Đàm hoa góp nhặt

Thật hạnh phúc thay khi chúng con là những chư Ni trẻ được tắm mình trong lòng từ bi, lân mẫn, thương tưởng của những bậc tiền bối Ni lưu ở thời đại công nghệ số 4.0, chư Tôn đức Phân ban Ni giới Trung ương không quản ngại tuổi già sức yếu, Phật sự đa đoan quý ngài đã tổ chức “Khóa Bồi dưỡng Kỹ năng Nghiệp vụ Hoằng pháp và thi Thuyết giảng cấp Trung ương” từ ngày 10-13/11/2024 (10-13/10/ Giáp Thìn). Nhằm mục đích trau giồi kỹ năng hoằng pháp, tìm những nhân tố mới có khả năng trong việc hoằng pháp, truyền đăng tục diệm, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.

Quý ngài ngồi đồng hành cùng chúng con bốn ngày xuyên suốt, chẳng kể sức khỏe, lưng đau gối mỏi. Thật cảm động trước tấm lòng và từ trường yêu thương nâng đỡ hậu thế của chư Tôn đức. Trong tình Linh sơn cốt nhục, văn ngôn nào có thể lột tả được hết.
Những kỹ năng tóm gọn trong suốt khóa học


1. Oai nghi cung cách của người giảng sư.
2. Cách cầm Mic.
3. Giao lưu với hội chúng bằng mắt, phong cách, ngữ điệu, tay, hỏi đáp tất cả đều vừa đủ không dư nếu dư thừa sẽ trở thành thô, thiếu oai nghi.
4. Giọng nói vừa phải rõ ràng, làm chủ được âm lượng của chính mình, phải lắng nghe âm thanh mình phát ra.
Giữa văn và thơ, cách diễn đạt phải có sự khác nhau.
5. Giới hạn đối tượng trình bày.
6. Nội dung cần có chiều sâu và ý tưởng mới:
– Nội dung đúng với chân lý là Chánh pháp.
– Định nghĩa đề tài.
– Dẫn chứng thực tế.
– Nói được giữa sự và lý của đề tài.
– Ý nghĩa của đề tài khi ta ứng dụng.
– Dẫn chứng Kinh Luật Luận có trích dẫn.
– Những nghi vấn về đề tài chúng ta thường gặp ngoài đời sống thực tiễn.
– Đúc kết gọn lại vài ý chính đại cương để mọi người dễ nắm sau một bài pháp dài.
7. Không bàn luận thị phi, chính trị, đúng sai của bất kỳ cá nhân nào.
8. Khi giảng sư gặp những câu hỏi vấn đáp từ thính chúng, mang tính chất chất vấn, vấn nạn, khiêu khích, đả kích, thách đố… thì chúng ta khéo léo từ chối không trả lời, bằng cách hẹn hữu duyên lần sau, vì sắp hết giờ mà vẫn còn nhiều điều quan trọng trong việc ứng dụng cho sự tu tập của mỗi người.

Chi tiết những kỹ năng cần có khi thuyết giảng

1. Oai nghi, cung cách

Cung cách dung nghi đỉnh đặc ý chí cao nhàn.
Có oai đáng kính có nghi đáng nể.
Thiền sư Linh Hựu ở núi Quy có dạy:
出言須涉於典章。談說乃傍於稽古。形儀挺特。意氣高閒.
Hán-Việt:
Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bạng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.
Nghĩa:
“Nói ra phải phù hợp với kinh điển, luận bàn phải dựa theo điển tích xưa. Hình dáng phải trang nghiêm tề chỉnh, tâm chí phải thong dong siêu thoát.”


2. Cách cầm Mic

Lúc đầu thưa thỉnh chư Tôn đức cần nên chắp tay hình búp sen. Sau đó, tay trái cầm giữa Mic, Mic nghiêng về phía miệng 45 độ, tay phải nâng nhẹ phía dưới Mic và linh hoạt khi cần diễn tả cử chỉ tương tác với hội chúng, lưu ý vừa phải, không giơ tay phải lên xuống quá nhiều lần sẽ trở thành thô, thiếu sự tinh tế.

Đặc biệt không nắm chặt Mic bằng hai tay, sẽ tạo nên vẻ run khớp, thiếu tự tin.

