Sự vươn lên của Ni giới Việt Nam Nhìn từ phong trào Chấn hưng Phật giáo (1931-1945) – phần 2

Sài Gòn bị chiếm năm 1859, miền Nam trở thành thuộc địa của Pháp với tên gọi Nam Kì vào năm 1862. Phần lãnh thổ còn lại nằm dưới chế độ bảo hộ được chia thành Bắc Kì và Trung Kì vào năm 18841. Thất bại của triều đình Huế trước quân đội Pháp đã mở đầu cho sự thoái trào của Nho giáo và mở đầu cho sự xâm nhập của các nhân tố văn hóa, tư tưởng phương Tây vào Việt Nam. Từ đó, tạo nên những thay đổi trong mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa của các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Việt Nam, trong đó có phụ nữ.

Giáo dục dành cho nữ sinh xuất hiện. Với sự ra đời của hệ thống giáo dục Pháp – Việt, giáo dục không còn là đặc quyền của nam giới. Năm 1907 đánh dấu việc thành lập các trường nữ sinh. Đây được coi là một bước đột phá không chỉ trên phương diện giáo dục mà nhất là trên phương diện tư tưởng, được đón nhận một cách tích cực ở giới Hán học mang tư tưởng Khổng giáo, vốn coi việc dạy dỗ con gái là vô ích2. Cho tới khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào năm 1918, ở cả ba kì đều có trường học cho nữ sinh. Số nữ sinh ngày càng tăng3. Trên phương diện xã hội, giáo dục nữ sinh góp phần làm thay đổi địa vị phụ nữ trong xã hội 4.

Chữ Quốc ngữ ngày càng phổ biến. Đây là một trong những “di sản cơ bản nhất” của nền giáo dục thuộc địa. Được định hình vào thế kỷ XVII, chữ viết này ban đầu không vượt ra ngoài khuôn khổ của việc truyền đạo. Chính việc sử dụng nó vào mục đích giáo dục, giảng dạy dưới thời thuộc địa khiến cho chữ Quốc ngữ trở nên thông dụng với đại chúng.

Sự ra đời và phổ biến của báo chí, nhất là báo chí tiếng Việt tác động vào nhận thức của phụ nữ. Tờ báo Quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo được thành lập năm 1865 tại Sài Gòn, theo thời gian, số lượng các tờ báo bằng chữ Quốc ngữ ngày càng tăng. Trong những năm 1920 và 1930, báo in Việt Nam đã đạt được sự phát triển vượt bật cả về số lượng xuất bản và nội dung đa dạng5. Đặc biệt, bên cạnh báo chí nói chung, đã xuất hiện những tờ báo chuyên biệt dành cho phụ nữ. Vào thời kì phát triển 1930-1935, ở cả ba kì đều xuất hiện báo phụ nữ. Trong đó, nổi tiếng nhất là tờ Phụ nữ tân văn. Là tờ tuần báo, tồn tại từ năm 1929 đến năm 1939, thiên về “đại chúng, đề cập đến những vấn đề thường nhật6”, Phụ nữ tân văn được “mọi giới tán thưởng, không những chỉ phổ biến rộng rãi ở Nam kỳ mà còn được độc giả hai miền Bắc, Trung đón nhận với nhiều tình cảm tốt7”. Có thể nói, nhờ báo chí, phụ nữ có điều kiện tiếp cận các thông tin đa dạng, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học đến tôn giáo cho đến các vấn đề của phụ nữ.

Một sự thay đổi nữa có ý nghĩa không chỉ đối với xã hội Việt Nam mà còn đối với phụ nữ thời Pháp thuộc, đó là sự ra đời của các đô thị hiện đại và sự hình thành lối sống thị dân phương Tây. Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa, quá trình đô thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Hà Nội, Hải Phòng theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp trở thành thành phố cấp I giống như Sài Gòn. Các thành phố này nhanh chóng trở thành các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa với các dinh thự, công sở của chính quyền thực dân, các nhà máy, các xí nghiệp, các cửa hàng, hãng buôn. Ở các tỉnh, xuất hiện các thành phố cấp 2, cấp 3, các thị xã. Cuộc sống ở các đô thị theo phong cách phương Tây đã dẫn đường cho tư tưởng mới8.

