Triển lãm Đại lễ Thánh Tổ Ni với văn hóa nghệ thuật Phật giáo

Phật giáo được biết đến là tôn giáo mang giá trị triết học và văn hóa – nghệ thuật cao, đặc biệt là văn hóa Phật giáo đã hòa vào nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam từ rất lâu đời. Theo dòng chảy thời gian, văn hóa – nghệ thuật Phật giáo nói riêng và Ni giới nói chung đã tạo nên nét đặc trưng trong lối sống, cách ứng xử của Ni giới Bình Phước. Minh chứng cho điều đó chính là Triển lãm văn hóa – nghệ thuật trong Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo diễn ra ở Trung tâm Văn hóa thành phố Đồng Xoài (đường Hồ Xuân Hương, P. Tân Phú, TP. Đồng Xoài).

Triển lãm văn hóa – nghệ thuật Phật giáo của PBNG tỉnh Bình Phước được dàn dựng hoành tráng, công phu với điểm nổi bật nhất chính là quần thể các tôn tượng thập đại đệ tử Ni thời Đức Phật được tôn trí trang nghiêm thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ công lao Đức Thánh Tổ Ni thành lập Ni đoàn – người đã từ bỏ những quyền lực, cuộc sống xa hoa thế gian, để tìm đến chân lý giải thoát của Đức Phật. Người đã lên tiếng mong muốn xóa bỏ phi lý bất công, giành quyền bình đẳng cho nữ giới lúc bấy giờ. Để rồi, người nữ được chính thức bước vào Tăng đoàn của Đức Phật.


Bên cạnh đó còn có 10 tôn tượng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát với các hóa thân nữ khác nhau gồm: Đức Vương Quan Âm, Năng Tĩnh Quan Âm, Dương Liễu Quan Âm, Nhất Diệp Quan Âm, Lang Kiến Quan Âm, Lục Thời Quan Âm, Long Đầu Quan Âm, Thủy Nguyệt Quan Âm, Liên Ngọa Quan Âm, Nhất Như Quan Âm. Các vị Bồ tát này mỗi Ngài đều có một hạnh nguyện từ bi, cứu khổ, lắng nghe, thấu hiểu mọi sự đau khổ của chúng sinh trong nhân gian để tùy duyên hóa độ, mong muốn mang đến sự an lạc cho chúng sinh.


Điều đáng quan tâm chính là khu trưng bày hình ảnh của chư vị tiền bối hữu công Ni giới Phật giáo Việt Nam cùng với những thành tựu đạt được của PBNG tỉnh Bình Phước trong những năm qua. Điều đó còn mang ý nghĩa “kế thừa và phát triển”. PBNG tỉnh Bình Phước đã lấy hình ảnh của chư vị tiền bối ở các thập kỷ trước cho đến nay làm tấm gương sáng, để nối tiếp tinh thần dấn thân, phụng sự và áp dụng vào Phật giáo Bình Phước qua các hoạt động Phật sự như: hoằng pháp, giáo dục, văn hóa, hướng dẫn Phật tử, nghi lễ, hoạt động an sinh xã hội,… Để rồi hôm nay, sự dấn thân đó đã kết thành những quả ngọt, góp phần phát triển Phật giáo Bình Phước nói chung và Ni giới Phật giáo Bình Phước nói riêng ngày càng vững mạnh, rực rỡ.


Một vẻ đẹp thanh cao, giải thoát được chú ý nhất trong không gian triển lãm chính là cây cầu dẫn sang hội trường, con xin được gọi đó là “cầu ly trần.” Trên cầu chính là câu thơ:

“Người từ vô tận tái sinh
Đi qua trần thế mang tình nhân gian”.


Bài thơ đó đã gợi cho con cái tên “cầu ly trần.” Bởi “Người từ vô thỉ tái sinh”, chính là muốn nói đến Đức Phật với trí tuệ siêu việt đã nhìn ra chúng sinh không chỉ có một kiếp, mà trước đó đã có rất nhiều kiếp. Do vô minh nên chúng sinh không thấy được điều đó, không gặp được Phật pháp nên cứ tạo ác nghiệp rồi luân hồi trong ba nẻo, sáu đường. Và hôm nay được làm người, được gặp Phật pháp, biết rằng mình đã phải lưu lạc trong vòng luân hồi vô thỉ kiếp, nay tái sinh làm người. May mắn gặp Phật pháp, được nương tựa Tam Bảo tu tập hướng đến giải thoát, hạnh phúc miên viễn. Nay “đi qua trần thế mang tình nhân gian”, tình nhân gian ở đây chính là tình người, tình pháp lữ, tình đó còn có nghĩa là sự lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và hòa hợp. Nay đại chúng được bước qua cầu này và cuối cầu còn có Nguyệt môn (cửa có hình tròn theo kiến trúc văn hóa phương Đông) tức là bước sang một cõi mới, cõi đây là chốn thanh tịnh bởi của tha lực đại chúng, của sự tri ân bao la hướng đến Đức Thánh Tổ linh thiêng. Để từ đó vững chãi hơn, tự khoác cho mình bộ giáp có thể dấn thân vào đời để truyền trì chánh pháp Như Lai. Để thấu hiểu, từ bi, hòa hợp làm cho “tốt đời – đẹp đạo.”

