Bạch Vân vị Diễn Tổ viết: Thiền giả trí năng, đa kiến ư dĩ nhiên bất năng kiến ư vị nhiên. Chỉ quán định tuệ phòng ư vị nhiên chi tiền, tác chỉ nhậm diệt giác ư dĩ nhiên chi hậu. Cố tác chỉ nhậm diệt, sở dung dị kiến, chỉ quán định tuệ sở vị nan tri. Duy cổ nhân chí tại ư đạo, tuyệt niệm ư vị manh, tuy hữu chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, giai vi bản mạt chi luận dã. Sở dĩ vấn: “Nhược hữu hào đoan hứa ngôn ư bản mạt giả, giai vi tự khi, thử cổ nhân kiến triệt xứ nhi bất tự khi giả.
Thực Lục.
Dịch nghĩa
Bạch Vân bảo Diễn Tổ rằng: Trí năng của bậc thiền, phần nhiều chỉ thấy những việc đã rồi, chẳng hay thấy được việc chưa tới. Chỉ quán định tuệ1 thì phòng ngừa ở lúc trước của sự việc chưa tới, tác chỉ nhậm diệt2 thì biết được sau của sự việc đã rồi. Cho nên chỗ dùng của tác chị nhâm diệt thời dễ thấy, chỗ làm của chỉ quán định tuệ thì khó biết. Tuy có chỉ quán định tuệ, tác chỉ nhậm diệt, cũng đều bàn về gốc ngọn vậy. Sở dĩ nói rằng: “Nếu có một mảy may nào nói tới gốc ngọn đều là tự dối mình, đó là chỗ thấy triệt để của cổ nhân chẳng bao giờ tự dối mình vậy”.3
Thực Lục.
- Chỉ quán định tuệ: Nương vào nguyên khí về phần thực tướng của thể tính mà nói là chỉ, về phần thường chiếu của bản giác gọi là quán, phần tam muội là định, phần bát nhã gọi là tuệ.
- Tác chỉ nhậm diệt: Ðó là chỉ về bốn căn bệnh thấy chép trong kinh Viên Giác: “Tác bệnh, nhậm bệnh, chỉ bệnh và diệt bệnh”. Chỗ tu chứng của bậc thiện tri thức cần phải xa lìa căn bệnh này.
- Câu này là lời thị chúng của Ðức Sơn