Vu Lan về với người con Phật

Như chúng ta đã biết, Phật giáo có rất nhiều ngày lễ lớn như: Rằm Thượng nguyên, Đại lễ Phật đản, Trung nguyên và Hạ nguyên,… Trong đó, chúng ta không thể không biết đến ngày Đại lễ Vu Lan Báo hiếu, có lẽ ngày này đã quá quen thuộc với mọi người. Vậy hôm nay chúng ta cùng nhau điểm lại ý nghĩa Vu Lan một cách ngắn gọn và dễ nhớ! Đó là ngày lễ của sự tri ân, niệm ân và báo ân.

“Cây có cội mới trổ cành xanh lá
Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông
Làm người có Tổ có Tông
Như cây có cội như sông có nguồn!”

Đặc biệt hơn, đây còn là một nghi lễ thiêng liêng, là cơ hội giúp chúng ta thực hành báo hiếu cha mẹ, tổ tiên hiện đời này và nhiều đời nhiều kiếp trước.


“Mẹ dịu dàng như ánh nắng mùa xuân
Cha ấm áp như nắng chiều mùa hạ
Mang tình thương bao la và cao cả
Biến đời con thành mỹ khúc giao mùa.”

Trước tiên chúng ta cần biết Vu Lan là gì?

Vu Lan hay còn gọi là Vu-lan-bồn là phiên âm Hán – Việt, tiếng Phạn là Ullambana.
– Ullambana: nghĩa là “giải đảo huyền” hay “cứu đảo huyền”.
– Giải: là giải tỏa, giải phóng, giải thoát, cởi bỏ thoát khỏi nỗi khổ.
– Đảo: là đảo ngược, dốc đầu xuống đất, chân đưa lên trời.
– Huyền: là treo.
– Đảo huyền: ý nói nỗi khổ bị treo ngược.
– Giải đảo huyền: nghĩa là tháo bỏ các cực hình bị treo ngược.
– Bồn: là vật đựng thức ăn, thức uống, như bồn đựng nước hay thau đựng nước hoặc khay, mâm đựng lễ phẩm, thức ăn dâng lên chư Tăng trong ngày Lễ Vu Lan.

Theo tinh thần của kinh Vu Lan, cái khổ tàn khốc nhất của chúng sanh là bị đọa vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, “giải đảo huyền” là tháo gỡ cực hình “bị treo ngược”, bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.


Như vậy, lễ Vu Lan (hay còn gọi là lễ Giải đảo huyền) là cứu khổ, cứu nạn cho những người đã khuất đang bị đọa ở địa ngục, ngạ quỷ. Họ là những người khi còn ở trên dương thế đã tạo các tội lỗi rất nặng nề.

Là người con Phật, chúng ta sống tin nhân quả, luân hồi. Vì thế, trong Kinh Vu Lan báo hiếu, khi Ngài A-nan hỏi Đức Phật vì sao cúi đầu đảnh lễ đống xương khô, Thế Tôn trả lời:

“Đống xương dồn dập bấy lâu,
Cho nên, trong đó biết bao cốt hài.
Chắc cũng có ông bà cha mẹ,
Hoặc thân ta, hoặc kẻ ta sanh,
Luân hồi sanh tử, tử sanh,
Lục thân đời trước, thi hài còn đây.
Ta lễ bái kỉnh người tiền bối,
Và ngậm ngùi vì nhớ kiếp xưa.
Đống xương hỗn tạp chẳng vừa,
Không phân trai gái bỏ bừa khó coi…”