3. Giao lưu, tương tác với hội chúng

Trong một bài thuyết giảng điều quan trọng không thể thiếu, đó là sự tương tác của vị giảng sư với thính chúng đang nghe, nếu thiếu phần này, chúng ta chỉ nói thao thao bất tuyệt, chỉ e là sẽ dễ gây sự buồn ngủ và trầm lắng hội trường. Các cách giao lưu, bằng mắt, tay và sự hỏi đáp, đặt câu hỏi, tạo tương tác, hội chúng lắng nghe. Như chúng ta đã biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chúng ta hãy phát huy vừa phải sự tương tác bằng mắt, không cúi mặt, mắt nhìn thẳng mà nói, không nhìn một chỗ bất động, nhưng cũng không quay qua quay lại láo liên đôi mắt, tất cả đều vừa phải. Trong một bài giảng (trên 1 giờ đồng hồ) ba đến bốn lần ta nhìn sang trái, và sang phải tạo sự tương tác trong đôi mắt khi ta chia sẻ cùng hội chúng. Tất cả cử chỉ cung cách oai nghi đều nhẹ nhàng lịch thiệp, vừa chừng và tinh tế. Chúng ta nên tương tác hỏi đáp khoảng 15 phút một câu hỏi để giúp cho mọi người tập trung lắng nghe, sẽ ít gây buồn ngủ.


4. Giọng nói

Mỗi người phải tự làm chủ được âm thanh phát ra từ các loa, chúng ta lắng nghe, âm thanh vừa phải, không quá nhỏ, khó nghe, không quá lớn chát tai người. Mic đưa lên không quá sát miệng sẽ nghe tiếng thở của bạn khi nói. Đưa mic cao thấp tùy vào âm thanh của chúng ta cảm nhận sao cho trong thính phòng nghe rõ ràng vừa đủ. Giọng nói rõ ràng, truyền cảm, trong sáng, tròn vành rõ chữ, không nói quá nhanh. Có sự khác nhau giữa cách nói khi dùng văn nói, khi trích văn, trích thơ, ngữ điệu phải theo nội dung chúng ta trình bày trong bài giảng. Không nên từ đầu bài giảng đến cuối bài chỉ một âm điệu, sẽ làm cho người khi nhàm chán và sanh buồn ngủ.
Đặc biệt trong văn phong diễn đạt, nên khiêm cung, nhã nhặn, lúc nào cần nhấn mạnh thì nhấn, nhưng không lộ vẻ thể hiện cái tôi của bản thân quá lớn, sẽ gây mất thiện cảm với người nghe. Chính vì vậy trong cách sống của người tu sĩ chúng ta cần huân tập những điều này, thì tự nhiên cung cách văn phong sẽ toát lên được sự có ứng dụng tu tập. Nếu hàng ngày chúng ta không tập “Nhẫn – Nhường” cái tôi quá lớn, chỉ biết nhìn người, quên soi xét lại chính mình thì vô phương, dù chúng ta có nói hay đi chăng nữa cũng không có nhiều từ trường từ những điều ta trình bày. Đây gọi là thân giáo và khẩu giáo phải song hành là vậy. Tuy có thể chúng ta nói được nhưng chưa hoàn toàn thực hiện được 100% thì chúng ta cũng đang thực hành tu tập và ứng dụng ít nhất cũng 40-50%, chứ không thể nói suông, còn chỉ nói hay thôi thì chẳng khác nào người ăn bánh vẽ thì làm sao có thể no được?

5. Xác định rõ ràng đối tượng chúng ta chia sẻ


Chia sẻ phù hợp với lứa tuổi thính chúng đang hiện hữu. Tu sĩ hay cư sĩ, trẻ hay lớn tuổi? Giúp ta có cách nói phù hợp với sự tiếp nhận của người nghe. Cao thấp, căn bản, chúng ta phải biết uyển chuyển phù hợp với thính chúng. Trẻ con mà chúng ta nói Bản lai diện mục, Như lai tàng Diệu chân như tánh, chắc các bé chẳng hiểu gì…

6. Nội dung

a. Đúng với Chánh pháp

Tất cả những gì chúng ta nói ra phải hợp với lời Phật, ý Tổ, trung đạo, không thể thiên lệch và biên kiến.

b. Định nghĩa đề tài

Chúng ta nên định nghĩa rõ ràng chính xác đề tài cần chia sẻ, từng chữ để người nghe thêm, một lần được nghe lại chánh pháp.

c. Dẫn chứng thực tế của đề tài

Nói lên tầm quan trọng trong thực tế khi chúng ta biết rõ và ứng dụng nội dung của đề tài Phật pháp trong cuộc sống.

d. Nêu rõ phần sự và phần lý của đề tài, bên ngoài, bên trong con người chúng ta.

Trong tất cả giáo lý của Phật dạy, ta rất cần hiểu theo hai phương diện, sự và lý, phần nổi và phần chìm của tảng băng trôi.

Lý sự viên dung dung là tiêu chí không thể thiếu đối với Chánh pháp.

Phần sự: Ví dụ: Sự Quy y Tam bảo, Phật tử chúng ta đến chùa, xin Quy y, Được quý Thầy, quý Cô tác pháp Quy y, trên có Phật, có Giới pháp của Phật được chư Tôn đức truyền trao Tam quy và Ngũ giới, Tăng là những vị Thầy đang thay Phật truyền giới cho chúng ta. Không dừng lại ở đây. Chúng ta cần hiểu thêm.

Phần lý: Mỗi Phật tử phải hiểu được rằng, nhân nơi Tôn tượng Phật bên ngoài chúng ta lễ lạy, mỗi người phải biết và tập trở về sống với tâm Phật trong chính mình. Pháp tánh thanh tịnh trong mỗi người, nương pháp là lời Phật dạy để cuộc sống của mình mỗi ngày càng tốt đẹp hơn. Tăng là sự thanh tịnh hòa hợp, Phật tử cần tập nếp sống vui hòa, nhu nhuyến, khiêm cung, đúng với chánh pháp.

e. Ý nghĩa của đề tài khi ta ứng dụng

Thực tế ngoài cuộc sống, hiểu rõ và ứng dụng đề tài có những lợi ích gì? Những tác hại khi sống không đúng, không hiểu chánh pháp, trong đề tài mà chúng ta chia sẻ?

f. Dẫn chứng Kinh-Luật-Luận (có trích lục)

Để tăng tính thuyết phục và đúng với chánh Pháp, được lưu truyền từ xưa đến nay, chúng ta nên dẫn lời Phật dạy, lời chư Tổ nói, các bậc cổ đức ngộ đạo và sống được với đạo…

g. Những nghi vấn về đề tài chúng ta thường gặp ngoài đời sống thực tiễn, những câu hỏi đáp thực tế đúng với chánh pháp Phật Đà.

h. Còn 5 hoặc 10 phút kết thúc bài giảng, chúng ta nên đúc kết gọn lại 1, 2, 3 ý trọng tâm và cốt lõi của bài giảng, để người nghe có thể nắm được đại cương của bài thuyết giảng mà chúng ta muốn nhắn nhủ và gửi gắm tâm tư.

7. Không bàn luận thị phi, chính trị, đúng sai của bất kỳ cá nhân nào.

Đối với một giảng sư, không chỉ văn hay chữ tốt, cách diễn đạt lưu loát là đủ, mà chúng ta phải là những người thật sự chân tu thực học, người biết tu thì họ thiếu thời gian để nhìn lại chính mình, chứ nào dư thời gian để đàm luận đúng sai của thiên hạ?

Thế nên Tuệ Trung Thượng Sĩ đã dạy:

“Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc”.

“Phản quan” là soi sáng hay xem xét, “tự kỷ” là chính mình. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là việc bổn phận, không phải từ nơi khác mà được. Đó là câu châm ngôn trong nhà Thiền. Muốn hàng phục tâm vọng tưởng bên trong, phải phản quan nhìn lại chính mình. Muốn không dính mắc sáu trần thì phải khéo quán sát. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần liền thấy, liền biết không cho dính kẹt. Đó là gốc của đạo Phật.

“Siêng năng quét Tuyết nhà mình
Chớ nên nhìn ngó Sương rơi nhà người.”

8. Khi giảng sư gặp những câu hỏi vấn đáp từ thính chúng, mang tính chất chất vấn, vấn nạn, khiêu khích, đả kích, thách đố… thì chúng ta khéo léo từ chối không trả lời.

Bằng cách hẹn hữu duyên lần sau, vì sắp hết giờ mà vẫn còn nhiều điều quan trọng trong việc ứng dụng cho sự tu tập của mỗi người. Vì chúng ta trả lời thì sẽ dính mắc vào những cạm bẫy ngôn từ với những vị không có tâm thành học đạo và tu đạo mà chỉ chạy theo văn phong chữ nghĩa mà thôi! Nên tìm cách khéo léo khước từ không gây mất lòng ai, đó là phương tiện thiện xảo của một giảng sư khi gặp vấn nạn.

Trên đây là những kỹ năng cần có của một vị giảng sư, giảng sinh… từ khóa học Bồi dưỡng nghiệp vụ hoằng pháp mang lại, thật ý nghĩa thiết thực cần và rất cần cho đàn hậu học chúng con!

Đối với một giảng Sư chúng ta cần trang bị những kỹ năng cần và đủ khi đối trước hội chúng. Ta nên biết rõ về Tứ Tất Đàn, tiếng Phạn là Catvari siddhanta; catvari có nghĩa là tứ và siddhanta phiên âm là tất đàn, có khi còn được phiên âm là “Tất Đàm”, và dịch là “Tác Thành Tựu”, có nghĩa là làm cho công việc thuyết pháp của Đức Phật được thành tựu.

1. Thế giới tất đàn

Thế giới tất đàn có nghĩa là thành tựu đối với thế gian. Đức Phật có cái nhìn thành tựu về thế gian, nhìn chính xác về các pháp thế gian, nên có thể chuyển hóa, đưa các chúng sinh đang sống trong thế gian đi về với sự giác ngộ. Phật tùy duyên mà nói pháp tùy căn cơ và nghiệp lực của chúng sanh, Ngài dùng pháp thế gian năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, như là khổ đế, tập đế… để từ đó họ chuyển cái tâm mê lầm của họ thành tâm giác ngộ, tâm phàm phu thành tâm bậc Thánh, tâm chúng sinh thành ra tâm Phật. Chuyển hóa được như vậy là nhờ Đức Phật đã sử dụng Thế giới tất đàn. Sau khi chuyển hóa như vậy, tùy thuận để thuyết pháp rồi đưa họ về với Đệ nhất nghĩa tất đàn, chân lý rốt ráo.

2. Vị nhân tất đàn

Vị nhân tất đàn nghĩa là sự hoằng pháp thành tựu đối với từng người, từng đối tượng, vì con người mà nói diễn giảng chánh pháp, muốn vì con người giảng nói cho họ thì phải hiểu tâm lý, hoàn cảnh của họ, phải hiểu rõ nghiệp báo, nhân duyên, nhân quả của họ để chuyển vận bánh xe chánh pháp giúp họ, giúp họ tiến bộ, xả bỏ được khổ đau trong đời sống để đi tới với đời sống hạnh phúc. Đây cũng là một trong tứ nhiếp pháp đó là lợi hành và đồng sự nhiếp. Giúp họ giải thoát khỏi những trói buộc để đi đến với đời sống tự do đích thực; giúp họ thoát khỏi sự trói buộc của phiền não khổ đau trở về với tâm an bình trong chính mình. Vị nhân tất đàn rất quan trọng. Muốn thành tựu được Pháp này, chúng ta phải nghiên cứu, phải hiểu được tâm lý đối tượng, hoàn cảnh của đối tượng, nghiệp báo của đối tượng, nhân quả của đối tượng, như thế ta mới có thể chuyển vận chánh Pháp, thành tựu được việc giáo hóa độ sanh.

3. Đối trị tất đàn

Đối trị có nghĩa là trị liệu, chuyển hóa. Đối trị tất đàn có nghĩa là chuyển hóa thành tựu hay đối trị thành tựu. Pháp Đức Phật dạy nhắm tới chuyển hóa những phiền não nơi tâm chúng sinh. Phật vì bệnh của chúng sanh mà cho thuốc, bao nhiêu phiền não khổ đau thì có bấy nhiêu phương thuốc đối trị, đến tám vạn bốn ngàn Pháp môn tu tập để tùy vào nhân duyên căn cơ của mỗi người mà ứng hợp khác nhau. Nhằm mục đích làm cho người nghe, nghe hiểu, thực hành được và chuyển hóa những phiền não ở nơi tâm họ. Ví như con người nhiều tham muốn về ngũ dục (tài sắc danh, thực, thùy) Phật dạy chúng ta pháp ly dục hoặc thiểu dục tri túc (ít muốn biết đủ). Các pháp như vậy gọi là đối trị tất đàn.

4. Đệ nhất nghĩa tất đàn

Đệ nhất nghĩa tất đàn tức là sự thành tựu tối thượng, mục đích hoằng Pháp của Đức Phật. Đức Phật thuyết pháp bằng Thế giới tất đàn, bằng Vị nhân tất đàn, bằng Đối trị tất đàn, với mục tiêu cuối cùng là để hiển thị Đệ nhất nghĩa tất đàn. Phật thuận theo thế gian theo từng người để thuyết pháp, nhằm mục đích đối trị với từng căn bệnh phiền não, sở tri của từng người đưa họ đi về với Đệ nhất nghĩa tất đàn, tức là cuối cùng sẽ hiển thị cho họ thấy được chân lý tuyệt đối. Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành. Như mục đích ra đời của Phật là khai, thị, ngộ, nhập Tri kiến Phật của tất cả chúng sanh. Khai là mở ra phương tiện, Thị là chỉ bày, Ngộ là nhận ra nơi mình có chân tâm Phật tánh. Nhập là sống trở lại với tâm Phật trong mỗi người, đó còn gọi là Tri kiến Phật. Ngài đã khẳng định “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng thành Phật”. Muốn thành Phật thì phải chứng nhập Phật tính. Chúng ta nên học cách giáo hóa nhưng không mắc kẹt vào phương pháp giáo hóa, hình thức giáo hóa, khiến cho chúng sinh được giáo hóa đi tới được với chân lý tuyệt đối, với hạnh phúc an lạc. Đó là Đệ nhất nghĩa đế tất đàn.

“Khóa Bồi dưỡng Kĩ năng Nghiệp vụ Hoằng pháp và thi Thuyết giảng cấp Trung ương” thật sự rất bổ ích cho những tu sĩ trong thời đại công nghệ số này. Sứ mạng cao cả thiêng liêng của người con Phật trên cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh, tự lợi tha thì công đức mới viên mãn. Chí khí của những bậc thượng sĩ xuất trần:

“Hủy hình thủ khí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng Thánh đạo
Thệ độ nhất thiết nhân.”

Nếu chỉ tu riêng cho mình, mà không đến việc hoằng pháp lợi sanh là người tu sĩ chúng ta thiếu hết 50%.

“Hoằng pháp vi gia vụ
Lợi sanh vi bản hoài.”


Chúng ta cần phát triển và xiển dương giáo pháp trong thời hiện đại, vị giảng sư phải rất cẩn trọng trong lời nói nhất là ở thời buổi này, mọi thứ đang rất nhạy cảm. Đồng thời vị giảng sư cũng phải biết rèn luyện, nâng cao tính chuyên môn hóa trong hoằng pháp, và đạo tạo những nhân tố mang tính kế thừa để dấn thân phục vụ, ra sức gánh vác trách nhiệm góp phần xây dựng Giáo hội, phát huy mạnh mẽ phương châm: “Trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội” để hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần sinh. Có như thế việc hoằng pháp của chúng ta mới được viên mãn. Chúng ta không chạy theo hình tướng bên ngoài mà mất mình nhưng không có nghĩa chứng ta bỏ lại thời đại sau lưng thì ta không có cơ hội để tiếp chúng độ Tăng. Tiếp thu có chọn lọc, hòa nhập chứ không hòa tan, sử dụng truyền thông như một kênh hoằng pháp là những điều tu sĩ chúng ta cần lưu ý, bổ túc thêm kỹ năng và sự tu tập của riêng mình. Mỗi người là một viên gạch chắc khỏe để xây dựng nên ngôi nhà Phật pháp trang nghiêm thanh tịnh và hòa hợp. Được như thế thì hạnh phúc biết bao, khi chư Tôn đức Ni niên cao lạp trưởng đã dày công tổ chức ra “Khóa Bồi dưỡng Kĩ năng Nghiệp vụ Hoằng pháp và thi Thuyết giảng cấp Trung ương” quả thật là ý nghĩa! Tre vừa già thì đã có những chồi măng mập khỏe vươn lên mạnh mẽ trong tình thương và sự nâng đỡ của chư Tôn đức Ni, người gần gũi nhất là Thầy Bổn sư của chúng ta, sau đó là những vị giáo thọ sư, cao hơn nữa là chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương đã thương tưởng và đoái hoài đến những mầm măng của đạo pháp. Thành kính tri ân quý Ngài! Sự tri ân này rõ thiết thực, khi chúng ta là hàng hậu thế chân tu và thật học!

TN. Hải Thuần (ĐSHĐ-135)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!