúng duy trì mạng mạch Phật pháp là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của người trưởng tử Như Lai. Do vậy, Sư đã thế độ xuất gia cho 05 đệ tử, hiện đang theo học ở Ấn Độ và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

6. Tham gia đoàn thể

Bên cạnh công tác giáo dục, quản lý Ni xá thì Ni sư còn tham gia hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, năm 2019, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh giới thiệu Ni sư tham gia Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Huế, nhiệm kỳ (2019-20244). Đồng thời, Ni sư là Uỷ viên Phân ban Ni giới tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ (2017-2022) và (2022-2027).

Ngoài ra, Ni sư còn tham gia viết bài tham luận cho các hội thảo trong và ngoài nước, thuyết giảng tại các đạo tràng và hoằng pháp tại Hoa Kỳ, Đức quốc5

Tuy nhiên, năm 2022, Ni sư phát bệnh, thế nhưng vẫn lạc quan và thể hiện tinh thần vô úy như Đức Phật đã dạy: “Thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh6”. Sau một thời gian điều trị, Ni sư đã không qua khỏi và viên tịch vào ngày 12/7/2023 (nhằm ngày 25/5/Quý Mão).
Hơn 40 năm xuất gia tu học và hành đạo, Ni sư đã phát huy tinh thần “Thiệt tế đại đạo” của Tổ sư Liễu Quán trong hạnh nguyện dấn thân nhập thế, phụng đạo cứu đời. Bằng những đóng góp thiết thực với sự cống hiến phụng sự hết năng lực của mình đối với công tác giáo dục Phật giáo, đào tạo Ni tài, vai trò Quản chúng, tiếp dẫn hậu lai, ngõ hầu báo Phật ân đức và góp sức xây dựng ngôi nhà chung Giáo hội phát triển vững mạnh. Đồng thời, Ni sư tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thể hiện tinh thần yêu đạo là yêu nước cùng hướng đến mục tiêu vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trong tương lai. Tấm gương sáng đó sẽ mãi mãi chiếu soi cho hàng hậu học chúng ta noi theo.

Trung Bảo Giác Ngọc (ĐSHĐ-135)


  1. Thích Như Nguyệt biên soạn (2022), Hành trạng chư Ni Việt Nam, tập 1, NXB. Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. tr. 334-340.
  2. Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc (1961), Lễ nhập tháp đức Thượng thủ Giáo hội Tăng già Toàn quốc (16/3/1961), Sài Gòn. Sau khi Hội Phật học Nam Việt xây xong chùa Xá Lợi, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đến xin câu đối thì HT. Thích Khánh Anh tặng câu đối này. Hiện câu đối vẫn còn treo tại chùa Xá Lợi.
  3. Thích Ân Truyền (sưu tầm và biên soạn, 2024), Chư Tôn thiền Đức Phật giáo Quảng Đà, NXB. Hồng Đức Hà Nội, tr. 489.
  4. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Văn kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Thừa Thiên – Huế lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2022-2027, Huế ngày 31/3/2022, tr. 51.
  5. Thích Ân Truyền (sưu tầm và biên soạn, 2024), Chư Tôn thiền Đức Phật giáo Quảng Đà, NXB. Hồng Đức Hà Nội, tr. 490
  6. Thích Minh Châu dịch (2000), Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Nakulapità, phần Nakulapità, NXB Tôn giáo, tr. 9.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC