Viễn Công viết: Trụ trì hữu tam yếu: viết nhân, viết minh, viết dũng. Nhân giả hành đạo đức, hưng giáo hóa, an thượng hạ, duyệt vãng lai. Minh giả tuân lễ nghĩa, thức an nguy, sát hiền ngu, biện thị phi. Dũng giả sự quả quyết, đoán bất nghi, gian tất trừ, nịnh tất khử. Nhân nhi bất minh như hữu điền bất canh. Minh nhi bất dũng, như hữu miêu bất vân. Dũng nhi bất nhân do như ngải nhi bất tri chủng. Tam giả bị tắc tùng lâm hưng, khuyết nhất tắc suy, khuyết nhị tắc nguy, tam gia vô nhất tắc trụ trì chi đạo phế hỹ.
Nhị sự dữ Tịnh Nhân Trăn Hòa Thượng thư.
Viễn Công nói: Trự trì có ba điểm cần thiết là “Nhân, Minh, Dũng”1. Nhân nghĩa là thực hành đạo đức, phát triển việc giáo hóa, an trên dưới, làm đẹp lòng người đi kẻ lại. Minh là giữ lễ nghĩa, biết an nguy, xét hiền ngu, biện phải trái. Dũng nghĩa là phải quả cảm với công việc, trừ người gian, bỏ kẻ nịnh. Nhân mà không có minh, như người có ruộng chẳng cày. Minh mà không có dũng, như có lúa non chẳng làm cỏ. Dũng mà chẳng có nhân, cũng như chỉ biết cắt cỏ mà chẳng biết gieo hạt giống. Ba điểm thiết yếu như trên mà đầy đủ, thời chốn tùng lâm hưng thịnh, thiếu một thời suy, thiếu hai thời nguy, thiếu tất cả thời cái đạo của trụ trì tất hỏng vậy.
Hai việc trên là thư gởi cho Tịnh Nhân Trăn Hòa thượng2
- Ba điểm cần thiết: Dịch ở chữ Tam Yếu, tức là ba điểm cần thiết của việc tu tâm luyện tánh. Lời của Tư Mã Quang trong văn sớ dâng Nhân Tôn Hoàng Ðế có nóiđến ba yếu tố: “Viết Nhân, viết Minh, viết Dũng”. Viễn Công Hòa thượng mượn lời này để làm ba yếu điển của ngôi trụ trì.
- Tịnh Nhân Trăn Hòa Thượng: Pháp tự của Phù Sơn Viễn thiền sư