Những nhân tố này đã tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống văn hóa xã hội của phụ nữ. Bên cạnh phần lớn phụ nữ sống ở nông thôn, vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thì một bộ phận phụ nữ, nhất là phụ nữ ở các đô thị được đi học, có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng trên báo chí, chắc hẳn sẽ làm thay đổi ít nhiều nhận thức và tư tưởng của họ.

1. Thực trạng Ni giới Việt Nam trước phong trào chấn hưng

Mặc dù Ni giới Việt Nam có truyền thống lâu đời, ngay từ thế kỷ XII9 giữa các miền lại có sự khác biệt lớn. Ni chúng ở miền Bắc có một truyền thống lâu dài hơn miền Trung và miền Nam10. Ở miền Bắc cùng với truyền thống lâu đời, Ni chúng đã có chùa riêng. Chúng tôi có hai hồ sơ lưu trữ và hai cuốn sách làm cơ sở cho nhận xét này. Hồ sơ lưu trữ 3722, phông MHN, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (Hà Nội, Việt Nam) cung cấp thông tin về tình trạng chùa Quán Sứ vào năm 1934 cho biết, trước khi nhượng chùa cho các vị cư sĩ, ngôi chùa này do hai Ni sư Nguyễn Thị Đoan và Nguyễn Thị Tần quản lý. Điều này cũng được nhà sư Trí Hải, một vị tu sĩ khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo ở đất Bắc nhắc đến trong Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam như sau: “… Thỉnh thoảng Thượng tọa Thái Hòa đưa tôi vào thăm chùa Quán Sứ11, Hà Nội. Vị Trụ trì ở đấy bấy giờ là Sư thầy Nguyễn Thị Đoan12.” Một tài liệu lưu trữ khác, hồ sơ 2405, chúng tôi đã đề cập ở mục 1 cho biết nhiều hơn thông tin về Ni chúng Bắc kỳ. Trước hết là về số lượng Sư Ni trụ trì các chùa. Kết quả được tổng hợp và thể hiện qua bảng dưới đây:

Tỉnh                                 Tỷ lệ ni sư trụ trì so với tổng số

Hưng Yên                            11/ 34
Hà Nam                                2/ 14
Thái Bình                            40/144
Ninh Bình                           18/70
Bắc Ninh                              2/30
Vĩnh Yên                              4/8
Phúc Yên                              0/7
Phú Thọ                             13/26
Quảng Yên                          2/16
Kiến An                             0/6
Thái Nguyên                     0/5
Tuyên Quang                   0
Tổng số                        92/360

 

Nghiên cứu tỉ mỉ phiếu điều tra về các vị Ni sư trụ trì trong hồ sơ này chúng tôi còn được biết bên cạnh việc xuất gia với chư Tăng, một số vị xuất gia với Sư phụ là Ni. Dưới đây là một ví dụ minh chứng cho nhận xét này:

Ngoài Ni sư Đặng Thị Mỹ (sinh tại Thổ Khối, tỉnh Bắc Ninh), trụ trì chùa Vy Thanh, tổng Quât Lưu, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Yên) Ni sư Lê Thị Liên, trụ trì chùa Thụy Vân, huyện Hạc Trì, Phú Thọ cũng là đệ tử của Ni sư Tuệ tại chùa Sơn Thi, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Từ những thông tin mà hồ sơ cung cấp, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đi đến nhận xét rằng ở miền Bắc vào thời Pháp thuộc tồn tại sơn môn Ni. Nhận xét này cũng được củng cố thêm nhờ các thông tin Nguyễn Lang cung cấp trong Việt Nam Phật giáo Sử luận. “… Tại Hà Nội có một Ni viện lớn ở đường Hàng Than đã được thành lập nhiều đời; Tổ đình này thường được gọi là Sơn môn Am… Tại Hà Đông, ở làng Khoang có một Ni viện quy mô khác được gọi là Sơn môn Khoang. Đây cũng là một Tổ đình lớn của Ni giới13.” Bên cạnh đó Nguyễn Lang cũng cho biết các Sơn môn này cũng chính là nơi đào tạo Ni giới. Tại Sơn môn Am, “Mỗi năm các vị Ni sư quy tụ về đây để kiết hạ có khi trên một trăm vị14.” Ngoài ba Sơn môn nêu trên, hồ sơ 2405 cũng cho biết một số chùa Ni ở địa phương khác cũng là nơi đào tạo chư Tăng và chư Ni. Chùa làng Phú Viên, Gia Thụy, Gia Lâm, Bắc Ninh “ngôi chùa là nơi đào tạo chư Tăng và chư Ni” (“La pagode est une école pour la formation des bonzes et bonzesses15”), hay chùa Đồng Nhân (làng Đai Trang, Van Mau, Vo Giang, Bắc Ninh16).
Với truyền thống lâu đời, ở miền Bắc có các vị Ni sư thông hiểu Phật pháp. Nguyễn Lang cho biết Ni sư Đàm Soạn là vị Ni đầu tiên được vời vào hoàng cung Huế dạy đạo cho các bậc hoàng hậu và cung phi17. Ngoài ra, hồ sơ 2405 cũng cho chúng ta biết 04 vị Ni sư khác, gồm Ni sư Đàm Yến (Bắc Ninh), trụ trì chùa Thiên Phúc (village Truc Phê, canton Thuong Nong, Tam Nông, Phutho), một vị Tỉ khiêu Ni (không ghi tên), trụ trì chùa Chung Quang có trình độ Phật học sâu sắc, Ni sư Lê Thị Liên chùa làng Thụy Vân, Hạc Trì, Phú Thọ có trình độ Phật học tốt.


Tuy nhiên, về trình độ Phật học, đại đa số ở mức sơ cấp, thậm chí nhiều người rơi vào tình trạng “mù chữ”, “thuộc lòng những câu tụng niệm”. Chính vì vậy, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi Tâm Nguyệt viết trên Tạp chí Đuốc Tuệ năm 1937 như sau: “chỉ có cái danh cái hình là người xuất gia, mà có ai hỏi thế nào là Phật pháp, là tu hành, thật ít có người trả lời đúng được, thậm chí có vị trả lời Phật pháp là Phật pháp chứ là gì, “còn tu hành là cốt sửa sang vườn giồng hành để bán lấy tiền tiêu18.”

Về trình độ học vấn của Ni sư, nghiên cứu kết quả điều tra của chính quền thực hiện và năm 1943, chúng tôi được biết, 67/92 biết chữ Hán, 5/92 biết chữ Quốc ngữ và chữ Hán, 18/92 mù chữ và 2/92 không có thông tin.

Về ảnh hưởng của Ni giới, nhìn chung, chỉ giới hạn trong làng, phần lớn ở mức độ “ảnh hưởng không đáng kể trong cộng đồng” hoặc “không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với tín đồ”. Việc một số vị Ni sư khi được điều tra không ghi rõ tên cùng với mức độ ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng và tín đồ giúp chúng ta hoàn toàn có cơ sở để đi đến nhận định rằng Ni sư miền Bắc thời đó có một đời sống lặng lẽ.

