Nếp sống giới Hạnh – Đạo đức của người con Phật

Mỗi con người là một tế bào của xã hội. Xã hội muốn phát triển bền vững, đòi hỏi các tế bào đó phải mạnh khỏe. Một xã hội tốt đẹp cần phải có những cá nhân, những thành viên có đạo đức, có phẩm hạnh tốt. Đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức được hiểu như là tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội. Đạo đức rất quan trọng đối với mỗi con người, mỗi cá nhân có thể trở thành người có ích cho nhân loại, nền đạo đức là tố chất không thể thiếu. Với hành giả xuất gia, Giới luật là mạng mạch sinh tồn của Tăng đoàn. Nếu trong sinh hoạt Tăng đoàn không có Giới luật làm hàng rào thống nhiếp thì Tăng đoàn sẽ tan rã, Phật pháp tiêu vong. Giới luật là sự thiết yếu như chiếc bè để hành giả vượt qua đại dương sinh tử, đến bờ giải thoát, là nấc thang đưa chúng sanh từ bến mê quay về bờ giác.

Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi đi tìm, thì giới luật là những gì mà hành giả xuất gia cần nắm bắt để đạt đến lộ trình Giác ngộ – giải thoát. Giới là một trong ba yếu tố căn bản không thể thiếu trong tiến trình tu tập để thành tựu được đạo quả giải thoát Niết-bàn của mỗi hành giả tu theo Phật giáo. Cho nên, Giới luật được Đức Phật thuyết giảng ngay trong bài pháp đầu tiên khi Ngài hóa độ năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như tại Lộc Uyển qua ba chi phần của Bát Chánh Đạo đưa đến thành tựu Thánh quả giải thoát là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Trong quá trình thu nhận và giáo hóa Tăng chúng, Đức Phật chế giới mỗi khi có trường hợp vi phạm. Giới tiếng Phạn là Sīla, có nghĩa là thiện, phẩm chất của thiện, luân lí, đạo đức; Trung Hoa dịch là Ba – la – đề – mộc xoa, là những điều răn dạy đạo đức, răn dạy thực hành điều thiện, ngăn ngừa điều ác. Theo Kinh Trường Bộ, Giới là những điều ngăn cấm không nên làm, là sự giữ gìn của mỗi người khi căn tiếp xúc với trần mà Đức Phật đã chế định cho hàng đệ tử để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp: về thân – về khẩu – về ý.

Theo Thanh Tịnh Đạo Luận, giới nghĩa có bốn nghĩa:

1- Giới là nền tảng của tất cả thiện pháp, thiện pháp ở đây chỉ cho các quả vị tu chứng thuộc về giải thoát. Không có Giới sẽ không có Định, không có Định sẽ không có Tuệ và như vậy sẽ không có đạo quả giải thoát.
2- Giới là thanh lương, có nghĩa là làm cho tâm thanh tịnh, trong sạch; nhờ ngăn chặn tội lỗi, không làm điều ác mà tâm ta được thanh tịnh khỏi tham, khỏi sân và khỏi si mê.
3- Giới nghĩa là kết hợp thân, lời nói và tâm cùng chung một hướng, đó là hướng thiện lành không phạm vào ác.
4- Giới có nghĩa là chế ngự các việc ác. Nhờ nhớ đến giới bổn đã thọ mà hành giả không phạm vào tội lỗi, hộ trì các căn, tinh tấn chế ngự những bất thiện pháp, kham nhẫn, nhẫn chịu để giữ giới được trong sạch.

Giới trong đạo Phật là nền tảng cho toàn bộ giáo lí của Đức Phật, người tu tập theo giáo lí Đức Phật trước hết phải thọ trì và tu tập tịnh Giới. Giới mang tính nhân bản và đạo đức vì giúp con người sống đời sống an vui, giảm thiểu các nhân tố đưa đến bất hạnh, khổ đau, cuối cùng đạt được an lạc, giải thoát trong đời sống hiện tại cũng như tương lai. Giới luật đạo Phật đặt trên nền tảng, trí tuệ, tự do và luật nhân quả. Giới tại gia gồm có 5 giới, 8 giới và 10 giới; giới Bồ tát gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh; giới xuất gia theo truyền thống Bắc tông gồm có Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới. Trong Kinh Bồ Tát An lạc có dạy rằng: “Nếu hết thảy chúng sanh, bước đầu muốn đi vào biển Tam bảo, thì niềm tin là tối yếu, và muốn an trú trong ngôi nhà Phật pháp, thì Giới là căn bản”. Trong Kinh Tăng Chi tập 3, Đức Phật nói: “Mục đích mà Phật chế giới là để cho Tăng chúng được cực thịnh; để cho Tăng chúng được an ổn; để điều phục những người khó điều phục; để an ổn những người giữ giới luật; để ngăn chặn các lậu hoặc trong hiện tại; để ngăn ngừa các lậu hoặc trong tương lai; để đem lại lòng tin cho người chưa có lòng tin; để tăng trưởng và tịnh tiến cho người đã có lòng tin; để Chánh pháp được trường tồn; để giới luật được chấp nhận”.
Với người học Phật, là tự thân của chúng ta phát nguyện thọ trì, khi hành trì Giới luật chúng ta sẽ có một nội tâm ít vướng mắc với ngoại cảnh bên ngoài và có thể làm chủ được tâm tham muốn về ngũ dục phần nào, đây chính là mong muốn của người con Phật. Đời sống thanh tịnh của người xuất gia được thể hiện trong bốn oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm.

“Đi nhẹ như gió
Đứng thẳng như tùng
Ngồi vững như chung
Nằm cong như cung.”

Người xuất gia là người đi ngược dòng sinh tử, điều này được thể hiện qua oai nghi và nếp sống nội tâm của người tu sĩ. Khi chúng ta thực sự nghiêm trì Giới luật chắc chắn sẽ cảm nhận thân tâm thư thái, an tịnh giải thoát trong từng bước đi phạm hạnh của mình. Lúc này chúng ta vượt khỏi trần tục mà không lìa cuộc đời, phụng sự chúng sanh nhưng vượt ra ngoài tình thương của thế tục. Để cho Tăng đoàn được trường tồn và phát triển hưng thịnh thì không thể nào thiếu đi thanh quy và phép tắc đó chính là Giới.

Vì thế, nên người nào sống đúng chánh pháp, sống đúng theo tinh thần của giới luật là những người luôn luôn đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh. Bởi người giữ giới thanh tịnh là khuôn khổ làm cho thân khẩu ý được trong sạch, ngăn chặn mọi tội lỗi phát sanh. Diệt trừ những thói quen làm việc xấu ác, duy trì hết thảy mọi thiện pháp. Do đó, người tu học Phật không thể nào không am tường về giới luật được, vì giới luật là mạng mạch của Tăng đoàn, là sự sống còn của Phật pháp. Vì tính chất thiết yếu đó nên Đức Thế Tôn đã dạy:

“Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp cửu trụ.
Tỳ ni tạng diệt, Phật pháp diệc diệt.”

Giới luật còn thì Phật pháp còn tồn tại. Một khi giới luật mất đi thì Phật pháp cũng liền bị tiêu diệt. Giới luật là những quy chế chuẩn mực được nói ra từ kim khẩu của Đức Thế Tôn cho các hàng đệ tử thực hành chánh hạnh, nhằm ngăn ngừa những hành vi bất thiện diễn ra nơi thân khẩu ý. Giới luật có thể điều phục được các bất thiện pháp, diệt trừ hết thảy các nghiệp chướng xấu xa, nhường chỗ cho trí tuệ tăng trưởng, hầu đạt đến sự chứng ngộ các Thánh quả. Giới luật là căn bản của người con Phật, nếu lìa bỏ Giới luật thì chúng tại gia hay xuất gia đều đánh mất căn nguyên giải thoát. Vì tính chất quan trọng của giới, vì sự lợi ích và an lạc của vạn loại chúng sanh, nên trước khi vào Niết-bàn, Đức Thế Tôn đã để lại lời di huấn tối hậu trong Kinh Di Giáo rằng: “Sau khi Như Lai diệt độ, các ngươi phải trân trọng, tôn kính Ba La Đề Mộc Xoa như người đi trong đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo được của báu, phải biết pháp này là Thầy của các ngươi, dù ta có trụ ở đời cũng không khác gì”. Bậc Đạo sư đã giác ngộ giải thoát nên khi làm bất cứ việc gì, Đức Thế Tôn cũng luôn luôn cân nhắc cẩn thận chu đáo, không để sơ sót, dù là việc rất nhỏ, cho đến việc hình thành Giới luật cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà Đức Phật tự ban hành. Tăng đoàn Phật giáo thời ấy là một đoàn thể hòa hợp thanh tịnh, nên không cần có một giới điều nào ràng buộc cả, về sau đã có một số hữu lậu phát sinh nên Ngài mới chế ra Giới. Tăng già tồn tại đó chính là tinh thần hòa hợp và thanh tịnh. Nhờ tinh thần này mà Tăng già mới là nơi nương tựa vững chắc nhất cho mọi người và là mảnh đất tốt để phát sinh mọi công đức.

Nếu trong xã hội mà con người biết sống và làm theo những lời Phật dạy, làm lành lánh dữ, thì chắc chắn nơi đó có nhiều sự an vui hơn. Trong một quốc gia cũng vậy, nếu người người biết giữ gìn 5 giới cấm “không sát sanh… không uống rượu” thì quốc gia đó an lạc biết nhường nào. Việc sống một đời sống có Giới luật giúp cho cá nhân mỗi người chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Đối với Phật giáo, thời gian mở rộng cả 3 thời quá khứ, hiện tại và tương lại. Nhờ vào thực hành Giới luật mà người tu học thấy được tội lỗi quá khứ và tu chỉnh hành vi hiện tại và kết quả của tương lai. Hành trì giới luật là một chuỗi nhân quả xuyên suốt ba đời, nhân của thiện căn phước đức, quả thành tựu tuệ giác.


Trong xã hội ngày nay, mọi giá trị về khoa học kỹ thuật, văn hóa, chính trị, các học thuyết tôn giáo đều chịu ảnh hưởng tương tác, Phật giáo lại càng không ngoại lệ. Phật giáo xuất hiện và tồn tại trên thế gian vì muốn làm vơi bớt nỗi đau thương của nhân loại và hơn thế nữa là hướng dẫn mọi người trong việc kiến tạo đời sống an lạc căn cứ trên nền tảng đạo đức, trí tuệ và từ bi, mà trong đó lấy Giới làm gốc để trau dồi thân tâm. Thiết nghĩ, Giới luật căn bản là năm giới không chỉ áp dụng đem lại kết quả tốt đẹp cho Tăng chúng và hàng cư sĩ tại gia mà còn có thể áp dụng thích hợp cho bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Đối với hàng Tăng Ni trẻ ngày nay, chúng ta hãy phương tiện đưa giới luật vào cuộc đời bằng khí thở đạo đức, bằng thức ăn phạm hạnh và lấy việc tu dưỡng thân tâm làm hành trang để kiến tạo một xã hội an bình và hạnh phúc, một nếp sống đạo đức.

Đức Hải
Thích Quảng Nhã
diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC