Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu đến môi trường; ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là việc làm quan trọng phù hợp lời Phật dạy và là nhiệm vụ cấp thiết của Ni giới Phật giáo trong lúc môi trường sống đang biến đổi từng ngày, từng giờ, gây ra bao tác hại thảm khốc cho nhân loại.
1. Vấn nạn môi trường
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Trái Đất luôn biến động không ngừng. Động đất, sạt lở… xảy ra liên miên; nạn cháy rừng, hạn hán, bão lụt, xâm nhập mặn gia tăng; nhiều nơi bị nước lũ nhấn chìm, kể cả các thành phố lớn. Tính mạng và tài sản của con người đứng trước nguy cơ, thách thức từ sự tàn phá của thiên nhiên. Thứ nhất, ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề đang ở mức đáng lo ngại. Hàng trăm tấn chất thải phát sinh mỗi năm chưa được xử lý; phần lớn chỉ chôn lấp một cách hình thức, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh, phát ra nhiều mùi hôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Việc ô nhiễm trên Biển Đông đang diễn biến phức tạp do các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông vận tải, sự cố tràn dầu, chất thải đổ ra biển mà chưa được xử lý triệt để… Thứ hai, quy mô kinh tế và dân số ngày càng tăng. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh mà công tác quản lý việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng xử lý chất thải còn thiếu đồng bộ, phát sinh nhiều nguồn ô nhiễm môi trường, gây hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường sống.
Thứ ba, hệ sinh thái môi trường bị đe dọa. Nguyên nhân do rừng bị phá hủy, thời tiết thay đổi thất thường, nhiều nơi bị lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng; có nơi mạch nước ngầm mất nguồn cung cấp, rừng phòng hộ bị suy giảm, nhiều loài động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất an ninh sinh thái môi trường.
Thứ tư, hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập; các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và công cụ quản lý chưa được thể chế hóa kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế. Các doanh nghiệp coi trọng tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư mà xem nhẹ bảo vệ môi trường. Văn hóa, ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề môi trường bất cập.
Thứ năm, nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cơ chế đột phá, nhiều dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được cấp phép đầu tư.
Thứ sáu, công tác tuyên truyền, giáo dục người dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia còn hạn chế, chưa thật sự hiệu quả.
2. Ni giới với công tác bảo vệ môi trường
Kinh điển vẫn ghi lại lời dạy của Đức Phật về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi trường. Thuyết Duyên khởi chỉ rõ, bảo vệ, gìn giữ môi trường luôn trong lành, sạch sẽ cũng chính là bảo vệ sức khỏe con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.
Trong một bài kinh, Đức Phật dạy các đệ tử không nên đổ vật dư thừa lên cây cỏ hay nước, làm như thế sẽ hại cây cỏ và gây ô nhiễm môi trường. Đức Phật khuyên đệ tử không làm ô nhiễm môi trường; không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh; xả chất thải phải đúng nơi; có ý thức bảo vệ môi trường sống; mọi hành động dù là nhỏ hay lớn, đều phải có chánh niệm. Ví như, giới thứ nhất nói đến chuyện bảo vệ sự sống: ‚Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra,” con nguyện nuôi dưỡng lòng từ bi, không giết hại muôn loài, bảo vệ sự sống con người.” Giới thứ năm là giảm thiểu khổ đau do”‛ bảo vệ môi trường, con người nhận được”quả” là cuộc sống thư thái, mạnh khỏe và bình an.
Trong Kinh A-hàm, phẩm Kinh Lâm có dạy:”Tỳ-kheo nương vào một khu rừng để ở. Vị ấy nghĩ rằng: ta nương vào khu rừng này để ở, chưa có chính niệm sẽ được chính niệm, tâm chưa định sẽ được định, nếu chưa giải thoát sẽ được giải thoát, các lậu chưa diệt tận, chưa chứng đắc Niết-bàn an ổn vô thượng thì sẽ chứng đắc Niết-bàn… Này các Tỳ-kheo, phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong sạch.”
Đức Phật dạy các đệ tử ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị thiên nhiên. Nếu ai tác động tiêu cực đến môi trường, đồng nghĩa với việc hủy hoại nơi tu tập, thì toàn bộ quá trình chứng đắc sẽ không diễn tiến như mong đợi. Vì vậy, là con gái của Đức Phật, cần có chủ hướng, chủ ý nêu cao tinh thần, vai trò, hành động trong việc đồng hành cùng các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Phật giáo và đạo bạn, kêu gọi ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Con người chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình có. Vì vậy, cần đưa nội dung bảo vệ môi trường vào giảng ở chùa, trong các khóa tu, giảng trên phương tiện truyền thông, hoặc lồng ghép vào các bài báo. Hiện nay, tỉnh nào cũng có khóa tu mùa hè, Ni giới nên lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường vào bài giảng dành cho trẻ em, khen thưởng những tu sinh có ý thức bảo vệ môi trường và nếp sống thiền môn sạch đẹp.
+ Phải biết nuôi dưỡng sự sống: phóng sanh, trồng cây xanh, chia sẻ tài vật cho người bất hạnh thay vì tiêu thụ hoang phí. Khi làm Phật sự phóng sanh, cần lựa chọn loại thủy hải sản phù hợp, giúp cân bằng hệ sinh thái. Gắn kết với các hội đoàn, Ban Trị sự tài trợ nguồn cây hoặc đồng hành tham gia phong trào trồng cây phúc đức và cây tri đức, trồng cây ở biên giới, hải đảo, loại bỏ tục”hái lộc, bẻ lộc” trước đây. Đặc biệt, chú trọng trồng cây xanh tại nơi đất trống đồi trọc, nơi đầu nguồn để chống xói mòn, sạt lở và trồng cây xanh xung quanh nơi ở để điều hòa không khí, cân bằng hệ sinh thái. Tháng 8 năm 2023, chúng tôi đã vận động nhóm trồng cây Tri ân cùng Đoàn Thanh niên tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An, kết quả trồng được 16.700 cây xanh khu vực các huyện biên giới Việt Nam – Campuchia và cây ven đường giao thông nông thôn.
+ Nhiều thiền viện, cơ sở thờ tự nên kêu gọi xây dựng lối sống thân thiện với môi trường ngay trong cộng đồng dân cư như:”Sạch và đẹp từ bàn thờ, trong nhà, ra ngoà|i sân, đến đường đi”; tiết kiệm nước, điện, giữ vệ sinh nơi cư trú, khu dân cư, không xả rác bừa bãi. Không sử dụng chất liệu nhựa trong các lễ hội “Hoa đăng”‛ gây ô nhiễm môi trường, không đốt giấy tiền, vàng mã ở cơ sở thờ tự và rải giấy tiền, vàng mã ngoài đường… Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là vứt tại sông, suối, ao, hồ, bờ biển,… tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Vấn đề quản lý rác thải ở khu đô thị cũng cần phải được nghiên cứu giải quyết.
+ Thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường; phải chú ý đảm bảo an toàn sự sống con người, loài vật và hệ sinh thái.
+ Sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng điện hoặc năng lượng mặt trời,…để giảm khí thải CO₂ gây ô nhiễm không khí và rất nhiều biện pháp, việc làm nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao khác nữa.
+ Ăn chay là bảo vệ môi trường. Bác sĩ Neal D. Barnard, Chủ tịch của Ủy ban Bác sĩ về Y học có Trách nhiệm, nhấn mạnh: “Bạn ăn thịt là góp phần vào việc phá hủy môi trường sinh sống trên Trái Đất dầu bạn biết hay không? Điều bạn làm được là không yểm trợ nền kỹ nghệ sản xuất thịt và bơ sữa Hoa Kỳ.”Các nhà khoa học đã tính, cứ mỗi quarter (một phần tư) pound thịt bò bạn ăn là 55 square feet rừng cây nhiệt đới vùng Trung Mỹ bị phá hủy; sự phá hủy này cung cấp 500 pounds khí carbon vào bầu khí quyển.
+ Ni giới nên mạnh dạn đề xuất và đồng tổ chức, trợ duyên cho những hội thảo, tọa đàm, cuộc thi thời trang hoặc thi viết về bảo vệ môi trường.
+ Cùng lực lượng Đoàn Thanh niên vận động Phật tử, thanh thiếu niên, nhà trường “‛…
+ Hướng dẫn thiền tịnh tâm để mọi người lan tỏa năng lượng yêu thương, cải thiện môi trường sống đang bất ổn hiện nay, vì “tâm bình thế giới bình”.
+ Ni giới cần có luận án, luận văn và nhiều bài tham luận về bảo vệ môi trường, quản lý rác khu đô thị, khuyến khích nhà khoa học sản xuất ra dụng cụ tiêu dùng đi đôi với bảo vệ môi trường; đề xuất các biện pháp khả thi nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho Giáo hội hay tham gia các hoạt động với Nhà nước làm cơ sở.
SC. NCS. Thích nữ Liên Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, “Lợi ích của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe”‛, https://hoisvcvn.org.vn/loi-ich-cua-cay-xanh-trong-viec-bao-ve-moi-truong-va-suc-khoe.
2. Nguyễn Lê Hà Phương (2023),”Tổng hợp 10 bài luận văn môi trường đánh giá xuất sắc nhất”, https://trithuccongdong.net/cam-nang-luan-van/tong-hop-cac-luan-van-ve-moi-truong-de-dat-loai-gioi.html.
3. Thanh Tâm (2019), “Sống hạnh phúc theo lời Phật dạy”, https://phatgiao.org.vn/song-hanh-phuc-theo-loi-phat-day-d34322.html.