Vài nét về chùa Phật giáo ở Nhật Bản

Bài viết trình bày đại lược về sự phát triển của ngôi chùa Phật giáo tại Nhật Bản: về tên gọi, đặc điểm kiến trúc chung, vai trò của chùa qua các thời kỳ lịch sử, từ đó liên hệ đến sự phát triển chung của Phật giáo Nhật Bản. Tất cả khẳng định tính thế tục, linh hoạt của Phật giáo ở đây. Điều này, có được là do quan niệm hiện thế của văn hóa Nhật Bản đã có tác động, chi phối các phương diện đời sống, trong đó có văn hóa tinh thần nói chung và Phật giáo nói riêng.

Đặt vấn đề

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản thông qua bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ VI. Từ đó đến nay đời sống tôn giáo Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến, cùng với Thần đạo (Shinto), tôn giáo bản địa của Nhật thì Phật giáo được xem như tôn giáo chính thức, có giai đoạn được xem như là quốc giáo. Có thể nói Phật giáo hiện diện trong hầu hết những lĩnh vực tinh thần từ quan điểm, tư tưởng… cho đến các quan niệm mỹ học. Cũng như những quốc gia khác có sự hiện diện của Phật giáo, tại Nhật Bản cũng hình thành nền nghệ thuật Phật giáo, trong đó tiêu biểu là kiến trúc các ngôi chùa. Bài viết này này nhằm giới thiệu sơ lược về đặc điểm, sự phát triển của ngôi chùa ở Nhật Bản.

Về tên gọi

Trước hết, chùa Phật giáo ở Nhật Bản được phân biệt rõ ràng với Thần xã, Thần đạo qua tên gọi. Các ngôi chùa được gọi là “Tự” (寺, đọc là tera, dera, hay ji) hoặc là “Viện” (院, đọc là in). Giữa “Tự” và “Viện” có một vài sự khác biệt. Chẳng hạn, đa phần các chùa được gọi là “Tự” tera, dera hay ji phải là nơi có thờ tượng Phật, ảnh Phật, có các nhà sư sinh sống, học tập và nghiên cứu Phật giáo; đây là nơi có mối liên hệ và quan hệ rộng rãi với tín đồ Phật tử thông qua các hoạt động Phật pháp, giáo hóa độ sinh, truyền thừa giáo lý nhà Phật. Trong khi đó “Viện” (in) thường là những ngôi chùa nhỏ phụ thuộc vào phức hợp lớn hơn, tức Viện (in) chỉ là một phần xây dựng nhỏ với vai trò riêng, nằm trong tổng thể của công trình lớn.

Ngoài ra, còn một điểm thú vị nữa là cũng có những ngôi chùa có nhiều hơn một tên gọi, thường là những tên gọi không chính thức, gắn liền với các đặc điểm hoặc sự kiện nhất định nào đó, ví dụ như Onjou-ji (園城寺 Viên Thành tự) ở gần khu vực hồ Biwa còn được biết với tên gọi là Mii-dera (三井寺 Tam Tỉnh tự) vì gắn liền với sự kiện ba vị Thiên hoàng: Tenji (天智天皇 Thiên Trí Thiên hoàng), Temmu (天武天皇 Thiên Vũ Thiên hoàng), Jito (持統天皇 Trì Thống Thiên hoàng) sau khi sinh được tắm lần đầu bằng nước giếng Akaiya của chùa, hoặc như chùa Saiho-ji (西方寺 Tây Phương tự) ở Kyoto còn có tên là Koke-dera (苔寺 Đài tự), nghĩa là chùa rêu bởi ngôi chùa nổi tiếng bởi khu vườn luôn có rêu xanh bao phủ…
Nói một cách chung nhất thì tên gọi của chùa tại Nhật Bản là sự kết hợp bởi tên ngôi chùa jigou (寺号 tự hiệu) và một trong hai hoặc cả hai sangou (山号 sơn hiệu) và ingou (院号 viện hiệu). Trong đó: Sangou (山号 sơn hiệu) là hình thức đặt tên ngôi chùa theo tên ngọn núi mà ngôi chùa được xây dựng tại đây. Việc này được cho là truyền từ Trung Quốc đến Nhật Bản cùng với Phật giáo Thiền tông. Xuất phát từ thời nhà Tùy và nhà Đường ở Trung Quốc, khi Phật giáo phát triển mạnh và việc xây dựng chùa nở rộ đến mức các ngôi chùa cùng tên được xây dựng ở những nơi khác nhau. Vì vậy để phân biệt, người ta gọi tên chùa kèm theo tên ngọn núi.

Có ý kiến cho rằng, trước khi hình thức đặt tên này được truyền đến Nhật thì các nhà sư như sư Saichou (最澄 Tối Trừng) và sư Kuukai (空海 Không Hải) đã chủ trương phải có sự liên kết giữa con người với tự nhiên để tiếp nhận sức mạnh, cụ thể như đặt tên những ngôi chùa theo tên các ngọn núi linh thiêng… cho nên sau khi Phật giáo Trung Quốc được Nhật Bản tiếp nhận thì hình thức sangou (山号 sơn hiệu) này lại càng được phát triển mạnh mẽ, phù hợp với quan niệm sùng bái tự nhiên của con người ở đây. Chẳng hạn, có thể kể đến các chùa được đặt tên theo sangou (山号 sơn hiệu) như Hiei-zan Enryaku-ji (比叡山延暦寺 Tỷ Duệ sơn Đình Lịch tự), hay Kakuo-zan Nittai-ji (覚王山日泰寺 Giác Vương sơn Nhật Thái tự)…
Kế đến là ingou (院号 viện hiệu). Cách gọi này liên quan chặt chẽ đến các sự kiện lịch sử Nhật Bản. Ban đầu “viện” (院 in) dùng để gọi nơi mà các Thiên hoàng sau khi nhường ngôi sẽ đến sống ở đó. Dần dần cách gọi này được giới quý tộc và võ sĩ sử dụng để chỉ những công trình kiến trúc thuộc về mình. Đến thời Edo, người ta có thể mua được ingou bằng tiền. Chính quyền Mạc phủ đã ra lệnh cấm việc này nhưng không thành công. Đến cuối thời Minh Trị, ingou tiếp tục được dùng bởi những đại phú hào và các chính trị gia. Chính vì vậy, theo thời gian, việc các quý tộc quan lại đại thần phong kiến cho xây chùa là một việc làm phổ biến thì cách gọi này được dùng để chỉ những ngôi chùa được xây bởi quý tộc hoặc Tướng quân. Ví dụ như Seiya-san Muryoushu-ji Kita-in (星野山無量壽寺喜多院 Tinh Dã sơn Vô Lượng Thọ tự Hỷ Đa viện), Sanzen-in (三千院 Tam Thiên viện), Koutoku-in (高徳院 Cao Đức viện)…


Quan trọng là cách gọi jigou (寺暗号 tự âm hiệu). Đây là cách gọi phổ biến nhất trong các loại tên gọi của chùa Nhật. Hầu hết các tên chùa Nhật Bản đều được đi kèm theo bởi chữ “tự” (寺), với hai âm đọc, âm đọc mô phỏng âm tiếng Hán là ji và âm đọc theo cách tiếng Nhật là tera và dera, trong đó dera là cách đọc biến âm từ tera. Trong khi sangou và ingou là bộ phận phụ thêm thì jigou là tên chính thức, luôn phải có của các ngôi chùa. Có ý kiến cho rằng nếu tên ngôi chùa được đọc theo âm On trong tiếng Nhật thì “tự” sẽ được phát âm là ji, phổ biến có Houryu-ji (法隆寺 Pháp Long tự), Kinkaku-ji (金閣寺 Kim Các tự), còn nếu tên ngôi chùa theo âm Kun thì “tự” sẽ được phát âm là tera hay dera, như trường hợp Kiyomizu-dera (清水寺 Thanh Thủy tự)…

Đặc điểm kiến trúc chung của chùa Nhật Bản

Các ngôi chùa Nhật Bản mang đặc điểm kiến trúc độc đáo, hình thành thông qua những ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo từ bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc lục địa, trải qua thời gian có sự tiếp biến để tạo nên dấu ấn riêng cho mình. Khoảng từ thế kỷ VI đến thế kỷ VII, đã có nhiều di dân từ bán đảo Triều Tiên đến Nhật Bản nhằm tránh cuộc chiến tranh nội bộ giữa ba nước Hàn, trong số đó có nhiều học giả, nghệ nhân, kiến trúc sư… Những người này đóng vai trò lớn trong việc định hình kiến trúc Phật giáo Nhật Bản vào buổi đầu. Rất nhiều ngôi chùa đầu tiên ở Nhật Bản do những kíp thợ người Triều Tiên xây dựng như Horyu-ji (法隆寺 Pháp Long tự), Shitennou-ji (四天王寺 Tứ Thiên Vương tự)… Sau đó, đến khoảng thế kỷ VIII, những ảnh hưởng của Triều Tiên trong kiến trúc Phật giáo Nhật Bản lúc này dần dần bị thay thế bởi ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc thời nhà Đường.

(Còn tiếp)

PGS.TS. Nguyễn Công (ĐSHĐ-012)
Diễn đọc:
Sc: Huệ Pháp

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM