“Khuyên ai nên gắng tu hành
Thời gian chóng vánh tợ mành treo chuông1
Công phu giá đáng ngàn muôn
Cố công luyện tập, luôn luôn sửa mình.”
Thiền sư Đại Giác trong bài hành văn Ngài viết: “Đừng để đến bến sông mà không có thuyền, chiều đã xuống, khách lữ hành ra bến sông, lại không có thuyền để sang bờ kia”. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng: “Đừng để cuộc đời trôi suông theo vọng động mê mờ. Không lo tu hành, không chịu tích lũy công phu, khi vô thường đến, ra đi chẳng có một chút công đức nào, để làm hành trang cho một cuộc rong chơi, lúc xa rời trần thế”.
Trong kinh A Hàm, Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, các ông hãy tự thắp lên ngọn đuốc của chính mình, hãy tự mình làm chỗ nương tựa cho chính mình, nương tựa với Chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác. Nương phước ở nơi cõi Ta bà, thời chỉ hưởng được sự vui tạm bợ, hết phước, tất phải khổ, huống là luân hồi, càng say mê, càng lún vào mê say, hễ mê dễ gây ra nghiệp. Cho nên, khi làm việc gì chúng ta nên thận trọng, pháp lữ đề huề, thân cận thiện hữu tri thức là điều cần thiết, mà Đức Phật và chư Tổ luôn luôn nhắc nhở. Cùng dạy bảo cho nhau những sự lý Chơn chánh, những lý nghĩa thâm huyền. Cùng nhau đồng hành pháp sự, đồng thanh tịnh nghiệp, cùng nhau tùy hỷ khi làm việc lợi ích cho chúng sanh. Vì thế nên chẳng nghĩ riêng về phần mình, mà tâm tâm, niệm niệm, không quên mong mỏi cho thiện hữu tri thức, cũng như trông cầu cho mình, sớm được an lạc trên đường tu tập. Chính nguyện ngay nơi đời sống này, hoặc lúc thiền quán, thân tâm được thanh tịnh. Có nhân lành ắt có quả tốt, nhân tu tịnh nghiệp, niệm Phật cầu vãng sanh, kết quả khi bỏ báo thân trược uế này, được thác chất liên hoa hóa sanh. Lợi tha là Chánh hạnh của Đại thừa, là hoài bão của Bồ tát, nên quý Ngài nguyện độ hết thảy chúng sanh.
“Như Lai là bậc Đạo Sư
Truyền trao giáo pháp Vô dư Niết Bàn
Chúng sanh không uống linh đan2
Bệnh không thuyên giảm, khóc than muộn màng
Loại trừ nghiệp chướng xan tham
Từ bi, Hỷ xả, nhơn gian pháp mầu.”
Một đoạn kinh khác Đức Phật lại dạy: “Chính thân ta là người thừa kế hành động của ta, là người mang theo nghiệp của mình. Như Lai chính là người chỉ đường, đi đến hay không là do chúng sanh tự định lấy.”
Kinh Duy Ma, Đức Phật dạy: “Thế giới không bình do tâm con người luôn thù hận, gây ra cảnh bắn giết lẫn nhau. Nỗi thù hận phát xuất từ tâm sân hận, tâm bình thế giới bình”. Tâm của mỗi chúng ta có thanh tịnh, thì trật tự xã hội mới được ổn định, mỗi cá nhân phải tự
TKN. Phước Giác (ĐSHĐ-119)
- Quả chuông nặng, mà treo bằng sợi chỉ, thì không biết nó rớt lúc nào? Ý chỉ thời gian chóng vánh, cũng nhanh như thế.
- Linh đan là linh dược của chư Phật, giúp chúng sanh được an vui, giải thoát.