Tổng quan Sakyadhita lần thứ 18 tại Seoul – Hàn Quốc

Năm 1987, Hội nghị Quốc tế về Ni giới lần thứ I (The first International Conference on Buddhist Nuns) tổ chức tại Bodh Gaya, Ấn Độ, thảo luận các vấn đề mà Nữ giới Phật giáo quan tâm và đi đến nhất trí thành lập Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc Tế Sakyadhita. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, một tổ chức Nữ giới Phật giáo thế giới ra đời. Hội nghị Sakyadhita thường được tổ chức hai năm một lần, mỗi kỳ tại các quốc gia khác nhau. Năm nay, Hội nghị Sakyadhita lần thứ 18 chủ đề “Sống trong một thế giới bất an: Vô thường, Kiên định, Tỉnh thức” diễn ra tại Thủ đô Seoul – Hàn Quốc từ ngày 23-27/6/2023 với sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu đến từ 31 quốc gia.

Phái đoàn Ni giới Việt Nam đến tham dự hội nghị với 110 thành viên, trong đó Ni trưởng Thích Nữ Huệ Hương Chứng minh PBNG Trung ương đương tác chứng minh, Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương, UVTT HĐTS, Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương làm Trưởng đoàn, NT. Thích Nữ Như Huệ – Phó Trưởng Phân ban kiêm Trưởng Tiểu ban Giám Luật; NT. Thích Nữ Như Thảo – Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Phó trưởng Phân ban Ni giới Trung ương, NT. Thích Đàm Lan – Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Phó Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương, NT. Thích Nữ Như Xuân – Ủy viên Phân ban Ni giới Trung ương; NS. Thích Nữ Từ Thảo – Ủy viên Ban Thường trực HĐTS, Phó trưởng Phân ban Ni giới Trung ương, Ni sư TN. Như Nguyệt (HL) – Trưởng Tiểu ban TTTT PBNG Trung ương Thư ký đoàn, Tu nữ Liễu Pháp – Ủy viên TT PBNG Trung ương, Ban phiên dịch và hơn 100 quý Ni trưởng, quý Ni sư, quý Sư cô các tỉnh thành của Ni giới Phật giáo Việt Nam, cùng chư Ni Việt Nam đang hoằng pháp tại Hàn Quốc.

Khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất vào nửa khuya ngày 23/6/2023, đến chiều cùng ngày, Phái đoàn đã có mặt tại “Xứ sở Kim chi” tham dự buổi lễ Khai mạc trong Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Coex, Seoul.

Phát biểu tại buổi lễ, Tỳ kheo Ni Bon-gak, đại diện Sakyadhita Korea, Trưởng Phân ban Ni giới toàn quốc Tông Tào Khê đã gửi lời tri ân đến Hòa thượng Jin-woo, Chủ tịch Hội đồng Trị sự tông Tào Khê; Ni trưởng Myeongseong, Trụ trì chùa Vân Môn; giáo sư Sharon Suh, Chủ tịch Sakyadhita Quốc tế; Tổng thống Yoon Seok-yeol; ông Lee Won – wook – Chủ tịch danh dự Hội Chính giác; bà Kim Eui- jeong – Chủ tịch Hội Nữ Phật tử toàn quốc và ông Cho Seong – myung – Chủ tịch quận Gang nam; ông Oh Se-hun Thị trưởng Seoul; Bộ trưởng Bộ ngoại giao Park Jin; Ni trưởng đã nhấn mạnh: “Bổn phận Nữ giới Phật giáo cần phải tìm ra những chỉ dẫn đúng đắn cho cuộc sống và xác định hướng đi để mọi người có thể chung sống hòa hợp với nhau”.

Tiến sĩ Sharon A.Suh, đương kim Chủ tịch Hiệp hội Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita gửi lời cảm ơn sâu sắc đến đất nước Hàn Quốc, đặc biệt là Ni trưởng Bon-gak- Trưởng Phân ban Ni giới Hàn Quốc Tông Tào Khê, đồng Chủ tịch Sakyadhita Korea- nhờ sự hỗ trợ, ủng hộ, trí huệ, lòng trắc ẩn và hào phóng của nước chủ nhà mà hội nghị được long trọng diễn ra tại nơi đây; Ban Tổ chức Chương trình Sakyadhita đã làm việc không mệt mỏi để kiểm tra tất cả các bài báo, hội thảo và áp phích chất lượng cao; Ban Chấp hành Hiệp hội Nữ Phật tử Quốc tế Sakyadhita; Ủy ban Kế hoạch Đại hội Quốc tế (ICPC, có Ni trưởng Karma Lakshe Tmoso, tiến sĩ Sharon A.suh, Darcice Price và Eun-su Cho – lãnh đạo Ủy ban Kế hoạch Đại hội tại Hàn Quốc); tổ chức KCPC với các thành viên Cho Eun-su, Ni sư Beophyeon, Ni sư Yujeong, Ni sư Seo one, Chung Hyungeun, Lee Younghee, An Mikyung, Kim Eunhee, Shin Mia, Lunah Kim và Joh Yeonwoo đã điều phối các công việc từ vấn đề thị thực, phương tiện đi lại, địa điểm tổ chức Đại hội, thức ăn, chỗ ở, tham quan chùa chiền, marketing và truyền thông; cùng tất cả tình nguyện viên đã hỗ trợ tổ chức sự kiện, nhất là tiến sĩ Eun – su Cho vì tất cả sự hướng dẫn và hỗ trợ cá nhân của cô suốt hơn một năm rưỡi qua.

Sau chương trình giới thiệu nghi thức thiền môn Phật giáo Hàn Quốc hoành tráng, đại diện Phật giáo các nước lần lượt tụng kinh cầu nguyện theo truyền thống mỗi nước. Chư Tôn đức đại diện Ni giới Việt Nam đã phúng tụng thời Bát Nhã Tâm Kinh với giai điệu trầm hùng khiến người nghe hoan hỷ, tĩnh tâm.

Buổi sáng, bắt đầu một ngày mới là giờ hành thiền do chư Tôn đức Ni các nước hướng dẫn, trong đó có Việt Nam, do Ni sư Chân Như đảm trách.


Hội thảo là chương trình chính của hội nghị, được sử dụng 3 thứ tiếng: Hàn – Anh – Việt, với năm chủ đề:

1/ Nữ giới Phật giáo Hàn Quốc.
2/ Quan niệm cố hữu về giới và tính vô thường.
3/ Hướng đến giác ngộ thông qua tình hình thọ giới của Tỳ kheo ni.
4/ Chiêm bái, tu hành và tồn tại người bất toàn.
5/ Áp dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống.

Sáng ngày 24/6, Hội thảo bắt đầu với các tham luận xoay quanh chủ đề Nữ giới Hàn Quốc: Cái nhìn mới về Lịch sử Tỳ kheo ni Hàn Quốc thông qua mạng lưới kỹ thuật số; bài tham luận “Đề xuất cho tương lai Phật giáo Hàn Quốc: Vị thế Tỳ kheo Ni trong tông phái Tào Khê” đã trình bày ba sứ mệnh của một Tỳ kheo ni theo tuyên bố của Hiệp hội Tỳ kheo ni quốc gia: thứ nhất là thành lập Tỳ kheo ni Vindhyavana để hiện đại hóa và trao quyền cho Phật giáo. Thứ hai là hợp lý hóa việc hoằng pháp để phổ biến Phật giáo và thứ ba là phát triển các dự án xã hội vì lợi ích của chúng sinh và thúc đẩy việc xây dựng một cơ sở Phật giáo; Trong phần trình bày về “Thực hành lòng từ bi của các nữ nhân viên y tế Phật giáo Hàn Quốc trong đại dịch COVID – 19”, Bệnh viện Đại học Dongguk thuộc Tông phái Tào Khê, đã áp dụng thực hành thiền định với các điều dưỡng, nhằm giảm thiểu áp lực và trầm cảm trong công việc. Đề tài “Sự cần thiết của Thực hành Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày đối với xã hội hiện đại” đưa ra lời dạy của Ni sư Seon Daehaeng về thực hành thiền định trong bối cảnh xã hội đầy dẫy các vấn đề như chủ nghĩa vật chất, cạnh tranh thái quá, xa lánh xã hội, trầm cảm, biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng, Ni sư đã chỉ ra một cách tiếp cận mà Phật giáo có thể thực hiện chính là thiền định, là cách có thể chung sống hài hòa trong ngôi làng toàn cầu này. Tham luận “Ảnh hưởng xã hội và thách thức đối với các nữ cư sĩ Phật giáo Hàn Quốc” chỉ ra ảnh hưởng của định kiến giới trong văn hóa tôn giáo, văn hóa xã hội gia trưởng của Hàn Quốc khiến cho cộng đồng nữ Phật tử mặc dù có số lượng đông đảo nhưng sự tham gia hoạt động tôn giáo xã hội chưa tích cực. Tuy nhiên, hiện thực này đã được cải thiện, đặc biệt là thông qua Sakyahidta, tiếng nói của nữ cư sĩ được lắng nghe trong cộng đồng Phật giáo toàn cầu qua sự hợp tác với các Tỳ kheo ni.


