Sự khác biệt giữa tư tưởng thiền học của Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ

Phật giáo Việt Nam dù có nguồn gốc từ Ấn Độ hay Trung Quốc truyền sang và có chịu ảnh hưởng của nền Phật giáo hai nước này, nhưng qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… Phật giáo Việt Nam được kết tinh dần từ truyền thống tinh hoa của dân tộc, chuyển mình thể nhập sinh động trong lòng dân tộc và hài hòa trở thành tôn giáo của dân tộc từ giai đoạn thế kỷ X đến XIV. Để có được điều này nhờ vào sự có mặt của chư vị Tổ sư, Đại sư, điển hình qua hai vị Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ,… Chư vị thiền sư các thời kỳ này đã có công rất lớn đối với Phật giáo nói chung và đất nước nói riêng.

1. Xuất thân và cách hành đạo của Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ có sự khác nhau

Tư tưởng thiền học và tư tưởng giáo hóa, các Ngài có được đều bắt nguồn từ xuất thân của các Ngài. Ngoài ra, cách hành đạo hai ngài rất khác xa nhau. Thiền sư Viên Chiếu (999 – 10901) thế danh Mai Trực, quê ở huyện Long Đàm, châu Phúc Đường, vốn là con của người anh của bà Linh Cảm Thái hậu nhà Lý (vợ vua Lý Thái Tông, mẹ của vua Lý Thánh Tông), sư gọi bà bằng cô ruột. Thuở nhỏ thông minh hiếu học, nghe lời vị Trưởng lão ở chùa Mật Nghiêm, nên Sư đã đến chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) theo học với Định Hương Trưởng lão. Thiền sư tinh thông thiền học, lại trì kinh và chứng ngộ được yếu chỉ của kinh Viên giác nên đã tinh thông phép Tam quán, hiểu rõ các lẽ tử sinh, thông tỏ quy luật tuần hoàn của vạn pháp. Tam quán là ba loại phép quán (ba phép tu thiền định) được nêu ra trong kinh, nhằm giúp hành giả đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Ngài thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam2. Thiền sư đã từng tham chính, cố vấn việc đạo, việc nước3.


Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) tên là Trần Quốc Tung, con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương, tước hiệu của An Sinh Vương Trần Liễu do vua Trần Thái Tông ban, anh cả của Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi đại vương mất (1251), Trần Thái Tông cảm nghĩa phong Thượng Sĩ. Thủa nhỏ, Thượng Sĩ đã có bản chất hùng hậu, cao sáng và kính mến đạo Phật. Khi lớn lên Thượng Sĩ được cử trấn đất Hồng La, tức Hải Dương bây giờ. Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ cầm quân đánh giặc, hai lần ngăn giặc Bắc (Nguyên) xâm lăng Đại Việt; sau được thăng chuyển chức Tiết Độ Sứ trấn hải đảo Thái Bình. Gần cuối đời, Tuệ Trung Thượng Sĩ về ấp Tịnh Bang (nay thuộc huyện Vĩnh Lại làng Yên Quảng) đổi tên là làng Vạn Niên, tức thuộc ấp của vua ban, tự hiệu Tuệ Trung, vua Thánh Tông tặng là Thượng Sĩ và gọi bằng Sư huynh. Ở đây ông có lập Dưỡng Chân Trang là nơi tu Thiền nói Đạo. Tuệ Trung Thượng Sĩ được nhận định như mẫu người lý tưởng tiêu biểu làm nên sự nghiệp hào hùng của dân tộc Đại Việt4.