Một không gian văn hóa – nghệ thuật đặc sắc nhất trong triển lãm chính là “Không gian văn hóa vùng Tây Nguyên” – đây là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa bản địa. Với không gian nhà sàn bên lửa trại, văn hóa cồng chiêng, cùng các dụng cụ dân tộc thô sơ,… đã làm nên sự hài hòa như hình ảnh Phật giáo song hành cùng dân tộc từ những buổi đầu dựng nước gắn với giữ nước. Điều đó, một lần nữa chứng minh Phật giáo không xa rời dân tộc mà luôn “đồng hành cùng dân tộc”. Đồng hành ở đây chính là Phật giáo hiển hiện hài hòa trong từng sinh hoạt đời thường, trong từng lối sống, lao động. Và hình ảnh đó đã cho thấy sự dấn thân của Phật giáo với tất cả các dân tộc Việt Nam. Dù là xa xôi, cách trở địa lý, không gian thì Phật giáo cũng “không nề gian lao, không từ khó nhọc” luôn chung sống hài hòa, cùng phát triển với dân tộc Việt Nam.


Trong khuôn khổ không gian triển lãm còn có một khu nhỏ nổi bật với các vật liệu bằng tre cùng hoa sen nêu cao dòng chữ “Ni giới Phật giáo Bình Phước – Sự dấn thân và truyền trì chánh pháp”, đây cũng là chủ đề chính trong Đại lễ. Ý nghĩa ở trong nghệ thuật này rất quan trọng, bởi vì khi nhắc đến Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh “cây tre” và “hoa sen”. Cây tre thường xuất hiện trong những câu chuyện huyền sử như “Thánh Gióng”, trong văn học như bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy. Hay trong ngoại giao với cái tên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc đến tại Đại hội Đảng lần thứ XIII là “Ngoại giao cây tre Việt Nam”,… Còn hoa sen chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam nói chung và Phật giáo nói riêng. Hoa sen là loài hoa tinh khiết thể hiện sự nhân văn của người con Việt hay biểu tượng của tâm từ bi hành đạo Bồ tát của Phật giáo và sự thanh tịnh. Sự phối hợp một cách hài hòa đó một lần nữa khẳng định chân lý “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc” cũng như khơi dậy lòng yêu nước, yêu đạo của người Việt. Hai bên góc của không gian này chính là hai câu thơ:


“An tâm tự tại vui niềm đạo
Đối cảnh tùy duyên thỏa ý thiền.”


Người xuất gia chính là lấy đạo pháp làm niềm vui của chính mình nhưng phải biết “dấn thân và truyền trì chánh pháp”. Trong sự nghiệp dấn thân để truyền trì chánh pháp đó sẽ có nhiều nghịch cảnh, thử thách xảy ra và không dễ dàng chút nào. Nhưng người con Phật phải luôn sẵn sàng trên tinh thần “tùy duyên và phương tiện” để thực hiện hạnh nguyện của mình. Tức là dấn thân vào đời (nhập thế) để làm Phật sự với cái nhìn trí tuệ từ sự tu tập và trên tinh thần “hòa nhập nhưng không hòa tan”. Để “đối cảnh tùy duyên” nhưng vẫn “thỏa ý thiền”. Mang sứ mệnh “truyền trì chánh pháp” bằng cách dấn thân vào đời phụng sự nhưng lý tưởng cuối cùng vẫn là giải thoát.


Có thể thấy, triển lãm văn hóa – nghệ thuật Phật giáo của PBNG tỉnh Bình Phước là bước đầu trong sự thành công của Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni và chư vị tiền bối hữu công. Triển lãm đã mang lại cho chúng ta thấy được tinh thần tri ân, báo ân của Phật giáo, nêu cao tinh thần dấn thân, phụng sự cùng “Uống nước nhớ nguồn” qua hình ảnh các quần thể tôn tượng thập đại đệ tử Ni và 10 hóa thân của Quán Thế Âm Bồ tát, hình ảnh “Tre và Hoa sen”. Hay sự phối hợp nhịp nhàng của văn hóa Phật giáo với văn hóa bản địa qua hình ảnh “Không gian văn hóa vùng Tây Nguyên”. Cùng với tinh thần hòa hợp, nêu cao tình pháp lữ và lý tưởng giải thoát qua hình ảnh “Cầu ly trần và Nguyệt môn”. Bên cạnh đó, triển lãm tái hiện những thành tựu công tác Phật sự của PBNG tỉnh Bình Phước đã chứng minh “sự dấn thân và truyền trì chánh pháp” của Ni giới Bình Phước trong những năm vừa qua. Từ đó, góp phần phát triển trong ngôi nhà chung Phật pháp, tăng tình đoàn kết Ni lưu để Phật giáo ngày càng vững mạnh cả hôm nay và mai sau.

Huệ Giác (ĐSHĐ-116)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM