Nhân cách văn hóa của sư trưởng Như Thanh

Hiện nay, trong hàng Ni giới trẻ, có lẽ rất ít người hữu duyên được diện kiến Sư trưởng Như Thanh (1911- 1999) dù chỉ một lần. Thế nhưng, uy đức và danh tiếng của Sư trưởng chắc hẳn ai cũng từng nghe đến. Bản thân cũng vậy, dù không có phúc duyên được bái yết Sư trưởng nhưng đã từng được nghe chư vị Tôn túc kể lại, từng đọc thơ văn và một số nguồn tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Sư trưởng, vô cùng quý kính và cảm phục Người!

Sư trưởng là một người nữ xuất gia theo Phật giáo, cũng đầu tròn áo vuông ở chùa tu học như bao vị Ni khác, nhưng nhân cách văn hóa của Sư trưởng thật là tuyệt vời. Thiết nghĩ, “nhân cách văn hóa là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, trong cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách văn hóa được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong thế giới và vẫn còn lưu lại sau khi người đó đã mất đi1. Do đó, trong bài tham luận này, với lòng kính ngưỡng vô biên, con xin mạo muội trình bày một vài nét đặc trưng về nhân cách văn hóa, tức là những giá trị nhân cách, những phẩm chất cao đẹp nổi bật nhất của Sư trưởng mà trải qua bao thế hệ từ quá khứ cho đến hiện tại và cả tương lai vẫn luôn tán dương ca ngợi.

Chuyên cần hiếu học

Theo nguồn tài liệu viết về tiểu sử Sư trưởng Như Thanh2. Sư trưởng vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo : “Thân phụ là tri huyện Nguyễn Minh Giác, pháp danh Hồng Ngộ, tự Phổ Minh, là nhà Nho- y nổi tiếng đương thời, cũng là nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm. Thân mẫu là cụ bà Đỗ Thị Gần, Pháp danh Hồng Tín, một hiền nội mẫu mực đảm đang, là người tôn kính Phật pháp… Thiếu thời, Sư trưởng học vỡ lòng bằng chữ Hán, sau học văn hóa chương trình Pháp. Tuy nhiên, sở thích không phải là Tây học, nên Sư trưởng trở về gia đình học Hán văn và giáo lý đạo Phật do thân phụ truyền dạy3. Có lẽ chính nền giáo dục gia giáo ấy đã tạo duyên lành cho Sư trưởng gần gũi Phật pháp và cũng là cơ sở hình thành nên đức tính hiếu học của Sư trưởng trong suốt thời gian xuất gia học đạo.

Năm 1932( 22 tuổi), Sư trưởng xin phép phụ thân xuất gia và lên đường tầm sư học đạo. Sư trưởng được Hòa thượng Pháp Ấn chùa Phước Tường (Thủ Đức) thâu nhận làm đệ tử và cho thế phát xuất gia, đặt Pháp danh là Hồng Ẩn. Năm 1933, Sư trưởng đến học gia giáo tại chùa Viên Giác (Bến Tre). Sau đó, Sư trưởng về chùa Thiên Bửu cùng Sư cụ Diệu Tịnh mở trường Gia giáo (3 tháng), đồng thời để nâng cao kiến thức Phật học, Sư trưởng đã thọ giáo với Sư tổ Khánh Thuyên. Trường Gia giáo mãn khóa. Sư trưởng cùng chư Ni đến ở chùa Thiên Phước và tiếp tục học kinh với sư tổ.

Năm 1938, Sư trưởng tiếp tục ra Huế tham học Phật pháp với Hòa thượng Mật Hiển về các bộ kinh Đại Thừa như: Lăng Nghiêm Trực Chỉ, Bát Nhả…, được Hòa thượng khen ngợi là người thông minh xuất chúng. Năm 1939, Sư trưởng từ giã cố đô Huế một mình ra Hà Nội tìm học và nghiên cứu Luật tạng. Năm 1940, Sư trưởng đến cầu học Luật Tứ Phần tỳ kheo ni Lược ký… Với cụ Tổ trụ trì chùa Trấn Quốc, kế đến học Luật Tỳ kheo ni Sao với cụ Tổ trụ trì chùa Bằng Sở (Hà Đông).

Năm 1941, sau khi chu du cầu học khắp nơi, chí nguyện du phương tham học đã mãn, với lòng vị ta nung nấu, Sư trưởng tự thấy cần phải ra gánh vác Phật sự, dìu dắt Ni chúng. Cuối năm đó, Sư trưởng thu xếp về Nam, trên đường về, Sư trưởng dừng lại chùa Thập Tháp (Bình Định) cầu học kinh Lăng Già Tâm Ấn với quốc sư Phước Huệ- là vị cao Tăng nổi tiếng, bác thông Kinh- Luật bậc nhất thời bấy giờ.

Qua đó cho thấy, với tinh thần hiếu học và tâm nguyện tự lợi lợi tha, Sư trưởng không ngại gian lao vất vả đường sá xa xôi, du phương tham học nhiều nơi trải qua suốt gần10 năm. Có thể nói, đức tính hiếu học là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên, để vượt qua nhiều chặng dài từ Nam chí Bắc với phương tiện giao thông và điều kiện kinh tế khó khăn vào thời bấy giờ quả là một việc không phải dễ dàng đối với hàng nữ nhi. Nếu không có lòng hiếu học, thiếu ý chí cương quyết dung mãnh, hiếm ai có thể thực hiện được tâm nguyện của mình như Sư trưởng.

Tài đức kiêm ưu

Sau khi du phương học đạo trở về, đầu năm 1942 (32 tuổi), Sư trưởng trở lại chùa Hội Sơn (Thủ Đức), mở lớp dạy luật cho quý Ni sư, Sư cô. Cùng mùa an cư năm ấy, Sư cụ Diệu Tấn, trụ trì chùa Kim Sơn (Phú Nhuận) khai hạ an cư, mời Sư trưởng làm Thiền chủ và giảng dạy giáo lý cho chư Ni. Sau đó, Sư trưởng mở lớp dạy quốc ngữ xóa nạn mù chữ cho dân nghèo trong vùng.

Năm 1944, chùa Bình Quang (Phan Thiết) khai Đại Giới Đàn Ni. Sư trưởng được thỉnh làm Giới sư và đã đăng đàn thuyết pháp trong Giới đàn này. Sau đó trở về Thủ Đức, Sư trưởng khai trường hạ tại chùa Hội Sơn và dạy bộ Luật Tứ Phần Tỳ kheo ni Lược Ký trong ba tháng. Năm 1947, Sư trưởng mở Phật học Ni viện tại chùa Huê Lâm, chư Ni về học rất đông. Hằng năm, Sư trưởng đều mở Hạ trường an cư tại chùa, phần lớn chư Ni các vùng lân cận đến đây kiết hạ.

Năm 1948, Sư trưởng có tâm nguyện áp dụng sở tu, sở học của mình trong tiến trình hành đạo, nên đã mở trường đào tạo Ni lưu tại: Chùa Linh Sơn (quận 8), Chùa Giác Thiên (Vĩnh Long) và chùa Tân Hiệp (Mỹ Tho). Năm 1956, Sư trưởng nhận thấy thời gian qua có những vị Ni hữu tài, nhiệt tâm vì đạo nên Sư trưởng muốn nâng đở những vị ấy và kêu gọi đoàn kết thành một thể thống nhất. Bất kể ngày đêm lao nhọc, Sư trưởng đã đích thân đến khắp các chùa Ni trải dài trên hai miền Nam, Trung để vận động chư Ni hợp nhất thành một đoàn thể với lời lẽ rất tha thiết chân tình: “Nếu chị em chúng ta không đoàn kết lại để cứ rời rạc mãi, thì chẳng khác chi những đứa con không cha mẹ, anh chị, bơ vơ giữa biển đời song gió, tự mình đã bỏ rơi mình ra ngoài Đoàn thể vậy. Một lần nữa, chúng tôi xin đem tất cả tâm thành trông mong chị em sau khi tiếp bức thư này, hãy quay về với tất cả chị em Ni chúng để cùng dìu dắt lên đường giải thoát cho xứng đáng một vị Thích nữ4”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Sư trưởng, ngày 06 và 07 tháng 10 năm 1956, tất cả chư Ni tựu về chùa Huê Lâm và đã thành lập Ban lãnh đạo Ni bộ lâm thời. Trong kỳ Đại hội này, Ni trưởng được đề cử làm Trưởng ban Quản trị Ni bộNam Việt, lãnh đạo Ni chúng. Cuối năm 1956, Giáo hội Tăng già Nam Việt giao chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh) cho Ni bộ Nam Việt quản lý. Sư trưởng và toàn thể Ban Quản trị vâng lời chư Tăng đứng ra lãnh trách nhiệm quản lý chùa Dược Sư – Trụ sở Ni bộ cũng được dời về đây.

Năm 1957, Sư trưởng cùng quý Ni trưởng trong Ban Quản trị Ni bộ Nam Việt vận động tài chính xây dựng chùa Từ Nghiêm làm Tổ đình Ni giới và trụ sở Ni bộ Nam Việt. Năm 1962, chùa Từ Nghiêm hoàn thành, Sư trưởng và quý Ni trưởng trong Ban Quản trị Ni bộ đã mở Phật học viện tại đây để đào tạo Ni tài. Trong chương trình giảng dạy, Sư trưởng đảm nhiệm các bộ môn cần yếu thuộc Kinh Luật, cùng lúc mở lớp giảng giáo lý hàng tuần cho Phật tử và cứ ba năm mở Đại Giới Đàn lấy hiệu Kiều Đàm để truyền giới cho Ni chúng. Năm 1972, Giáo hội giao chức Vụ trưởng Ni bộ Bắc Tông cho Sư trưởng

Đến 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Sư trưởng vẫn ở chùa Huê Lâm tiếp tục nghiên cứu, phiên dịch Kinh điển và xây dựng các công trình Phật giáo. Năm 1981, Sư trưởng được mời tham dự Đại hội thống nhất Phật giáo và Đại hội Phật giáo Việt Nam lần hai tổ chức tại Hà Nội vào năm 1987.

Đặc biệt, một trong những Phật sự nổi bật nhất của Sư trưởng đó là về phương diện Giới luật, Sư trưởng từng khẳng định rằng: “Giới học là giềng mối của người Phật tử; Định học là phép tắc điều phục tâm trí;

Tuệ học là năng lực bạt trừ nghiệp chướng si ái5, (Chính vì nhận thức rỏ tầm quan trọng của Giới học, nên Sư trưởng luôn chuyên tâm nghiên cứu, hành trì Giới luật, và đã trở thành “bậc uyên thâm tinh tường giới pháp, là bậc nghiêm minh giới luật6 Với tâm niệm ý thức rằng: “Chánh giới của Phật là viên ngọc quý, cần phải có người truyền trao, giáo pháp mới được trân trọng cao quý7”. Sư trưởng không hề từ nan mỗi khi được Hội đồng Ni bộ Bắc Tông cung thỉnh làm Đàn chủ và Hòa thượng Đàn đầu truyền giới cho giới tử Ni trong các Giới đàn từ năm 1946 đến năm 1998 tại các chùa Huê Lâm (quận 11), Chùa Giác Nguyên (quận 4), Chùa Dược Sư (quận Bình Thạnh), Chùa Từ Nghiêm ( quận 10), Chùa Long Thiền (Đồng Nai). Tổng cộng 16 giới đàn8

Qua đó cho thấy, với tài năng xuất chúng, Sư trưởng đã làm được nhiều Phật sự lớn lao hiếm có ai làm được. Tuy nhiên, trong bài thơ “Tài đức”, Sư trưởng viết rằng:

Tài đức tương dung trong chí hạnh
Muôn đời phẩm vị đáng đề cao9

Song song với bài thơ nói lên quan điểm “Tài đức tương dung” này, Sư trưởng còn biên soạn tiểu phẩm Giới đức kiêm ưu. Đó không chỉ là những lời răn nhắc giáo huấn đệ tử, Ni chúng mà còn thể hiện nhân cách văn hóa của Sư trưởng qua lời khuyên dạy

“Nên đức độ khiêm nhường vì nghĩa cả
Trọng đạo đức không bày trò giả trá10

Điều đó thể hiện rất rỏ qua cách ứng xử giao tiếp trong cuộc sống thường nhật cũng như mọi công tác Phật sự của Sư trưởng. Với hàng đệ tử, Ni chúng và Phật tử, Sư trưởng đối xử bằng tấm lòng thương yêu, bao dung, độ lượng. Với chư vị Tôn túc và đồng đạo, Sư trưởng hết sức khiêm hạ, nhún nhường. Mọi hành vi, cử chỉ, lời nói của Sư trưởng đều lấy đạo đức làm thước đo chuẩn mực. Tuy tài trí hơn người nhưng Sư trưởng không kiêu căng, ngã mạn, luôn thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp, rất đức độ, khiêm cung. Sư trưởng quả thật là bậc Ni lưu xuất chúng với nhân cách văn hóa thật cao thượng, tài đức kiêm ưu khó ai sánh kịp.

Tận tâm tận lưc với sự nghiệp văn hóa- giáo dục- hoằng pháp

Với tâm nguyện tự lợi lợi tha, Sư trưởng không chỉ trau dồi giới đức và trí đức cho bản thân mình mà còn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức và truyền trao kiến thức Phật học cho Ni chúng cũng như Phật tử. Trong đề cương Tôn Chỉ Giáo Dục Ni Tài trình bày tại Phật học Ni viện Từ Nghiêm (Sài Gòn), ngày 04/4/1970, Đôi lời tâm huyết gởi đến chư học Ni Phật học Ni viện Từ Nghiêm, Sư trưởng đã nêu lên khát vọng và tâm huyết của mình:

“Người xuất gia phải đặt nhiệm vụ của mình trong công phu chơn tu thật học

Điều khẩn yếu hơn trong trách nhiệm của Tỳ- kheo-ni, cần nhất là Giới hạnh.

Đã gọi Phật học Ni viện, tự nhiên cần phải lấy Phật học làm trọng yếu”

Hơn thế nữa, Sư trưởng còn khẳng định: “Dù đời hay Đạo, công việc giáo dục vẫn là sự nghiệp căn bản và thiết yếu trong vấn đề đào tạo con người, là mầm mống vững chắc xây dựng xã hội, Đạo pháp tốt đẹp mai sau11

Để thực hiện nguyện vọng đào tạo Ni tài chơn tu thật học, Sư trưởng mong muốn có được những cơ sở ổn định cho Ni chúng được yên tâm tu học, nên đã vận động chư Tôn đức Ni thuộc Ni bộ Bắc Tông cùng nhau thành lập: Phật học Ni viện Huê Lâm, Phật học Ni viện Dược Sư, Phật học Ni viện Từ Nghiêm, Phật học Ni viện Diệu Quang, Phật học Ni viện Diệu Đức, Hoa Quang Ni viện, Từ Thuyền Ni viện, Ưu Đàm Ni viện. Các Phật học Ni viện hằng năm đào tạo được hàng ngàn Ni sinh qua các lớp Sơ đẳng Phật học, Trung đẳng chuyên khoa về nội điển lẫn ngoại điển và Cao đẳng Phật học Chuyên khoa.12 Với cương vị và trách nhiệm giáo dục của một người lãnh đạo Ni bộ, phần lớn chương trình học tại các Phật học Ni viện đều có sự tham gia giảng dạy của Sư trưởng.

Song song với công tác giáo dục, Sư trưởng luôn lưu tâm đến sự nghiệp hoằng pháp. Sư trưởng luôn khuyến khích và nhắc nhở Ni chúng rằng:

Phật pháp hoằng khai đều do sứ mạng Tăng, Ni đảm trách. Do đó Tăng Ni đều phải nghiêm trì Giới luật, phát triển Đạo tâm cho quần chúng. Ni giới cần sớm nhận thức nhiệm vụ, góp phần công đức, tô bồi nền tảng Phật pháp, mong sao đền đáp công ơn sâu dày của Đức Thế Tôn và phát triển năng lực tự hành hóa tha hoàn thành sứ mạng phụng sự Đạo pháp13

Đó chính là lý do tại sao trong Đại hội Hoằng pháp toàn quốc tại Phật học viện Nha Trang năm 1962, trước chư Tôn đức Tăng – già nhị bộ và nam nữ cư sĩ Phật tử gần 200 đại biểu, Sư trưởng đã dõng dạc đề nghị: “Ngoài đoàn giảng sư của chư Tăng nên lập một đoàn hoằng pháp lưu động toàn quốc do Ni chúng phụ trách.”. Mặc dù Hòa thượng Trí Thủ có ý kiến: “Ni chúng lo việc từ thiện xã hội như Cô nhi, Ký nhi… Còn việc hoằng pháp thì để cho bên Tăng đảm trách”, nhưng Sư trưởng xin được phụ trách cả hai với lời đề xuất: “Vị Ni nào có khả năng giảng diễn thì diễn giảng, vị Ni nào có khả năng về từ thiện xã hội thì làm việc từ thiện xã hội14”. Và chính bản thân Sư trưởng đã làm được cả hai việc ấy. Có thể nói nhờ khí phách hung hồn và lập luận vững chắc với lời lẽ hết sức thuyết phục của Sư trưởng đã tạo tiền đề cho Ni giới có được nhiều cơ hội để đi hoằng pháp khắp nơi như hiện nay.

Nhằm mục đích xiển dương Chánh pháp và đào tạo Ni tài, Sư trưởng không chỉ giáo dục và hoằng pháp bằng thân giáo và khẩu giáo tại các chùa, các Phật học Ni viện, các Giới đàn…, mà còn trước tác và phiên dịch rất nhiều tác phẩm và thi phẩm, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa, văn học Phật giáo Việt Nam, cụ thể là15

  • Trước tác soạn thuật: Lược sử Đức Phật Thích Ca; Lược sử Kiều Đàm Di Mẫu; Nghi thức tụng niệm; Nghi thức niệm hương; Oai nghi người xuất gia; Nghi thức phóng sanh; Cẩm nang của người Phật tử, Giới đức kiêm ưu; Hành Bồ tát đạo; Bát Nhã cương yếu; Duy thức học; Phật pháp giáo lý.
  • Dịch phẩm: 24 bài kệ Bát Nhã; Thiền tông và Tịnh độ tông; Thiền tông cương yếu; Gương Tăng sĩ hiện đại, Tinh thần tu dưỡng(thơ), Hưng thiền hộ quốc; Làm cách nào để hoằng dương Phật pháp
  • Thi phẩm: Hoa thiền (40 bài); Hoa Đạo (140 bài); Hoa đạo hanh (15 bài); Hoa Bát Nhã (27 bài); Hoa Chánh giác (52 bài); Hoa Thanh hương (21 bài); Thơ ngụ ngôn (Ngụ ngôn 6 bài, nhàn đàm 29 bài, Nhàn ngâm 21bài); Thơ chữ Hán (27 bài); Phẩm chất người con Phật; Nếu con (10 bài); Con ơi (10 bài); Người con Phật (10 bài); Ngày về Phật
  • Chủ biên các tập san: Tập san Nhân Cách (1966) và Tập san Hoa Đàm (1973)

Nói tóm lại, trong suốt cuộc đời hành đạo, Sư trưởng đã dốc hết sức lực và tâm trí để cống hiến cho sự nghiệp văn hóa – giáo dục – hoằng pháp không ngoài mục đích hoằng dương Chánh pháp, đào tạo Ni tài và giáo dục nhân cách đạo đức cho Phật tử. Quả đúng như lời Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã ca ngợi về tài năng của Sư trưởng: “Người ta thường tưởng rằng Ni lưu chỉ có khả năng tự tu, chứ không có khả năng đảm đang những Phật sự lớn lao làm vẻ vang cho Phật Pháp. Nhưng trái lại, ngày nay người ta đã thấy Ni lưu với ý chí mạnh mẽ cương quyết, đứng ra lãnh lấy nhiệm vụ cùng với chư Tăng chia sớt gánh

nặng lo đào tạo Ni tài để duy trì gia phong của Từ phụ. Thật là một điểm son đáng ghi trong lịch sử Phật giáo Việt Nam16

Nhập thế tích cực với tâm bình đẳng vị tha nhân ái

Với quan điểm “phẩm hạnh cao quý của Tăng- già là do công phu tu dưỡng gồm đủ sự lý, đối với tất cả chúng sanh, tìm đủ các chước phương tiện làm lợi ích cho mọi người, như khát thì cho nước uống, đói cho cơm ăn, bệnh cho thuốc uống, lạnh cho áo mặc, gặp sợ sệt giúp đỡ an ủi hết sợ sệt, thiếu trí tuệ giúp đỡ mong cho tâm trí trở nên sáng suốt17”, ngoài Phật sự hoằng pháp, giáo dục và lãnh đạo Ni giới, Sư trưởng còn thực hành hạnh nguyện Bồ tát với tâm bình đẳng vị tha làm lợi đạo ích đời qua nhiều phương diện18

Tu sửa và thành lập các tự viện cho Ni chúng tu học

  • Chùa Hội Sơn (xã Long Bình, huyện Thủ Đức): Năm 1935, sau khi vâng lệnh Sư tổ Pháp Ấn nhận lãnh chùa này, Sư trưởng nhờ thân phụ là cụ Hồng Ngộ đứng ra trông nom tu sửa.
  • Chùa Huê Lâm I (quận 11, Tp. Hồ Chí Minh): Năm 1945, Sư trưởng nhận lời mời của ông bà tri huyện Nguyễn Kỳ Sắc về ở tại chùa Huê Lâm. Ngoài việc tu bổ sửa sang, chùa được tái thiết toàn diện vào năm 1959 theo kiến trúc hiện đại. Đến 1970, một dãy lầu năm tầng được cất thêm phía sau chánh điện để làm Ni xá và trường học. Ngày 11/3/1993, chùa Huê Lâm đặt viên đá đầu tiên xây dựng lại và lễ lạc thành được tổ chức vào ngày 19/3/1995.
  • Chùa Từ Nghiêm (quận 10, Tp. Hồ Chí Minh): Năm 1957, Sư trưởng và quý Ni trưởng trong Ban Quản trị Ni bộ được Hòa thượng Đạt Từ nhượng lại chùa Từ Nghiêm để lập trụ sở Ni bộ. Lễ đặt viên đá xây dựng năm 1959 (trước đó là chùa lá), lễ khánh thành năm 1962
  • Chùa Phổ Đà (Vũng Tàu): Năm 1960, Sư trưởng khởi công xây cất chùa này trên một vùng đồi bỏ hoang tại Vũng Tàu, do một người Pháp cúng
  • Chùa Hải Vân (Vũng Tàu): Năm 1964, Sư trưởng xây cất chùa Hải Vân trên vùng đất cao tại Bãi Dứa, Vũng Tàu để thực hiện tâm nguyện độ hàng Phật tử lớn tuổi có chí nguyện xuất gia và mở đạo tràng Tòng Lâm Ni chúng Bộ
  • Chùa Quy Sơn (Vũng Tàu): Năm 1966, chùa được xây cất trên một vùng đồi cao gần Thích Ca Phật Đài
  • Chùa Huê Lâm II (Bà Rịa- Vũng Tàu): Với mảnh đất trong khuôn viên Đại Tòng Lâm do Hòa thưỡng trụ trì Tổ đình Ấn Quang cấp, chùa được xây cất thô sơ vào tháng 10/1975. Đến năm 1983, Sư trưởng cho xây dựng lại để làm nơi tu học cho Ni chúng
  • Quan Âm Phật Đài (Vũng Tàu): Vào ngày 19 tháng 02 năm Kỷ Tỵ (1989), Quan Âm Phật Đài được đặt viên đá đầu tiên xây dựng tại chùa Huê Lâm II, đến ngày 19 tháng 02 năm Canh Ngọ (1990) cử hành lễ an vị Phật
  • Quan Âm Bảo Điện: Sau khi xây dựng công trình Quan Âm Phật Đài, Sư trưởng liền ra chùa Hải Vân để khởi công xây dựng Bảo Điện Quan Âm, công trình kéo dài suốt 2 năm. Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 19 tháng 02 năm Nhâm Thân (1992)
  • Pháp Hoa Tịnh Viên (Tùng Nghĩa, Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng): Vào ngày 24/11/1994, Ni sư Tịnh Hoa và môn nhơn đại diện phái Hoa Tông chùa Diệu Pháp (Đường Hậu Giang, Tp. Hồ Chí Minh) đã cúng ngôi Tịnh Viện này cho Sư trưởng

Mở các cơ sở tự túc cho Ni chúng

Nhằm mục đích tạo nguồn kinh tế để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong đời sống của Ni chúng và tự viện, từ

năm 1959, Sư trưởng đã mở các cơ sở tự túc cho chư Ni tham gia quản lý sản xuất như:

  • Tiệm cơm chay Tịnh Tâm Trai: 170 A Hiền Vương, Sài Gòn (170 A Võ Thị Sáu, Tp. Hồ Chí Minh)
  • Tiệm cơm chay Tịnh Tâm Trai: Ngã Bảy Sài Gòn
  • Cơ sở sản xuất nước tương Hoa Sen Trắng tại chùa Huê Lâm I, Huê Lâm II
  • Phòng may pháp phục tại chùa Huê Lâm I, Huê Lâm II
  • Phòng phát hành kinh sách tại chùa Huê Lâm I, Huê Lâm II và Hải Vân
  • Cơ sở sản xuất nhang tại chùa Huê Lâm I và Huê Lâm II

Hoạt động từ thiện xã hội giúp cho trẻ em và người nghéo

Dù bận rộn với nhiều công tác Phật sự hoằng pháp, giáo dục… Sư trưởng vẫn không quên công tác từ thiện xã hội. Sư trưởng mở hàng loạt trường học, ký nhi viện, phòng thuốc, trường huấn nghệ ở khắp nơi để trẻ em và đồng bào nghèo đều được học chữ, học nghề và được chữa bệnh miễn phí

  1. Mở trường dạy văn hóa
  • Năm 1952, mở trường Tiểu học Kiều Đàm tại chùa Huê Lâm I (200 học sinh)
  • Năm 1967, trường Trung tiểu học Kiều Đàm, gồm 14 lớp học, dạy từ Mẫu giáo đến lớp 9, khoảng 800 học sinh (Trường này từ trường Tiểu học Kiều Đàm mở rộng).
  • Năm 1967, mở Trường mẩu giáo Kiều Đàm tại Gò Vấp
  • Năm 1970, mở Ký nhi viện Kiều Đàm ở chùa Huê Lâm I và trường Kiều Đàm ở Vũng Tàu
  • Năm 1971, mở Ký nhi viện Kiều Đàm ở Vũng Tàu

Tất cả các trường này hoàn toàn miễn phí

  1. Phòng thuốc
  • Năm 1961, mở phòng thuốc Nam miễn phí, mỗi tháng điều trị khoảng 600 bệnh nhân.
  • Năm 1966, mở phòng thuốc Tây miễn phí, mỗi tháng điều trị khoảng 600 bệnh nhân.
  • Năm 1975, mở phòng châm cứu miễn phí, mỗi tháng có 300 bệnh nhân được điều trị
  1. Mở lớp huấn nghệ
  • Năm 1966, mở lớp dạy đan len miễn phí tại chùa Huê Lâm I
  • Năm 1968, mở lớp dạy may miễn phí tại chùaHuê Lâm I

Qua đó cho thấy, quả đúng như lời Hòa thượng Đổng Minh từng nhận định: “Kỳ túc Thích Nữ Như Thanh không những là một nữ tướng như cụ tuần vũ Lê Văn Định đã nói mà là một dũng tướng. Ni trưởng đã chỉ huy một mặt trận đầy đủ chiến thuật, chiến lược19”. Cuộc đời của Sư trưởng là cuộc đời thực hành Bồ- tát đạo trên một mặt trận đa phương, mọi phương tiện thiện xảo được vận dụng một cách uyển chuyển linh hoạt không ngoài mục đích hoằng truyền chánh pháp, cứu độ chúng sanh. Tất cả mọi việc giúp ích cho người dù lớn hay nhỏ, Sư trưởng đều thực hiện một cách đắc lực, nhiệt tình và hiệu với tấm lòng yêu thương một cách bình đẳng, không phân biệt đời hay đạo, thân(đệ tử) hay sơ (học Ni), xuất gia (Ni chúng) hay tại gia (Phật tử)

Trải qua hơn 60 năm hành đạo, Sư trưởng đã tận tâm, tận trí, tận lực cống hiến cho đạo pháp và dân tộc rất nhiều thành quả lớn lao như thế, nhưng đến giai đoạn cuối đời Sư trưởng vẫn còn nhiều tâm nguyện chưa thực hiện xong nên người đã an ủi chúng đệ tử rằng: “Các con yên tâm. Thầy sẽ trở lại, trở lại để tiếp tục chí nguyện. Thầy sẽ hoằng dương Thiền tông, sẽ dựng lập đạo tràng, Thiền viện cho Tăng, Ni, tạo lập Cư sĩ lâm cho cư sĩ Phật tử, mở mang Chánh pháp tối thượng20

Ôi! Chí nguyện thật cao vời!

Hiện đời Sư trưởng đã thắp lên một ngọn nến sáng rực soi đường cho Ni lưu tìm được một vị trí

xứng đáng trong hàng ngũ Tăng- già Phật giáo Việt Nam. Có thể nói nhờ tài đức của Sư trưởng, Ni bộ Phật giáo Việt Nam mới có một nền móng vững chắc, quy mô như ngày hôm nay với sự hình thành và phát triển của Phân ban Ni giới Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam kể từ năm 2009. Trong suốt cuộc đời xuất gia học đạo và hành đạo, Sư trưởng đã đem hết tài năng, trí tuệ, tâm huyết để cống hiến mọi mặt cho sự nghiệp hoằng pháp độ sanh. Không những thế, Sư trưởng còn phát nguyện kiếp lai sanh tái hiện Đàm Hoa, hội nhập Ta bà, hoằng dương giáo pháp, hóa độ chúng sanh. Tấm lòng thiết tha vì Đạo pháp và bi nguyện độ sanh cao cả của Sư trưởng là bài học vô giá cho tất cả chư Ni hậu bối chúng ta.

