Tôi và bạn

Câu chuyện về những đau thương do chiến tranh gây ra luôn là chủ đề bất tận cho những bậc tiền bối lớn tuổi – là những chứng nhân lịch sử đã chứng kiến hay còn là nạn nhân của chiến tranh mang lại.

Câu chuyện xảy ra dường như chỉ mới ngày hôm qua, nỗi ám ảnh về tội ác chiến tranh gây ra với người thân, với gia đình, quê hương là đau thương từ sâu thẳm tâm can khó tả. Ni trưởng thường hay kể lại câu chuyện “giặc Pôn Pốt vào Hà Tiên” và “cả chùa phải chạy xuống Giang Thành lánh nạn cả năm trời.”

Ni trưởng sinh ra vào đầu thập niên 40 của cuộc kháng chiến chống Pháp và lớn lên tại Cầu Kè – Trà Vinh, cái nơi được khen ngợi là “gương anh dũng cho toàn quốc” trong những ngày Nam Bộ kháng chiến. Gia đình Ni trưởng thuộc bậc trung lưu, theo truyền thống đạo Phật và kính tin Tam Bảo. Từ nhỏ, thường được nghe kể về những tội ác chiến tranh, cũng như chứng kiến bom đạn tàn sát làm những người xung quanh ra đi. Nên Sư cảm ngộ được sự vô thường mà phát tâm xuất gia theo các vị Thầy đức độ có tiếng về thăm miền quê thuyết pháp. Năm 16 tuổi, Sư đã xin gia đình thế phát xuất gia, và được sự chấp thuận của gia đình.

Những năm còn nhỏ khi mới 10 tuổi, Sư có một cô bạn thân cũng yêu mến Phật pháp, cả hai cùng nhau đi nghe các bậc chư Tăng đức độ về thuyết pháp, được quy y và hay đến chùa công quả. Thế nhưng, bước sang tuổi trưởng thành, cô bạn kia cũng đi theo tiếng gọi của Tổ quốc – đó là tham gia Cách mạng. Ni trưởng thì đi xuất gia. Từ đó, mỗi người một nẻo. Cơ duyên đã dẫn dắt Ni trưởng đến trụ trì một ngôi chùa lớn tại Hà Tiên (Kiên Giang) – nơi được mệnh danh là “Hà Tiên thập cảnh” như tiên bồng tại nhân gian. Năm đó Sư mới 34 tuổi (năm 1974). Bốn năm sau, chiến tranh biên giới Tây Nam diễn ra quyết liệt, ảnh hưởng đến An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh và cả Hà Tiên. Sư đã cùng người dân và Phật tử xuống tận Giang Thành (cách Hà Tiên hơn 30km) lánh nạn gần 1 năm trời ở đó. Đến năm 1979 khi Hà Tiên không còn tiếng súng, trở lại thanh bình thì Sư và mọi người lại trở về trú xứ xây dựng lại quê hương.


Đó là một mùa thu vào năm 2000, một người đàn bà trạc 60 tuổi, dáng người cao lớn, một tay trái bị cụt, thong thả bước vào chùa tìm gặp Ni trưởng. Cô mừng rỡ:

– Dạ con chào Sư, mấy năm nay con về quê hỏi thăm, biết được Sư tu ở đây, mà tới giờ con mới có dịp lên thăm Sư. không biết Sư còn nhớ con không. Con là Út Hạnh nè Sư!

Trong niềm bất ngờ, vỡ òa cảm xúc, Sư nhận ra đó là cô Út Hạnh – người bạn thân của Sư thời còn nhỏ, là đồng hương, cô từng tham gia cách mạng.

– Mô Phật, là cô Út Hạnh đây sao? Hơn 40 năm rồi mới gặp lại chứ chẳng ít. Hôm nay gặp lại vui quá cô ạ. Thôi mình vào nhà khách nói chuyện bao năm xa cách nha. Mà sao tay cô bị thương tật vầy nè?

Cô Út Hạnh thở dài một cái, nhưng vẻ mặt không buồn, ngược lại cô rất hoan hỷ. Có lẽ là vì sau bao nhiêu năm hơn nửa đời người cô mới được gặp lại người bạn thuở nhỏ cùng chơi thân, cùng đi chùa, cùng chia sẻ những nỗi vui buồn thơ ấu. Vừa ngồi xuống uống ngụm trà, cô nói:

– Dạ con may mắn Sư ạ, may mắn vì từ nhỏ biết Phật pháp, may mắn còn sống sót sau binh biến khó lường của chiến trường sống còn, may mắn vì có người bạn là bậc chân tu đức hạnh. Và may mắn nhất là hôm nay đã gặp lại Sư sau hơn nửa đời người xa cách Sư ạ.
Ni trưởng nhìn vào đôi mắt cô Út Hạnh, Sư bắt gặp một cảm xúc vui khó tả cùng sự cảm động trong con người nữ thương binh mạnh mẽ ấy. Sư hỏi:

– Chiến tranh quá đỗi đau thương phải không cô Hạnh, cách đây 20 năm Sư cũng chạy giặc Pôn Pốt cả năm trời. Người dân ở Mỹ Đức, Thạch Động thiệt mạng nhiều lắm, đến giờ nhắc lại Sư vẫn còn nhớ như in nỗi buồn, đau thương của bà con năm đó.

Thấy khóe mắt Sư đỏ hoe, ngấn lệ, cô Út Hạnh tiếp lời:

– Dạ đúng rồi Sư, cũng chiến tranh Pôn Pốt năm đó mà cánh tay con cũng đứt lìa Sư ạ. Người dân mình thiệt mạng oan uổng nhiều quá Sư ơi. Mà hồi Sư về Hà Tiên Sư phải lánh nạn như thế nào Sư kể con nghe với.

Với ánh mắt từ bi, vẻ mặt giản dị chân quê của một bậc Ni lưu đức hạnh đã trải qua biến cố của chiến tranh, Sư dịu giọng:


– Sư về đây năm 1974, một năm sau đó là đất nước hoàn toàn giải phóng. Sư nhớ như in bà con reo hò khắp đường phố. Thông tin gì cô Quyền cũng chạy vào chùa nói Sư nghe. Mấy năm sau, cỡ đâu… đêm 13, rạng sáng 14/3/1978 thì quân Pôn Pốt tấn công dữ dội vào Hà Tiên bằng hai đường, đường biển thì chúng tràn vào Xóm Eo, Mũi Nai, Giếng Tượng. Bà con hàng trăm người chạy vào chùa lánh nạn, mỗi ngày Sư nấu hàng trăm suất cơm cho bà con ăn để lánh nạn và cầu siêu cho nạn nhân là thân nhân của những người dân này. Gạo ngày cũng ít đi và vừa hết thì nghe giặc Pôn Pốt men theo đường bộ qua biên giới Xà Xía đánh vào Thạch Động giết hàng trăm người. Biết không lâu nữa chúng sẽ tràn vào trung tâm, vào chùa này nên Sư với bà con hàng trăm người chạy xuống Giang Thành cách Hà Tiên 30 cây số. Ở đó khoảng một năm thì nghe tin Hà Tiên thanh bình, Sư và mọi người trở về để cùng nhau xây dựng lại Hà Tiên sau bom đạn. Để an ủi bà con, đặc biệt là những người già có con chết do bom đạn, hay những đứa trẻ có gia đình bị sát hại thì Sư đi qua những tỉnh xung quanh xin quyên góp, mong có kinh phí lo cho những người già, trẻ em mất mát do chiến tranh, hay những gia đình đặc biệt khó khăn chẳng còn gì sau khi giặc càn quét. May thay Đức Phật gia hộ, những người đó được an ủi tinh thần, yên tâm phần nào trong cuộc sống. Còn chùa cũng bị phá hoại, cũng may chư Phật tử và bà con mỗi người góp một chút sức để tu sửa ngôi chùa. Chiến tranh đau thương quá, qua rồi vẫn còn thương tâm quá cô Hạnh ạ.


Cô Út Hạnh nghe xong lòng cũng xót, xa, giọng nói bắt đầu trầm lắng, ánh mắt xa xăm hồi tưởng về cuộc chiến tranh:

– Hồi mà con với Sư tạm biệt nhau ngày Sư đi xuất gia, hai năm sau đó con cũng xin làm liên lạc, tham gia rà soát mìn cho chiến sĩ Sư ạ. Không biết sao lúc đó con không sợ chết nghen Sư. Sau đó con xin vào học ngành y để mong muốn dùng sức nhỏ mọn của mình cống hiến khâu chữa trị thương tích cho các chiến sĩ. Cái hồi mà Pôn Pốt diễn ra, con được phân bổ qua An Giang để chữa trị cho các chiến sĩ trong chiến tranh vệ quốc với Pôn Pốt. Hồi đó, chiến sĩ phe mình bị thương nhiều lắm Sư ạ, mà bên giặc Pôn Pốt cũng bị thương nữa. Sự từ bi, yêu thương thấm nhuần trong con từ lâu, khi mà con còn nhỏ đi chùa với Sư lận. Lòng con không cho phép mình bỏ mặc bất kỳ ai. Rồi Sư biết sao không? Con sơ cứu cho các chiến sĩ của mình xong là con cứu luôn thương bệnh binh bên giặc. Con biết rằng, dù đó là kẻ thù của mình nhưng vẫn là con người Sư ạ. Nhưng kì diệu lắm nghen Sư, con cứu chữa xong cho những kẻ địch của mình, khi họ lành lặn họ đã đầu hàng về nước và không tham gia kháng chiến với ta nữa. Đó là động lực cho con tận tâm cứu chữa thương bệnh binh dù là phe ta hay giặc. Bởi con biết ai cũng có gia đình, có vợ con chờ đợi hết Sư ạ.