Hiện nay có rất ít tư liệu về Ni giới Trung kỳ và Nam kỳ thời Pháp thuộc và trước đó, chính vì vậy thông tin về Ni giới ở hai miền giai đoạn này khá mờ nhạt. Ở miền Trung, sách Lược sử Ni giới Bắc tông Việt Nam cho biết “Cuối thế kỷ XIX, tại Huế chưa có chùa Ni và hệ thống riêng, các vua triều Nguyễn có lập chùa trong cung, gọi là chùa vua, để các vị nữ quan lễ Phật, thỉnh thoảng nghe giảng kinh. Chư Ni xuất gia tu học đều nương theo Tăng”. Tài liệu ghi nhận Ni sư Diên Trường (1863-1925) là vị Tỳ kheo ni đầu tiên của Trung kỳ. Bà xuất gia năm 1898 với Hòa thượng Hải Thượng Cương Kỷ, chùa Từ Hiếu. Năm 1910, bà thọ giới Tỳ kheo Ni tại Giới đàn Quảng Nam. Ni sư Diên Trường sau khi khai sáng chùa Trúc Lâm, thỉnh Hòa thượng Giác Tiên ra trú trì và bà có “lập một Ni xá riêng tại chùa Trúc Lâm và quy tụ một số Ni sư khác tới học như Ni cô Chơn Hướng, Diệu Hương, Giác Huệ. Đến năm 1928, ở Huế mới xuất hiện ngôi chùa Ni đầu tiên, chùa Diệu Viên. Đây là ngôi chùa do Ni sư Diệu Không, thời điểm này chưa xuất gia và bà Ưng Đình sáng lập, sau đó mời Ni sư Diệu Hương về làm tọa chủ. (Còn tiếp)

TS. Ninh Thị Sinh
Khoa lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội 2 (ĐSHĐ-117)
Sc Tn Thánh Thảo diễn đọc


  1. Pierre Brocheux, Daniel Hémery, 2001, Indochince la colonisation ambiguë, 1858-1954, pp. 33-52.
  2. Nguyễn Thụy Phương, Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa: huyền thoại đỏ và huyền thoại đen, NXB Hà Nội, 2020, tr.58.
  3. Trịnh Văn Thảo, 2019, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, Nguyễn Trí Chỉ, Trịnh Văn Tùng (dịch), NXB Tri thức, Hà Nội, tr.163, 171, 182.
  4. Nguyễn Thụy Phương, 2022, Nhà trường Pháp ở Việt Nam 1945-1975: Từ sứ mạng khai hóa đến ngoại giao văn hóa, NXB Hà Nội, tr.36.
  5. Hawn, McHale. 2004. Print and Power: Confucianism, Communism, and Buddhism in the making of modern Vietnam. Honolulu: University of Hawai’i press: 18-19.
  6. Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr.223.
  7. Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2016, tr.220.
  8. Hoài Thanh, Hoài Chân (1997), Thi nhân Việt Nam 1932-1941, NXB Văn học, Hà Nội, tr.16.
  9. Elise Anne DeVido, “Buddhism for This World”: The Buddhist Revival in Vietnam, 1920 to 1951, and Its Legacy, in Philip Taylor, Modernity and Re-enchantment Religion in Post-revoulutionary Vietnam, Institute of Southest Asian Studies Singapore, 2007, pp. 250-296, tr.279.
  10. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), NXB Phương Đông Cà Mau, 2012, tr.813.
  11. Hội quán của Hội Phật giáo Bắc kỳ, hiện nay là Trụ sở Trung ương Giáo hội.
  12. Sa môn Trí Hải, Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2016, tr.28.
  13. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), NXB Phương Đông Cà Mau, 2012, tr.813.
  14. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), NXB Phương Đông Cà Mau, 2012, tr.813.
  15. ANOM, RST, 2405.
  16. 7 ANOM, RST, 2405
  17. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận (3 tập), NXB Phương Đông Cà Mau, 2012, tr.813.
  18. Tâm Nguyệt. 1937. Lời than phiền của Ni cô Tâm Nguyệt (Complaint of Nun Tâm Nguyệt). Đuốc Tuệ 60: 3.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Ni và chư Tôn Đức Ni tiền bối hữu công - Ni giới tỉnh Khánh Hòa kính tri ân
14:08
Video thumbnail
"Thấu Hiểu & Yêu Thương Qua Những Câu Chuyện Jātaka - Phóng Sự Đặc Biệt - Đặc San Hoa Đàm"
05:04
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:38
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!