Thiết nghỉ, dù đã trải qua 20 năm (1999- 2019), sắc thân của Sư trưởng thượng Như hạ Thanh không còn hiện hữu trên trần thế, nhưng hương đức hạnh của cánh Hoa Đàm nơi chốn già lam Huê Lâm xưa kia vẫn luôn tỏa ngát trong ngôi nhà Ni giới- Phật giáo Việt Nam. Hàng hậu học chúng con xin kính cẩn nghiêng mình cúi đầu đảnh lễ giác linh bậc Trưởng lão Ni kiệt xuất với nhân cách văn hóa cao thượng, chuyên cần, hiếu học, tài đức song toàn, khiêm cung đức độ, cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn hóa- giáo dục- hoằng pháp, nhập thế tích cực với tâm bình đẳng vị tha nhân ái. Chúng con xin nguyện noi gương sáng người xưa nỗ lực tinh tấn tu học, hầu mai sau có thể tiếp nối hạnh nguyện nhập thế độ sanh hoằng dương chánh pháp của Sư trưởng

Sc. Th s. Thích Niệm Huệ


  1.  Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. Tr 125
  2.  Thích Nữ Như Nguyệt (2010), Ngôi sao Bắc Đẩu của Ni giới Việt Nam- Tỳ kheo ni Như Thanh (1911- 1999) http://thuvienhoasen.org/a4617/ty-kheo-ni-nhu-thanh-ngoi-sao-bac-dau-cua-ni-gioi-viet-nam.
  3. Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh tr.17
  4. Sư trưởng Như Thanh (1972), Giới đức kiêm ưu, Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm tr 13
  5.  Phần này người viết trình bày tóm lược dựa trên tài liệu: Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp Tr 25- 30
  6. Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh tr.170
  7.  Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm
  8.  Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh tr.122;123
  9.  Tất cả các tác phẩm của Sư trưởng được lưu giữ tại Tổ đình Huê Lâm, xem thêm Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh tr 22-24
  10.  Sư trưởng Như Thanh (1972), Giới đức kiêm ưu. Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm, tr 42
  11.  Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Tr 21
  12.  Sư trưởng Như Thanh (1972), Giới đức kiêm ưu. Tư liệu lư trữ tại Tổ đình Huê Lâm. Tr 8
  13.  Tổ đình Huê Lâm (1999), Tiểu sử Sư trưởng Như Thanh, http://giacngo.vn/lichsu/2009/01/15/7FC650/
  14.  Sư trưởng Như Thanh (1997), tập thơ Hoa Đạo tr 55
  15.  Sư trưởngNhư Thanh (1997), tập thơ Hoa Bát Nhã tr 8
  16.  Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm
  17.  Trần Hồng Liên (1999), Ni trưởng Như Thanh với sự hình thành và phát triển Ni bộ Nam Việt, http://vncphathoc.com/bai-nghien-cuu/ni-truong-nhu-thanh-voi-su-hinh-thanh-va-phat-trien-ni-bo-nam-viet/
  18.  Hoàng Tuấn Anh…(2012), xây dựng nhân cách văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thông tin. Tr.19
  19.  Trong bài viết này, những gì liên quan đến cuộc và sự nghiệp của Sư trưởng được trình bày dựa trên nguồn tư liệu chính : Tổ đình Huê Lâm (1999), lược sử Sư trưởng thượng Như hạ Thanh, Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Tr 9- 34

Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh tr. 9



Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị LLLoan, Vũ Anh Tú (2012), Xây dựng nhân cách văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa- Thông tin Hà Nội.
  2. Sư trưởng Như Thanh (1997), Tập thơ Hoa Đạo, Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm
  3. Sư trưởng Như Thanh (1997), Tập thơ Hoa Bát Nhã, Tư liệu lưu trữ tại Tổ đình Huê Lâm
  4. Tổ đình Huê Lâm (1997), Tuyển tập thơ của Sư trưởng Như Thanh, lưu hành nội bộ
  5. Tổ đình Huê Lâm (1999), Vài nét về Sư trưởng thượng Như hạ Thanh, lưu hành nội bộ
  6. Tổ đình Huê Lâm (1999), Sư trưởng Như Thanh: Cuộc đời và sự nghiệp. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
  7. Tổ đình Huê Lâm (1999), Tiểu sử Sư trưởng Như Thanh, http://giacngo.vn/lichsu/2009/01/15/7FC650/, truy cập ngày 28/12/2018
  8. Trần Hồng Liên (1999), Ni trưởng Như Thanh với sự hình thành và phát triển Ni bộ Nam Việt, http://vcphathoc.com/bai-nghien-cuu/ni-truong-nhu-thanh-voi-su-hinh-thanh-va-phat-trien-ni-bo-nam-viet/, truy cập ngày 28/12/2018
  9. Thích Nữ Như nguyệt, Bhiksuni Như Thanh: A polar Star among Vietnamese Nuns, in trong Karma Lekshe Tsomo (2014), Eminent Buddhist Women, Nxb. Suny Hoa Kỳ
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!