2. Tinh thần phá chấp của Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ có sự khác nhau

Tinh thần của Thiền sư Tuệ Trung với cơ phong rất sắc bén, tinh thần phá chấp triệt để. Trong các thiền sư Việt Nam, thiền sư Tuệ Trung sắc bén nhất, khác hẳn Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, Viên Chiếu. Tuệ Trung còn khác với nhiều đồng đạo đương thời, khi đạt đạo ông không còn để thì giờ luận thuyết các đề tài Phật giáo hay chú giải các kinh điển Phật giáo. Thượng Sĩ chú trọng đề cao con đường “đốn ngộ” hơn là viện vào giáo lí, khái niệm để đạt đạo. Tuy nhiên, phần nhiều những người mới tham thiền ít hiểu rõ điều này. Bởi vậy khi tìm đến với Phật pháp, họ còn tự trói mình vào những khái niệm cụ thể và từ bỏ mất cơ duyên ngộ đạo. Là một thiền gia uyên thâm theo lẽ sống tiến bộ của Thiền tông, trong tác phẩm của mình, Tuệ Trung Thượng Sĩ đả phá mạnh mẽ tinh thần chấp vào khái niệm, táo bạo lật ngược một số vấn đề trong kinh bổn giáo lí cho phù hợp với thực tế Việt Nam. Đúng vậy, theo Tuệ Trung, “nguyên tắc đơn giản của đạo Phật là sống cuộc đời tự tại với chính mình, hòa nhập với thế giới khách quan, khỏi tìm đâu cả5”.

Tuệ Trung đã đi ngược lại điều được nói trong kinh giáo: “Sắc chẳng phải không, không chẳng phải sắc”. Ở đây Thượng Sĩ không hề có tư tưởng chống báng kinh giáo. Người chỉ muốn chỉ rõ kinh điển chỉ là “phương tiện” dẫn con người đến với đạo, không phải là cái đích để con người bám víu vào đó. Đạo chỉ có thể thực hiện bằng Thiền định, bằng nếp sống giới – định – tuệ, nhưng không cứ ở trong tu viện hay nơi thanh tĩnh mà ngay giữa cuộc đời, trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo Tuệ Trung sở dĩ con người thường mê lầm, bám víu vào khái niệm như thế là do họ có cái nhìn “nhị kiến”, do cách nhận thức lưỡng phân về thế giới thực tại. Nhắc đến Tuệ Trung ít ai quên giai thoại lý thú về việc đối đáp giữa ông với em gái là Nguyên Thánh Thiên Cảm Thái hậu được Trần Nhân Tông chép rất sinh động trong Thượng Sĩ hành trạng đã minh chứng cho tinh thần phá chấp đó của Tuệ Trung. Tinh thần của Thiền sư Viên Chiếu được thể hiện ra nhẹ nhàng văn chương hơn, nặng về tinh thần lý giải hơn. Tham đồ hiển quyết của Thiền sư Viên Chiếu đã thể hiện rõ đặc điểm này.

Bài kệ được Thiền sư đọc trước lúc lâm chung vào ngày lành tháng chín năm Canh Ngọ, niên hiệu Quảng Hựu thứ 6 (1090). Lúc này, Thiền sư không bệnh đau gì, đã gọi đồ chúng đến dạy rằng: “Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia sụp đổ”. Thông điệp mà Thiền sư muốn nhắn nhủ với đồ chúng là cần nhận thức rõ quy luật tuần hoàn ấy để chấp nhận thực tại, có như thế mới rõ cái lẽ “nhậm vận”, hiểu được cái quy luật thịnh suy của cuộc đời, thì mới có tinh thần “vô úy” (không sợ hãi) trước bất kỳ hiện tượng thực tế nào. Bài kệ của Viên Chiếu thể hiện cái nhìn Trung quán, đạt đến Trung đạo: Chẳng phải có chẳng phải không, vừa có vừa không của kinh Hoa nghiêm mà ở trên có nêu. Bằng cái nhìn này, Sư Viên Chiếu đã khuyên đồ chúng rằng: Nếu con người ta nhận thức rốt ráo được cái tâm là không, sắc tướng cũng là không, thì con người đó mới đạt đến cảnh giới tự tại, lòng lặng lẽ trong suốt an nhiên thanh tịnh, bởi lúc này sắc và không cũng như nhau, dù chúng có ẩn hiện, đổi dời cũng mặc, chẳng có gì đáng để bận tâm. Cảnh giới ấy là Niết-bàn, là Như lai, là Phật tính, bởi “tâm tịch nhi tri, thị danh chân Phật” (lòng lặng lẽ mà biết, đó chính là Phật vậy). Một tư tưởng Thiền học uyên áo, sâu sắc bàn về quy luật vô thường của cuộc đời, của kiếp người, về lẽ sắc không của tất cả các hiện tượng trong thế giới khách quan: chúng có đó, hiện hữu đó, người ta ai cũng thấy đó, nhưng tất cả không phải là thật tướng. Tư tưởng ấy được Thiền sư diễn đạt bằng hình ảnh văn chương cụ thể, sinh động qua lối so sánh ví von thường gặp trong cách nói của dân tộc, nhờ vậy mà người nghe, người đọc, ai cũng có thể hiểu và nhận thức được ý nghĩa của nó.


3. Tinh thần diễn đạt về thiền và Phật của Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ có sự khác nhau

Tinh thần thiền của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ mạnh mẽ, triệt để. Còn văn chương, hình ảnh về thiền của ngài Viên Chiếu thì mượt mà hơn. Trong ngôn ngữ về thiền của Tuệ Trung đâu đâu cũng thấy sắc màu triết lý của tôn giáo, lúc bàng bạc dư vị của tâm ngộ, khi mơ mơ tỉnh tỉnh trong những mê ngộ. “Mộng trung tác sinh tế sinh thô; Giác hậu vô tuyệt liêm tuyệt hào” (Lúc đang mộng nào thô nào tế; Tỉnh ra rồi chẳng một mảy may).
Điểm qua mấy chục bài thơ Thiền của Tuệ Trung những khái niệm được ông sử dụng trong thơ chứa chan màu sắc tôn giáo, ngôn ngữ giàu triết lý Phật giáo: những từ như Phật, Tâm, Không, “nhân duyên”, “tứ đại”, Thiền, “niệm”, “giả danh”, “tâm vương”, “sát na”, “nhị kiến”, “sinh tử”… Đó là những khái niệm mà Tuệ Trung dùng trong thơ của mình. Những phạm trù mang tính triết lý đạo Phật.

Ở ngôn ngữ thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ không giàu hình ảnh, không khiến người ta xiêu lòng bởi những du dương mà khiến người ta lắng đọng và suy tưởng nhiều hơn. Từng câu chữ, từng cụm từ lúc nào cũng đánh thức người đọc từ bến mê tìm về bến giác. Qua ngôn ngữ thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ đủ để thấy được nhiều tâm trạng của thi nhân, tâm trạng của kẻ lữ thứ giữa chốn tùy tục, của kẻ sĩ bất đắc chí trong chốn quan trường, của những lời thơ tri ân ca ngợi đức hạnh của các bậc Đại sư đi trước. Nếu phân nhóm thơ của Tuệ Trung thành những nhóm khu biệt, có thể tìm trong đó nhóm thơ về cảm tác trước vũ trụ bao la sinh tử Niết bàn, giải thoát giác ngộ, nhóm thơ về vui thú tiêu dao, nhóm thơ về cảnh vật trong dưỡng chân trang và nhóm tri ân ca ngợi công đức của các Thiền sư đi trước.
Ngôn ngữ trong thơ Thiền nói chung và thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ nói riêng là thứ ngôn ngữ vô ngôn. Cách nói vô ngôn có thể gói trong những thí dụ sau: Nói nghịch, Nói vượt qua, Nói chối bỏ, Nói quyết, Nói nhại, hét, im lặng, Lý luận vòng tròn. Ở thơ Tuệ Trung có đủ những cách nói như thế. “Hét” là những âm thanh kết thúc bài thơ. Một tiếng hét lên, tác động cực lớn tới người tiếp nhận, tạo sự giật mình trong trạng thái chông chênh để tìm đến trạng thái vô thức của chứng ngộ.


“Hát” trong bài “Phật tâm ca”, “đốt” trong “Phàm thánh bất dị”; “Trữ từ tự cảnh văn”. Kết thúc bài thơ là tiếng hét xuất hiện, lý giải vòng vo có, nói nghịch có, nói quyết có. Ngôn ngữ thơ Thiền đặc trưng và khác ngôn ngữ thơ đơn thuần khác.

Với Thiền sư Viên Chiếu, qua Tham Đồ Hiển Quyết là một tác phẩm được trình bày theo thể vấn đáp, những vấn đề nan giải như Chân như, Phật tánh, về những vấn đề trừu tượng, siêu hình. Tất cả đã được Sư giải đáp tài tình bằng những câu thơ đơn giản mà vô cùng thâm thúy. Điều đáng ghi nhận là khi Thiền sư Thảo Đường xuất hiện ở Việt Nam (1609), mang Tuyết Đậu Ngữ Lục từ Trung Hoa sang thì trước đó đã có Thiền Lão dùng hình ảnh thi ca làm Thiền ngữ, tiếp theo là Viên Chiếu và rất nhiều Thiền sư thi sĩ thuộc phái Vô Ngôn Thông ra đời. Tuyết Đậu Trùng Hiển là nhân vật đại biểu của Trung Hoa, còn Viên Chiếu là tinh hoa của Đại Việt. Đọc Tham Đồ Hiển Quyết của Viên Chiếu, ta cứ ngỡ như đang nghe được lời tự tình của trăng sao hoa cỏ, mà nghĩa đạo, hồn thơ như hòa quyện vô ngần.
Tham Đồ Hiển Quyết, nghĩa là chỉ rõ bí quyết cho người tham vấn. Bí quyết ở đâu sau mỗi câu thi kệ đơn sơ gãy gọn ấy?

Tăng hỏi: “Kiến tánh thành Phật, nghĩa ấy như thế nào?” Viên Chiếu đáp: “Khô mộc phùng xuân hoa cạnh phát; Phong xuy thiên lý phức thần hương” (Cây héo xuân về hoa nở rộ; Gió lay ngàn dặm nức mùi hương).

Càng đọc các câu vấn đáp đầy thi vị của Tham Đồ Hiển Quyết, ta có cảm tưởng Thiền sư đã dắt người đọc nhởn nhơ vào trong khu vườn đầy thơ mộng, có bướm có hoa, có trăng trong mây trắng, có tất cả những hình ảnh đẹp nhất của trần gian mà tuyệt nhiên không có sự vướng víu của tự ngã, không có yêu ghét khổ vui. Cứ ngỡ bao nhiêu nếp suy tư hằn trên trán người học như những công án ngàn đời bí hiểm, khi được hỏi, Sư giải đáp chỉ là chỉ ra cái sờ sờ trước mắt.

Đọc Tham Đồ Hiển Quyết của Viên Chiếu Thiền sư, cũng như đọc những ngữ lục Thiền tông giàu hình ảnh thi ca.

4. Tư tưởng hòa quang đồng trần của Tuệ Trung khác hẳn với tư tưởng của Thiền sư Viên Chiếu

Có thể nói, tư tưởng chính xuyên suốt của toàn bộ tác phẩm văn học Thiền của Tuệ Trung là hòa quang đồng trần. Chính Trần Nhân Tông đã nhận định như sau: “Hỗn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngỗ. Cố năng thiệu long pháp chủng, du dịch sơ cơ” (Thượng Sĩ nhờ hòa quang đồng trần, cùng vật chưa từng xúc phạm nên có thể thiệu long giống pháp, dỗ dắt kẻ sơ cơ).

Với Thiền sư Viên Chiếu thì thể hiện tinh thần nhập thế, hòa quang đồng trần phản ánh rõ chủ trương phá chấp, tức là cởi bỏ sự vướng mắc và câu chấp phân biệt nhị nguyên, tịch tĩnh vô trụ xứ. Bởi thế cần phải hết sức dõng mãnh thực hành những điều khó hành nhất trong đời sống của người hành đạo, có thế mới chứng ngộ chân lý tối thượng tự giải phóng mình ra khỏi sự ràng buộc của đời sống.

