Hoàng Long thất trung hữu tam quan ngữ. Nột tử thiểu khế kỳ cơ giả, thoát hữu thù đối, duy liễm mục nguy tọa, thù vô khả phủ. Diên chi ích khấu chi. Hoàng Long viết: “Dĩ quá quan giả trạo tý nhi khứ, tòng quan lại vấn khả phú, thử vị thấu quan giả dã.
Lâm Gian Lục.
Ḍịch nghĩa:
Hoàng Long trong trượng thất có ba lời then chốt gọi là “Tam quan ngữ”1. Kẻ nột tử ít người khế hợp được cơ đó, hoặc có thù đối, chỉ nhắm mắt ngồi ngay, không quyết đoán khả phủ được2. Diên Chi luôn luôn nghiền ngẫm quan ngữ đó. Hoàng Long nói: “Người đã qua cửa ải rồi thì vung cánh tay mà đi, nếu còn theo người giữ cửa để hỏi khả phủ, thì đó là người chưa thấu được quan ngữ vậy”.
Lâm Gian Lục.
- Tam quan ngữ: Theo Văn Ngọa Kỷ Ðàm: Hoàng Long Tuệ Nam thiền sư, lúc bình thời, nếu thấy học đồ tới, tất nhiên, ngài đem ba điểm then chốt là “Sinh Duyên”: Duyên nơi sinh. “Phật thủ”: Tay Phật và “Lư cước”: Chân lừa để hỏi. Như Hoàng Long hỏi Long Khánh Nhàn: “Mỗi người đều có cái sinh duyên, vậy sinh duyên của Thượng tọa ở chốn nào?”. Nhàn thưa: “Sáng sớm ăn cháo hoa, đến tối lại thấy đói”. Lại duỗi tay và hỏi: “Tay làm thế nào giống như tay Phật?”. Nhàn thưa: “Gảy khúc đàn Tỳ bà dưới trăng”. Lại duỗi chân ra và hỏi: “Chân ta sao giống tợ chân lừa?”. Nhàn thưa: “Cò trắng đứng trên tuyết chẳng cùng màu sắc”. Cứ vấn đáp như thế, nếu người học chưa khế ngộ được cơ đó thì dù hơn ba mươi năm trời, hoặc có thù đáp chăng nữa, cũng duy chỉ nhắm mắt ngồi ngay mà thôi, vẫn chưa quyết đoán được khả phủ. Vì thế nên chốn tùng lâm gọi đó là “Tam quan ngữ của Hoàng Long.
Bài tụng tổng quát về Tam quan ngữ của Hoàng Long như sau:
Sinh duyên đoạn xứ thân lư cước,
Lư cước thân thời Phật thủ khai.
Vị đáo ngũ hồ, tham học giả,
Tam quan nhất nhất thấu tương lai.
Tạm dịch:
Chân lừa khi duỗi đoạn duyên sinh,
Tay Phật mở ra lúc đó liền.
Tham học những người trong bốn biển,
Phải lo thấu triệt nghĩa tam quan. - Khả phủ: Nên hay không nên, được hay không đưọc..