Cuộc đời và công hạnh của cố Ni sư Thích Nữ Tâm Niệm Chùa Bửu Trì – Thành phố Cần Thơ

Chùa Bửu Trì, tọa lạc tại thành phố Cần Thơ, là một ngôi chùa nổi tiếng với việc cưu mang, nuôi dạy trẻ mồ côi. Cố Ni sư Thích nữ Tâm Niệm, trong suốt quá trình trụ trì chùa Bửu Trì, đã mang lại một màu sắc mới cho Phật giáo Cần Thơ nói chung và Tam bảo Bửu Trì nói riêng. Hoạt động của Ni sư Tâm Niệm là những điều mà chúng ta cần học tập, kế thừa và phát triển.

1. Sơ lược tiểu sử cố Ni sư Thích nữ Tâm Niệm

Cố Ni sư Thích nữ Tâm Niệm (thế danh là Trần Thị Kim Kết), sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở rạch Bầu Còn, ấp Láng Hầm B, vùng đất Hậu Giang1. Bố mẹ Ni sư có 6 anh chị em và Ni sư là người con út trong gia đình, vì thế mà Người nhận được tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc của tất cả các anh chị em. Hạt bồ-đề được ươm mầm từ thuở bé. Hằng ngày, Người được ngoại và mẹ dẫn đi chùa, lễ Phật, gần gũi với Tam bảo.

Đến năm 1976 (19 tuổi), sau khi kết thúc chương trình phổ thông, Người đã xuống tóc xuất gia. Kể từ đây, cuộc đời của Ni sư gắn liền với những hạnh nguyện của một vị Bồ-tát, mang ánh sáng của tình thương đến với những con người đang đau khổ.

Trong suốt thời gian làm tiểu, các thời khóa hằng ngày được Ni sư thực hành nghiêm mật với tinh thần cầu học rất cao. Người rất ham học hỏi, thường tìm đọc sách về Phật học và thế học. Ni sư thường được Sư bà khen ngợi. Sư bà đã cho phép Ni sư lên Sài Gòn, tiếp tục theo học chương trình Phật học ở các cấp cao hơn. Năm 1983, Ni sư theo học chương trình Cử nhân Phật học, tại Trường Cao cấp Phật học Vạn Hạnh, nay là Học viện Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Ni sư là Học viên Khóa I của Trường Cao cấp Phật học. Cũng trong khóa học này, nhiều vị là bạn với Ni sư đã và đang đảm trách những vị trí quan trọng trong Giáo hội. Ni sư cũng là vị Ni đầu tiên ở thành phố Cần Thơ tốt nghiệp chương trình Cử nhân Phật học từ sau năm 1975.

Sau khi kết thúc chương trình Cử nhân Phật học vào năm 1988, Ni sư được nhiều vị Giáo thọ định hướng nên đi du học và học thêm ở những bậc cao hơn. Tuy nhiên, với hạnh nguyện cứu khổ ban vui của hiện thân một vị Bồ-tát, biết ngôi chùa Bửu Trì ở quê hương còn nhiều khó khăn và| người dân nơi đây cũng tha thiết cần có một vị Tu sĩ về làm điểm tựa tinh thần, Người đã nhận lời thỉnh cầu, về xây dựng ngôi nhà tâm linh.

Kể từ ngày về hướng dẫn quần chúng nhân dân tu tập tại chùa Bửu Trì, Ni sư nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền, ban ngành, Giáo hội tại địa phương. Ngoài ra, nhiều vị Giáo thọ tại Học viện và quý thầy cô tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi biết tin Ni sư về vùng đất Cần Thơ để hoằng hóa, đã thường xuyên tổ chức các chuyến từ thiện, viếng thăm chùa Bửu Trì. Đây cũng là một phước duyên mà Ni sư có được trong quá trình thực hành hạnh nguyện Bồ-tát.

Với những hạnh nguyện ấy, Bửu Trì từ một ngôi chùa lá, phải chịu cảnh ngập lụt và nước dột ngay cả trên bàn thờ Phật vào những ngày mưa, đã được trùng tu. Ngôi Tam bảo ngày càng trang nghiêm tố hảo, trở thành nơi nuôi dạy hàng trăm trẻ mồ côi và người già. Ngoài ra, Ni sư còn tham gia nhiều hoạt động trong Giáo hội, giảng dạy, tổ chức các khóa tu cho tín đồ, may pháp phục tu sĩ… Tất cả những việc làm của Ni sư đều vì lợi ích của quần chúng nhân dân.

Tháng 7 năm 2016, năm Ni sư vừa tròn 60 tuổi, với 35 hạ lạp, hạnh nguyện đã viên mãn, trong một lần chăm sóc các em nhỏ tại chùa, Ni sư đã bỏ bảo thân, để lại niềm thương tiếc cho hàng ngàn tín đồ quần chúng nhân dân. Tuy xác thân không còn nơi trần thế, nhưng Người vẫn để lại minh chứng về hạnh nguyện tu tập và tâm hạnh Bồ-tát với 36 viên xá-lợi. Đây chính là bài giảng thân giáo mà Người để lại cho hàng hậu học chúng con.

2. Hạnh nguyện Bồ-tát của cố Ni sư Thích nữ Tâm Niệm

2.1. Tham gia công tác Giáo hội

Kể từ năm 1988, sau khi hoàn thành chương trình Cử nhân Phật học tại Sài Gòn, Ni sư đã về chùa Bửu Trì. Kể từ đây, Ni sư nỗ lực thực hiện tất cả những hạnh nguyện của mình.

Được sự chấp thuận của Giáo hội, Ni sư đã tham gia nhiều vị trí, khởi đầu với tư cách là Ủy viên Ban Trị sự. Với đức tính cần mẫn, chịu lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm của những vị đi trước, Ni sư nhận được sự tin tưởng của Quý Ngài trong Ban Trị sự. Nhiều công tác Phật sự được tin tưởng giao phó cho Ni sư. Những đức hạnh của Ni sư càng làm cho mọi người tin vào khả năng của Người.

Đến kỳ Đại hội Phật giáo lần thứ IV (1997-2002), Ni sư được bầu làm Chánh Thư ký Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo Cần Thơ. Được sự tin tưởng của chư Tôn đức Ban Trị sự, Ni sư tiếp tục công việc trong nhiệm kỳ V-VI. Cùng với những hoạt động trong Giáo hội, từ khóa I-II, Ni sư tham gia giảng dạy tại Trường Trung cấp Phật học Cần Thơ. Ni sư cũng đã đến học tập kinh nghiệm giảng dạy và hoằng pháp từ những vị chư Tôn đức trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, hằng năm tại chùa Bửu Trì, những vị Giáo thọ từ nhiều nơi trong và ngoài nước thường đến hỗ trợ công tác hoằng pháp.

Những việc làm của Ni sư đối với Giáo hội và quần chúng nhân dân, các cấp chính quyền tại Cần Thơ là tiền đề để Ni sư tham gia Hội đồng nhân dân các khóa, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ thành phố Cần Thơ… Từ việc tham gia công tác Giáo hội và Nhà nước, Ni sư có thêm kinh nghiệm và điều kiện để hỗ trợ công tác tu học của Tăng Ni, tín đồ Phật tử tại địa phương.

Mặc dù trong thời gian đó, công việc tại chùa khá bận rộn, nhưng Ni sư vẫn cố gắng. Người thường dạy chúng tôi rằng: “Cuộc đời tu của mình, giúp gì được cho chúng sanh thì cố gắng hết mình để giúp họ, một miếng cơm, một gói mì thôi cũng đủ ấm lòng. Người tu mình cần học theo hạnh của những vị tiền bối đi trước, chỉ cần mang lại lợi ích cho chúng sanh là mình làm hết”. Ni sư cũng thường nhắc chúng tôi rằng: “Cuộc đời tu của mình, ăn cơm của tín thí, mặc áo của tín thí, thì cần phải tu sao cho xứng đáng với sự tin tưởng của tín thí dành cho chúng ta.”

Chính vì những hạnh nguyện đó, tất cả các công tác của Giáo hội, Nhà nước và tại ngôi chùa Bửu Trì, Ni sư đều hoàn thành viên mãn. Có thể nói rằng, Ni sư đã hoàn thành sứ mạng một người đệ tử của Đức Như Lai: “Hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”‛.

2.2. Đào tạo Tăng Ni đệ tử tu học

Những ngày đầu tiên về ngôi chùa Bửu Trì, tại địa phương không có nhiều người xuất gia như bây giờ, và chùa chỉ có một mình Ni sư quán xuyến. Chư vị Tổ sư từng dạy:”Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa/ Thiền môn hưng thịnh nhờ đàn-việt phát tâm”. Việc quan trọng để Phật pháp được trường tồn chính là phải đào tạo được những người kế tục vừa có tài vừa có đức. Ni sư đã trải qua những năm tháng khó khăn, gian khổ. Những ngày đầu đến với cửa đạo, tập sự xuất gia, chùa không có đủ thức ăn, Ni sư phải làm nhang để bán kiếm tiền, trồng thêm lúa, hoa màu trong những liếp đất của chùa. Sau khi học xong chương trình Cử nhân Phật học, Ni sư về chùa Bửu Trì này, vẫn là một ngôi chùa lụp xụp, thiếu thốn mọi mặt. Chính vì đã từng trải những khó khăn như vậy, nên Ni sư rất thương Ni chúng, quan tâm tận tình từ bữa ăn đến giấc ngủ.

Ni sư không chỉ độ cho Ni chúng mà còn dẫn dắt, gửi gắm Tăng xuất gia tại những ngôi chùa trong và ngoài tỉnh. Ni sư thường xuyên hỏi thăm tình hình tu tập, học hành của các vị Tăng, Ni trẻ. Điểm đặc biệt khiến mọi người rất quý trọng Ni sư đó là tinh thần giữ gìn Bát Kỉnh Pháp. Một vị Tăng cho dù mới xuất gia, Ni sư cũng tôn kính, xá chào, không có cử chỉ hay lời nói nào vượt quá giới hạn. Hiện nay, Ni sư cũng đã độ hơn 10 vị Tăng Ni xuất gia. Ngoài ra, còn nhiều vị Ni tôn kính Ni sư làm Sư phụ Y chỉ. Ni sư đã thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của một vị Sư trưởng dẫn đường cho lớp đệ tử kế thừa, tiếp nối.

2.3. Xây dựng cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi

Nhân duyên đưa Người trở thành điểm tựa cho hàng trăm em bé bị bỏ rơi chính là do địa thế chùa Bửu Trì. Khi còn sinh thời, chúng con vẫn được Ni sư kể cho nghe rằng: “Chùa Bửu Trì nằm ngay cạnh kênh Rạch Ngỗng, nên hay có những đứa trẻ bị bỏ rơi ở bờ kênh, khi người dân phát hiện ra thì đứa bé thường đã mất. Mỗi lần hay tin có đứa bé bị bỏ rơi ở bờ kênh, ta lại đến tụng biến kinh siêu độ cho các bé. Có thể chính nhân duyên đó mà sau này, người ta không bỏ các bé ở bờ kênh nữa. Thay vì thế, họ bỏ ở cổng chùa Bửu Trì. Do vậy, hầu hết các bé đều được phát hiện kịp thời và được nuôi dạy thành người.”

Khi ấy, thường 4 đến 5 giờ sáng, sau thời khóa công phu khuya, Ni sư ra mở cổng thì thấy có trẻ bị bỏ rơi trước cổng chùa. Có thời điểm chỉ cách vài ngày lại có một trẻ bị bỏ rơi. Thấy vậy, Ni sư thường đưa vào chùa, chăm sóc bé, rồi gọi chính quyền địa phương đến, lập biên bản và thông báo tại địa phương để tìm người thân. Sau một thời gian mà không có người thân đến nhận, Ni sư sẽ làm giấy khai sanh cho bé, trở thành người đỡ đầu về mặt pháp luật, giấy tờ. Từ đó, ngôi chùa Bửu Trì được nhiều người truyền nhau là chùa mồ côi. Ni sư không chỉ nhận nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ mà còn hỗ trợ những người già yếu, không nơi nương tựa. Ni sư rất ân cần, nhẹ nhàng trong việc chăm sóc người lớn tuổi.

Ni sư không chỉ như người mẹ, ngươi thầy mà còn như bầu trời mơ ước của các bé. Có những khi, bé không đủ đồ mặc, Ni sư thức cả đêm để may quần áo. Ni sư chăm lo cho các bé một cách tận tình, chu đáo, từ miếng ăn, cái mặc, nề nếp sinh hoạt cho đến hướng dẫn học tập, cho các bé đến trường. Chính vì thế, hiện nay, nhiều bé đã được đi học đại học, cao đẳng, trung cấp, có bạn thì được đi làm ở một số công ty lớn như Công ty Dược Hậu Giang, một số bạn lên Thành phố Hồ Chí Minh làm việc. Hằng năm, các bạn này thường quay lại ngôi nhà Bửu Trì để tưởng nhớ công ơn dưỡng dạy của Ni sư.

Mỗi buổi sáng, Ni sư thường đến xem các bé sinh hoạt như thế nào, có thiếu thốn vật dụng gì không, có cháu nào bị bệnh hay cảm sốt không. Có khi, đêm tối mà có cháu sốt cao, đích thân Ni sư đưa các cháu đến bệnh viện. Ni sư thương yêu các bé như người mẹ thương những đứa con mình mang nặng đẻ đau.

Tấm lòng của Ni sư lo cho trẻ mồ côi vô bờ bến, không gì có thể so sánh được. Nhớ những ngày đầu về, Bửu Trì là ngôi chùa xưa tường gạch vôi có một vài nơi lún nứt, mái lợp ngói âm dương, nền chùa lót gạch tàu ẩm thấp, sân ngập úng nước… Trong điều kiện cơ sở vật chất như vậy, nhưng với tấm lòng từ bi, tâm hạnh Bồ-tát, nhìn những đứa bé đỏ hỏn bị bỏ trước cửa chùa, Ni sư thương xót mà nuôi dưỡng, có tiền thì mua sữa, không có sữa thì chắt nước cháo pha đường cho bú. Khi ấy, kênh Rạch Ngỗng còn um tùm, vắng vẻ. Có những bà mẹ trẻ mang thai tự tử, dân chúng cứu được gởi vào chùa, Ni sư lại cưu mang cả mẹ lẫn con đến ngày sinh nở, rồi khi sinh xong, bà mẹ trẻ gởi lại con, Ni sư cũng nhận nuôi, không từ chối.

Dần dần, Ni sư xây dựng thêm phòng ốc để có không gian sinh hoạt cho các bé. Thời gian đầu, đường sá chưa mở, người dân lấn chiếm đất chùa, xây nhà cửa… Từ khi Nhà nước sửa sang đường đi lối lại, xây cầu, phóng lộ, lại càng xảy ra nhiều việc như lấn chiếm đất chùa trái phép…Ni sư cũng đã có những buổi nói chuyện, hòa giải cùng chính quyền và người dân nơi đây. Cho nên mới nói, nếu không có tâm hạnh tốt thì không thể thành tựu một ngôi chùa khang trang như ngày hôm nay.

Mặc dù vậy, cơ sở nuôi trẻ mồ côi ở chùa Bửu Trì cũng có những giai đoạn rất khó khăn, mang tai tiếng. Khi ấy, Ni sư thường nói: “Mình làm việc bằng cái tâm, nuôi dạy trẻ cũng bằng cái tâm của người xuất gia. Do vậy, không cần lo lắng về những chuyện của thế gian, mình chỉ cần làm việc tốt và không hổ thẹn với lòng mình là được.” Cũng nhờ phước báu, nhân duyên và hạnh nguyện của Ni sư mà những khó khăn ấy dần vượt qua. Có những thời điểm, chùa Bửu Trì nuôi dạy hơn 200 trẻ mồ côi. Hiện nay, vẫn còn khoảng 70 trẻ mồ côi đang sinh hoạt tại chùa. Có thể nói, một trong những chí hướng quan trọng nhất cuộc đời Ni sư chính là nuôi dạy trẻ cơ nhỡ, mồ côi, không nơi nương tựa.

2.4. Tổ chức khóa tu cho tín đồ

Hoằng dương Phật pháp là việc làm của người con Phật. Sau khi về trụ trì, Ni sư đã làm phát triển rực rỡ ngôi chùa Bửu Trì, từ một ngôi chùa lá trở thành một điểm đến tu tập tâm linh của quần chúng nhân dân trong và ngoài địa phương.

Nơi đây có những khóa tu được tổ chức hằng tuần, hằng tháng. Ni sư tổ chức ngày tu Bát quan trai giới, mỗi tháng 2 lần. Đây là khóa tu thường xuyên và định kỳ dành cho Phật tử tại gia. Để Phật tử biết đến đạo Phật và nền tảng giáo lý Phật giáo, trong khóa tu Bát quan trai giới, Ni sư đã thỉnh mời những vị giảng sư trong và ngoài tỉnh đến chia sẻ Phật pháp. Thường có khoảng 100 người tham gia khóa tu. Tuy nhiên, những buổi giảng, pháp thoại của những vị giảng sư nổi tiếng, số lượng tín đồ tham gia có thể lên đến hàng ngàn người. Trong khóa tu Bát quan trai giới, Ni sư thường cho Phật tử niệm Phật, nghe giảng và học giáo lý. Từ đó, ngày tu trở nên bổ ích, được nhiều người ủng hộ và thực hành theo.