Nghe tới đây Sư cảm thán, mỉm cười:
– Lòng từ bi của cô Út Hạnh giống cái tên cô vậy, đó là “Bồ tát hạnh” đó nghe cô. Nhưng còn cái tay cô sao bị như vậy nè?
Cô Út Hạnh thở dài, xong cô hít một hơi sâu, đôi chân mày nhíu lại, ánh mắt xa xăm hồi tưởng như rằng sự việc mới xảy ra:
– Dạ cũng trong cuộc kháng chiến chống Pôn Pốt Sư ạ. Quân y chúng con thường được mọi người gọi là “chiến sĩ đi trước về sau” đó Sư. – Cô Út Hạnh phì cười, sau đó cô hít một hơi sâu, cô kể tiếp:
– Trong cuộc chiến Pôn Pốt, biết rằng thời gian sẽ kéo dài, vì thế, để thuận tiện cho việc cứu chữa thì mỗi đơn vị sẽ bố trí những trạm cứu thương nhỏ. Bởi có những thương binh bị thương nặng tại mặt trận, không thể chịu đựng được cuộc hành trình dài để trở về hậu phương trên những con đường bị đánh phá ác liệt, vì thế, họ cần điều trị tại chỗ. Là một quân y, con sẽ đi chung với đơn vị ra chiến trường, nhằm kịp thời sơ cứu. Bom đạn ác liệt quá Sư ạ, một lần con thấy một chiến sĩ bị mìn nổ bị thương nặng, con xót quá chạy ra sơ cứu cho kịp. Nào ngờ thêm mìn nổ bên hông, con đưa tay ra che đầu cổ, tay trái con ảnh hưởng mìn mà bị thương nặng. Trong điều kiện nguy hiểm, vất vả, thêm việc thiếu máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế nên con phải nẹp tre, sắt cố định tay, cắn răng chịu đựng cái đau tột cùng đó. Rồi tay con nhiễm trùng nặng phải chặt cả cánh tay để không ảnh hưởng đến các vùng khác. Con quay về nghỉ ngơi vài tháng thì chiến tranh cũng kết thúc Sư ạ.
Cuộc chuyện trò kể lại chuyện mấy thập kỷ trước, sau những biến cố gọi là “sống – còn” trong khoảnh khắc, Ni trưởng và cô Út Hạnh trong niềm cảm xúc dâng trào kể lại cuộc đời gắn liền chiến tranh, binh biến cũng đã kết thúc. Lại một cuộc chia tay diễn ra, nhớ cách đây hơn 40 năm cũng đã có cuộc chia tay như thế. Hôm nay, hơn nửa đời người vẫn là một cuộc chia tay. Thế nhưng, với cái tuổi người ta thường gọi “gần đất xa trời” thì biết bao giờ gặp lại, chỉ biết trân trọng những giây phút hiện tại, còn về sau thì do “nhân duyên” có còn hội ngộ không hay thôi.

Chắc có lẽ do tuổi tác đã cao, những năm sau đó Ni trưởng không còn thấy cô Út Hạnh ghé thăm nữa. Hay những lần Ni trưởng về quê nhà để hoạt động thiện nguyện như đóng góp xây bệnh viện, trường học, xây cầu,… vẫn không một lần nào được gặp lại cô Út Hạnh. Và đến một ngày của năm 2012, trong một đoàn khách tham quan chùa, Ni trưởng nghe tin cô Út Hạnh đã qua đời hai năm trước do “bệnh” từ lời của một người trong đoàn. Cô này xưng là cháu của cô Út Hạnh, cô nói:

– Dạ thưa Sư, con thường được nghe bà mình kể về cuộc kháng chiến, kể về giặc Pôn Pốt và đặc biệt là có một người bạn là Sư cô trụ trì ở Hà Tiên, cũng từng chống giặc Pôn Pốt giống bà của con, nhưng “trên một mặt trận” khác. Đó là mặt trận “hộ quốc an dân”, luôn đồng hành cùng dân tộc, chăm lo tinh thần, cho người dân, là chỗ dựa tinh thần cho bà con khi có binh biến và những tàn dư chiến tranh để lại. Không những thế, Sư còn là chiến sĩ dẹp giặc ma bên trong lòng mình. Để từ đó làm hậu phương vững chắc cho chiến sĩ ngoài mặt trận, cho bà con cả thời chiến lẫn thời bình,…
Nghe xong, khóe mắt của Ni trưởng đã ngấn lệ, Sư tiếc thương vô cùng với người bạn của mình.

Hôm nay cũng là một mùa thu, Sư nhìn lên bầu trời xanh, Sư bắt gặp khi đất trời chuyển mình sang đông, lá cây bắt đầu rụng nhiều hơn, những chiếc lá lìa cành xanh có, vàng có. Sư nghĩ rằng: “theo định luật sanh – trụ – hoại – diệt” mà lá cũng đã lìa cành, cô Út Hạnh cũng vậy. Cô là người dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho Tổ quốc, cho quê hương, dân tộc. Với sự dũng cảm, kiên cường, mạnh mẽ, cô đã khoác lên cho chính mình – là người nữ cư sĩ kiêm chiến sĩ một giáp bào thật đẹp và uy dũng. Cuộc đời cô cống hiến hết mình cho Tổ quốc, mang đau thương thể xác về cho mình nhưng luôn lạc quan, luôn tự hào về điều đó. Sự từ bi, tình yêu thương làm cho chính cô như một vị Bồ tát giữa đời thường. Vậy chính hôm đó cũng là ngày cuối cùng, cũng là lúc chia ly mà không bao giờ hội ngộ. Nhưng cô Út Hạnh, cô sẽ mãi sống với đất nước, với dân tộc. Chính cô, như Nguyễn Khoa Điềm đã nói: “làm nên đất nước muôn đời”. Nếu chúng sinh luôn yêu thương, luôn biết đủ, sống khiêm nhường thì chiến tranh sẽ không thể xảy ra, người người cũng sẽ hạnh phúc. Hỡi những người anh hùng dân tộc, các vị đã dùng cuộc đời mình, bằng lý tưởng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để gìn giữ hòa bình cho dân tộc, cùng người bạn quá cố là Út Hạnh hãy yên nghỉ nhé. Biết ơn các vị nhiều lắm.”

Ánh chiều tà vàng rực trên những hàng cây sao hơn ba trăm năm – những hàng cây chứng nhân lịch sử về sự hình thành và phát triển đất Hà Tiên cũng như tội ác Pôn Pốt gây ra. Những trái sao trong gió theo luật vô thường xoay vô định hướng. Xa xa mặt trời bắt đầu khuất dạng, nhường lại không gian cho ánh trăng đêm. Nhìn lại cuộc đời hữu hạn trong vòng lặp luân hồi mà vô vàn lý duyên khởi ngày ngày hiển hiện. Ở đó, phải luôn có sự dung hợp giữa “đạo và đời”. Để tiếc thương người bạn thân thời thơ ấu và cũng là nữ chiến sĩ uy cường, Sư ngâm nên bài thơ đưa tiễn…


Ta và bạn biết nhau từ thơ ấu
Cùng đi chùa, cùng phấn đấu, quy y
Tôi tu sĩ, còn bạn là chiến sĩ
Ra chiến trường bạn chẳng nghĩ tiếc thân…
Trong bom đạn, bạn uy dũng vạn lần
Mang trái tim vì nhân dân, Tổ quốc.
Tôi tu sĩ tuy không cầm súng, sắt
Tôi quyết tâm dẹp ma giặc lòng mình
Gửi cho người khắp nẻo một lòng tin
Cùng tu tập, hòa mình vào nhân loại…
Bạn dấn thân vào chiến trường đạn khói
Tôi dấn thân bằng tiếng gọi lòng từ
Cưu mang người chẳng nghĩ đến riêng tư
Dẹp giặc ma cũng giống như chính bạn…
Tôi tu sĩ, biết rằng đời hữu hạn
Cùng nhân dân ủng hộ bạn hết mình
Tôi chẳng có gì… ngoài một niềm tin
Tôi tin Phật và cũng tin vào bạn…
Khi đất nước, dân tộc mình gặp nạn
Tôi! Cởi áo cà sa, khoác chiến bào
Tôi giữ gìn một đạo pháp thanh cao
Tôi cũng giữ một màu cờ sắc áo
Tôi dung hòa giữa cuộc “đời và đạo”
Tôi biết ơn những xương máu bạn từng…
Hai ta là một tình bạn tượng trưng:
Cho “đạo và đời”, cho rừng chân ái…

Huệ Giác (ĐSHĐ-118)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!