Bên cạnh đó, Thiền tông còn chủ trương “Đốn Ngộ” và yếu chỉ của Thiền có thể tóm gọn là: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” (truyền riêng ngoài giáo, không lập văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật6). Đây là phương pháp nhanh chóng trừ tà kiến vọng niệm, phương pháp tu tập không phụ thuộc vào giáo lý kinh điển tuy vẫn dùng kinh điển để khai tâm, đi thẳng vào lòng người tu hành để họ liễu ngộ được chân lý, thấy được Phật tánh.

Chân lý trong con người, con người là chân lý. Phật tánh trong con người, con người là Phật không sai. Cho nên, thấy cảnh là Bồ đề, sống trong cảnh tức là sống trong Bồ đề. Như vậy, chủ thể và đối tượng là một. Chân lý thực tại không phải ở đâu xa, mà ở chính trong ta, ở trước mắt chúng ta. Chân lý đó phải được nắm bắt trong hiện tại và hiện tiền.
Thái độ ung dung của Thiền sư cho ta thấy Ngài đã sống giữa lòng thế tục, hòa ánh sáng mình trong cuộc đời bụi bặm; trong mọi cuộc tiếp xúc Ngài luôn luôn giữ thái độ hòa ái nên chưa bao giờ gặp phải những trường hợp phiền nghịch.


Tinh thần “hòa quang đồng trần” là tất cả những gì các vị Thiền sư mang theo suốt cuộc vân du trên khắp nẻo đường đất nước. Đem ánh sáng từ bi và trí tuệ rọi chiếu vào cuộc sống đồng thời chuyển hóa nó thành cõi Niết-bàn.

Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ là hai thiền sư tiêu biểu của hai thời kỳ tiêu biểu của lịch sử dân tộc triều Lý, triều Trần. Dù trải qua hai triều đại nhưng về tư tưởng của hai vị vẫn có những điểm tương đồng về sự dung thông tư tưởng Nho – Phật và sự thống nhất tư tưởng Phật tại tâm, ngộ tâm thành Phật.

Ngoài ra, Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng có những điểm dị biệt trong tư tưởng đó là về xuất thân và cách hành đạo của Thiền sư Viên Chiếu và Tuệ Trung Thượng Sĩ có sự khác nhau. Từ những yếu tố ngoại duyên này, những quan điểm, tư tưởng của hai vị có nhiều sự khác biệt rõ rệt như về tinh thần phá chấp, sự diễn đạt về thiền, Phật và tư tưởng hòa quang đồng trần của Tuệ Trung khác hẳn với tư tưởng của Thiền sư Viên Chiếu.

Triều đại Lý Trần đã hun đúc nên hai vị đại thiền sư với những tư tưởng thiền học tuy có những điểm khác biệt nhưng đồng thời cũng có nhiều điểm tương đồng. Chính điều này đã tạo bước đà để dần hình thành nên thiền học đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.

TN. Trung Tâm (ĐSHĐ-117)


  1. TS. Thích Phước Đạt, TS. Thích Hạnh Tuệ, TS. Thích Nữ Thanh Quế, TS. Đinh Văn Viễn, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr. 128.
  2. Thích Hạnh Thành biên soạn (2016), Biên Niên sử Thiền tông Việt Nam (1010-2000), NXB. Hồng Đức Hà Nội, tr. 735.
  3. Thích Đồng Bổn (2019), Phật giáo và những dòng suy tư, NXB. Hồng Đức Hà Nội, tr. 29-30.
  4. TS. Thích Phước Đạt, TS. Thích Hạnh Tuệ, TS. Thích Nữ Thanh Quế, Đại cương Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, 2021, tr. 210.
  5. Thích Minh Tuệ, Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992, tr. 337.
  6. HT. Thích Chơn Thiện, Tìm vào thực tại, NXB. TP.HCM, 2000, tr. 178.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Ni và chư Tôn Đức Ni tiền bối hữu công - Ni giới tỉnh Khánh Hòa kính tri ân
14:08
Video thumbnail
"Thấu Hiểu & Yêu Thương Qua Những Câu Chuyện Jātaka - Phóng Sự Đặc Biệt - Đặc San Hoa Đàm"
05:04
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:38
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!