Không chỉ có khóa tu Bát quan trai giới, Ni sư còn long trọng tổ chức chương trình phóng sanh mỗi tháng một lần và vào những ngày lễ lớn trong năm. Đây là việc làm hướng con người đến tinh thần từ bi, biết yêu thương muôn loài của đạo Phật.

Ni sư cũng tổ chức các lớp học giáo lý, thỉnh mời những vị Giáo thọ về chùa để hướng dẫn, giảng dạy. Mỗi lần có giảng sư về, Ni sư đều lắng nghe chăm chú. Sau giờ giảng ấy, Ni sư thường ngồi nói chuyện với giảng sư, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như những điều cần khắc phục trong quá trình đi giảng, hoằng dương Phật pháp.

Như vậy, Ni sư vừa tổ chức cho tín đồ học tập, lắng nghe để hiểu biết giáo lý đạo Phật, vừa hướng dẫn tu tập cho tín đồ trong địa phương. Đây chính là công tác hoằng dương Phật pháp mà chư Tổ truyền lại cho hậu thế: “Mang lại an lạc cho chư thiên và loài người”.

2.5. Hoạt động từ thiện, mở phòng thuốc tại chùa

Mặc dù chùa Bửu Trì còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về kinh phí, nhưng hằng năm, Ni sư đều tổ chức những chuyến đi từ thiện. Xây cầu cũng là một việc làm thường xuyên của Ni sư. Vùng đất Nam Bộ có nhiều sông rạch, do vậy, cần phải có cầu bắc qua để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân. Nhận thấy tầm quan trọng ấy, Ni sư thường xuyên tổ chức những buổi quyên góp, ủng hộ tiền xây dựng cầu, đường sá.

Có những năm, miền Trung bị lũ lụt, Ni sư cùng một số vị trong tỉnh và một số chùa ở thành phố, tổ chức nhiều chuyến đi cứu trợ. Với tấm lòng cao cả ấy, Ni sư nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con, tín đồ ở trong và ngoài nước.

Hằng năm, vào những ngày lễ lớn, Ni sư thường tổ chức phát gạo tại chùa cho bà con thuộc diện khó khăn trong khu vực. Nhiều người cho rằng đây là việc làm bình thường, nhưng đối với một vị trụ trì mà chùa còn thiếu thốn, hằng ngày phải lo cho nhiều trẻ mồ côi và người già, thì đây quả thật là một việc làm cao cả, một cố gắng phi thường của người có tấm lòng Bồ-tát.

Ngoài việc từ thiện, Ni sư còn mở phòng thuốc nam tại chùa. Người bệnh đến, có khi được bốc thuốc và khám bệnh miễn phí. Nhiều thầy thuốc trong khu vực, biết chùa có phòng thuốc nam, cũng thường mang đến những cây thuốc quý, để bổ sung nguồn thuốc cho
chùa. Có những khi, Ni sư cùng Phật tử và một số thầy thuốc nam đi hái thuốc, đem về cắt, phơi…, để khi người dân đến sẽ có những vị thuốc cần thiết.

Kết luận

Có thể thấy rằng, Ni sư không e ngại bất kỳ một việc làm nào, miễn là có lợi ích cho nhân dân. Mặc dù cuộc sống thời hiện đại đã khấm khá hơn, nhưng ở những vùng khó khăn như khu vực chùa Bửu Trì, rất cần hạnh nguyện của những người xuất trần thượng sĩ. Hạnh nguyện của cố Ni sư Thích nữ Tâm Niệm là gương sáng cho hàng hậu học noi theo, học hỏi và thực hành. Một con đường hoằng dương Phật pháp trong thời hiện đại đã được Ni sư xây dựng, bằng toàn bộ tâm huyết của một tu sĩ. Chính vì thế, chúng ta cần kế thừa những giá trị ấy trên hành trình đem đạo vào đời.

Nam mô Bửu Trì đường thượng, Từ Lâm Tế Gia Phổ Tứ Thập Tam Thế, thượng Hải hạ Thông, tự Tâm Niệm Ni sư Giác linh thùy từ chứng giám.

TKN. Thích Viên Hòa


  1. Hậu Giang cũ (gồm ba tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang bây giờ).
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!