Lễ Vu Lan được tồn tại cho đến ngày nay xuất phát từ điển tích khá nổi tiếng. Tôn giả Mục Kiền Liên, một trong thập đại đệ tử của Đức Phật, là bậc thần thông đệ nhất. Ngài có người mẹ tên Thanh Đề rất sùng đạo, thường đi chùa lễ Phật. Bà cuồng tín đến độ cho rằng gạo nấu cơm cúng Phật mua từ chợ không tinh sạch bởi hạt lúa trước khi xay đã bị người ta bước ngang qua… Bà bèn tự tay trồng lúa trong các gáo dừa và treo lên cao. Đến kỳ thu hoạch, bà dùng cán một con dao mới tinh, giã những hạt lúa tự tay mình trồng ra thành gạo và nấu cơm đem dâng cúng chư Tăng. Nhưng quý Thầy không để ý đến bát cơm đong đầy lòng thành và cực khổ của bà mà tiếp đón những vị bổn đạo giàu có hơn, “Ta sẽ cho các ngươi về địa ngục hết.” Bà mời chư Tăng đến nhà thọ thực, rồi làm bánh bao nhân thịt chó tặng quý Thầy mang về. Một Thầy biết chuyện, bảo chư Tăng vứt hết số bánh bao đó ra vườn.

Nhớ tới người mẹ lúc sanh thời không biết quy kính Tam bảo, tính tình lại tham lam, độc ác, tạo ra nhiều tội lỗi, Ngài Mục Kiền Liên dùng “đạo nhãn” xem trong thế gian. Tìm kiếm ở địa ngục vẫn không thấy, Ngài vận thần thông đến chốn ngạ quỷ mới thấy mẹ mình sinh vào con đường đói khổ trong chốn thẳm sâu, chịu bao nhiêu cực hình đói khát. Mục Kiền Liên liền trở lại nhân gian, “Bới cơm một bát đem sang mẹ mừng, và cơm vô miệng nửa chừng, chén cơm hóa lửa bừng bừng thành than.” Bởi nhân quả bà đã tạo phải chịu nghiệp lực như thế. Ngài Mục Liên hết sức đau buồn, trở về bạch với Phật mọi sự tình và cầu xin Phật chỉ dạy cho phương cách cứu độ mẹ mình. Đức Phật dạy: Dù lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn, tuy rất giỏi về thần thông, nhưng một mình ông không thể cứu được mẹ. Phải cần nhờ đến oai thần, đến đức lớn như biển, đến lực gia trì nhờ sức mạnh hợp lực của chư Tăng khắp mười phương, ngày Rằm tháng Bảy (15/7) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư Tăng, sắm sửa làm lễ cúng dường Tam bảo, sau khi quý ngài Tự tứ, ra hạ sau ba tháng mùa mưa thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức. Trong kinh Vu Lan Báo hiếu, Phật nói thêm: “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

“Tâm hiếu là tâm Phật
Hạnh hiếu là hạnh Phật.”

– Đại lễ Vu Lan được tổ chức với 2 ý nghĩa lớn:
+ Đối với Phật tử: Tạo điều kiện cho Phật tử tạo phước điền, sắm sanh lễ vật cúng dường Tam bảo, cầu nguyện cho cha mẹ hiện đời sống bình an mạnh khỏe, cha mẹ đã quá vãng nương phước lành và công phu tu tập của chư Tôn đức Tăng Ni, rõ đường lành, thoát khỏi sự đau khổ, thác kiếp an vui, tu tập theo chánh pháp.
+ Đối với Tu sĩ: Nhắc cho người xuất gia ngoài công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, còn nặng ân sâu của Thầy Tổ, đàn na thí chủ, quốc gia bảo hộ. Mang nặng tứ trọng ân, không phải chỉ một ân cha mẹ.

Chính vì vậy, mùa Vu-lan Báo hiếu được duy trì từ xưa cho đến nay, đó là một trong những pháp mà Đức Thế Tôn đã chỉ dạy cho hàng đệ tử của Ngài. Đối với người thế gian nhộn nhịp sắm sanh phẩm thực thiết lễ trai tăng cúng dường Tam bảo, nguyện đem phước lành cầu nguyện cho phụ mẫu hiện tiền được tăng long phước thọ, phụ mẫu quá vãng sớm được siêu sanh. Còn đối với hàng tu sĩ thì gợi nhắc tinh thần tri ân, niệm ân và báo ân của người con Phật đối với những bậc Trưởng thượng.

Tu đây không chỉ riêng mình
Tu đây lợi ích khắp cùng nhân sinh
Tu đây Phật pháp xương minh
Tu đây đền đáp thâm ân bao người.

Trong tâm thái nhẹ nhàng hân hoan đón mùa tri ân, niệm ân và báo ân, Vu Lan Báo hiếu không còn gì xa lạ với người con Phật. Nhìn nhận và sống như thế nào về hiếu? Ý nghĩa chữ hiếu trong đạo Phật có ba mức độ:
+ Tiểu hiếu: Những người con hiếu thảo, biết vâng lời, quý kính, phụng dưỡng cha mẹ lúc còn mạnh khỏe, khi về già và lúc mất đi, cúng kính, mâm vun cỗ đầy…
+ Trung hiếu: Những người con hiếu thảo, ngoài tiểu hiếu còn giúp cha mẹ biết đến Tam bảo, sống đời thiện lương, tin sâu nhân quả…
+ Đại hiếu: Những người con vừa thực hành hạnh xuất gia, ngoài hướng dẫn cha mẹ quy hướng Tam bảo và tu mà còn rộng độ chúng sanh, coi những người lớn hơn ta đều là ông bà, cha mẹ, anh chị, những người nhỏ hơn là em, con, cháu mà mở rộng tâm từ rộng độ tất cả chúng sanh, trên cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

Chữ hiếu của Phật tử thường ở mức độ tiểu hiếu và trung hiếu, như vậy đã vô cùng quý báu. Thực hành được tiểu hiếu và trung hiếu chúng ta sẽ là những người con tuyệt vời hiếu đạo, sống đúng chánh pháp không rơi vào ngũ nghịch tội trọng. Đức Phật dạy, có năm cực trọng tội (hay ngũ nghịch tội) là năm tội nặng nhất mà người phạm sẽ phải bị đọa vào địa ngục vô gián. Năm trọng tội đó là:

1. Giết cha, giết mẹ.
2. Giết A-la-hán.
3. Làm thân Phật chảy máu.
4. Phá hòa hợp Tăng, chia rẽ Tăng đoàn.

Nhưng đối với người xuất gia chúng ta, song thân đã xa rời, theo cái hiếu của thế gian không thể làm được, bởi chí nguyện cao cả xuất trần. Tổ Linh Hựu ở núi Quy có dạy trong Quy Sơn cảnh sách: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự. Miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức. Huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly.”
Nghĩa: “Đối cha mẹ chẳng dâng ngon ngọt, với lục thân chí quyết xa lìa. Không thể an nước trị dân, nghiệp nhà trọn không nối dõi. Xa làng biệt xóm, cắt tóc theo Thầy. Trong thường nhớ nghĩ công phu, ngoài rộng mở hạnh hòa kính. Thoát hẳn thế trần, mong cầu giải thoát.”

Thật ra, thực hiện đại hiếu không phải chuyện dễ làm, hay có thể nói suông trên ngôn ngữ, mà phải cần cả đời phấn đấu nỗ lực tu tập và chuyển hóa thân tâm, tự lợi và lợi tha đầy đủ mới tròn chí nguyện của người xuất gia.

“Hủy hình thủ khí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Thệ độ nhất thiết nhân.”

Có như vậy, chúng ta mới không cô phụ tứ trọng ân sâu nặng, cha mẹ cho ta vóc dáng hình hài, Thầy Tổ nuôi dạy tinh thần khó nhọc, đàn na thí chủ dâng cúng tứ sự, đất nước bảo hộ hòa bình. Tu tập không gãy gọn trên hai chữ ấy, chúng ta xuất gia học đạo cần và rất cần môi trường tốt, có Thầy Tổ có Tông môn và Tăng thân, được sự bảo hộ của Tăng đoàn cộng trụ, chúng ta tiến bộ từng ngày, mỗi ngày càng tu càng vui, hôm nay chúng ta có thể như vầy, nhưng ngày mai phải tốt hơn hôm nay, kiên tâm bền chí trong môi trường đạo, tâm tư đặt nơi kinh điển, trau giồi giới đức, tâm từ rộng mở, tánh hạnh khiêm cung, cần cả một đời để sửa mình còn chưa đủ. Thế nên, mỗi người tu sĩ chúng ta nhớ ơn, đền ơn và báo ơn theo lời Phật dạy, khi chúng ta là người xuất gia.

Qua đề tài ý nghĩa Vu Lan, giúp cho chúng ta một lần nữa ôn lại nguyên nhân, lịch sử tại sao có pháp Vu Lan Báo hiếu và ý thức được trách nhiệm bổn phận của mỗi người về hiếu đạo. Phật tử làm tròn bổn phận hiếu nghĩa của mình. Tu sĩ làm tròn hiếu kính đối với trọng ân thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao? Đâu còn những người con bất hiếu, trở thành những tệ nạn mà xã hội phải gặp phải con giết cha mẹ và thân bằng quyến thuộc xảy ra nhan nhản ngoài thực tế. Hiếu đạo là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung và của người con Phật nói riêng. Chúng ta hãy cùng nhau sưởi ấm lại dòng máu hiếu đạo trong mình. Hướng về bản thân hoàn thiện tu tập sống đời thiện lành, đúng chánh pháp. Không quên mục đích mà Đức Phật ra đời, nhằm chỉ cho chúng sanh đều có tánh lương thiện, tâm thanh tịnh, Phật tánh, chân tâm… rất nhiều danh từ để chỉ cho điều này. Nhân gian có câu: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện.”

Kinh Pháp Hoa đã nói, Phật ra đời với mục đích, khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật cho tất cả chúng sanh. Thế nên, để trở thành người con hiếu đạo, hiểu Phật pháp thì chúng ta xoay ngược trở lại bản thân tu tập chuyển hóa và hoàn thiện mình từng giờ, từng ngày một, sống một ngày là hữu ích một ngày, mai có hết duyên xa lìa cũng không có gì hối tiếc. Trong tác phẩm Cư Trần Lạc Đạo Phú của vua Trần Nhân Tông đã dạy:

“Bụt ở cong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta.”

Nghĩa:

Phật ở trong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân quên gốc nên ta tìm Phật
Đến lúc biết chỉ Phật là ta.

Tự lợi lợi tha mới tròn câu hiếu đạo của người xuất gia. Tâm tư của những người con xuất gia, tuy không bên cạnh mẹ cha nhưng nỗi lòng canh cánh ai hiểu được?


Nhớ từ buổi con giã từ cha mẹ
Theo chân Thầy học đạo chốn Thiền môn
Lá trong vườn lay động bóng hoàng hôn
Con nào biết lòng mẹ sầu tê tái.
Chân sáo nhỏ cất bước vui hăng hái
Vì thấy mình đã hiện thực ước mơ
Muốn xuất gia từ thuở hãy còn thơ
Nay đã được như lòng mình mong đợi.
Con hạnh phúc sống trong niềm vui mới
Bên Thầy hiền cùng huynh đệ đồng tu
Quyết một lòng tinh tấn dẹp mây mù
Sân, tham, ái đã bao đời trói buộc.
Thật khó lắm khi học bài chưa thuộc
Chướng duyên dày phước mỏng khó vượt qua
Cũng chỉ vì còn mang nặng “cái ta”
Có những lúc con thấy buồn man mác.
Nhưng nhớ đến lời nguyện xưa đã phát
Quyết cầu Thầy học đạo để sáng tâm
Trước độ mình sau đền đáp ân thâm
Của cha mẹ một đời luôn khổ nhọc.
Tình của mẹ thật quý như châu ngọc
Nhưng mẹ ơi! Còn một thứ quý hơn
Nếu không tu sao rõ được nguồn chơn
Pháp giải thoát quá thậm thâm vi diệu.
Con cố gắng vượt qua bao phiền nhiễu
Tâm an bình làm lợi lạc chúng sinh
Mẹ thương con xin bảo trọng thân mình
Để con được yên tâm tu học tốt.
Hầu đền đáp bốn ân trong muôn một
Rồi một ngày không xa lắm Mẹ ơi!
Nụ cười tươi thay thế giọt lệ rơi
Khi con được thấm nhuần ân Đức Phật.”
                                (Thư Gửi Mẹ – Ni trưởng TN. Thuần Trí)

Hải Thuần (ĐSHĐ-132)
Phật tử Hương Vy-Huynh trưởng GĐPT Bảo Hải diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!