Buổi chiều cùng ngày, tham luận với chủ đề: Định kiến giới và những nhân vật kiên cường truyền cảm hứng với các vấn đề về sự phân biệt giới: “Sự phát triển của nữ tính trong khái niệm Mara (Ma vương)”; thông qua bài viết “Một nền chính trị nữ quyền Phật giáo: vượt lên chủ nghĩa Nhị nguyên hiện đại”. Tác giả đưa đến 3 giải pháp cho nữ quyền Phật giáo là thành lập các Hiệp hội nữ quyền, tổ chức giáo dục nữ quyền quốc tế và giáo dục nữ quyền trong nước. Trong đó, Phật giáo nên tham gia cuộc cách mạng nữ quyền, từ đó bước ngoặt của nữ quyền Phật giáo được hình thành; Định kiến về vai trò giới và đội ngũ lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc. Tác giả Myodo Jabo, một bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị bị tàn phá thân thể nặng nề đã tự hỏi bản thân mình có còn là phụ nữ hay không? Qua đó, cô đã quán chiếu 33 ứng thân của Bồ tát Quan Âm và có bài tham luận về “Bồ tát Quan Âm -vị Bồ tát phi giới tính cho thời đại chúng ta”: Quan Thế Âm không có ý thức cá nhân về bản thân, là hiện thân của từ bi, Bồ tát hiện thân bất cứ hình thức nào. Do đó, nếu chúng ta nới lỏng ý thức về bản thân liên quan đến giới tính, chủng tộc, màu mắt… thì bất mãn, đau khổ trong ta được giảm bớt; Tầm quan trọng của Tỳ kheo ni Manimekalai trong văn học Phật giáo Tamil, ở tác phẩm này, cộng đồng hoạt động như một mô hình cho cách các cá nhân từ những nguồn gốc và tín ngưỡng khác nhau có thể cùng nhau tạo ra một xã hội hài hòa và công bằng.


Sau giờ hội thảo là các workshop với nhiều nội dung đặc sắc thu hút người theo dõi, đặc biệt có sự trình bày của Sư cô Giác Lệ Hiếu về chủ đề “Những sáng kiến thực tế và hình dung về hoạt động hoằng pháp của một ngôi chùa Tỳ kheo ni Việt Nam tại Hàn Quốc”.
Chủ nhật 25/5 hội thảo chủ yếu bàn về người nữ xuất gia xưa và nay với các bài thuyết trình về “Lộ trình xuất gia Tỳ kheo ni ở Bhutan”. Với mối quan tâm sâu sắc đến triển vọng của phụ nữ và trẻ em gái tại các Ni viện, Nhà vua và Hoàng thái hậu đã cống hiến hết mình cho việc thúc đẩy giáo dục cho Ni chúng và nâng cao địa vị của họ trong xã hội hiện đại. “Sự thọ giới tại Đại Tự Viện theo truyền thống Kim Cương thừa” ở Nepal. Marla Ouch, một học giả từ cộng đồng Phật giáo Campuchia ở San Francisco, đã trình bày sự nỗ lực của mình giúp “Các nữ Phật tử hoàn thiện Tứ chúng của Đức Phật trong cộng đồng Phật giáo ở Campuchia” nơi mà các Tỳ kheo ni vẫn chưa được chấp nhận. Thông qua cuộc phỏng vấn sôi nổi của Tiến sĩ Sharon A. Suh, Vanessa R. Sasson đã giới thiệu cuốn sách mới mang tên “Sự tụ họp: Câu chuyện về những người phụ nữ Phật giáo đầu tiên” viết từ những mẩu chuyện Giáo đoàn Ni thuở xưa cho sinh viên trong những tiết học của mình đến thính chúng, có tính giáo dục và đem lại kết quả trong giờ học. Buổi tối cùng ngày là chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc.

Ngày 26/5 hội thảo được diễn ra với chủ đề: Hành hương, bấp bênh và tu tập. Trong đó có bài viết của một nữ Phật tử ở Bồ đề Đạo tràng về vai trò của mạng lưới Nữ giới Phật giáo xuyên quốc gia trong việc xây dựng không gian nghi lễ cho chính họ tại Bodhgaya. Chia sẻ những câu chuyện về các sáng kiến của nữ Phật tử về phúc lợi cộng đồng, nhận thức về môi trường và hạnh phúc bền vững. Một bài thuyết trình khác đề cập đến hoàn cảnh của các Tỳ kheo ni Sri Lanka trong thời kỳ Covid và cách họ tiếp tục công việc của mình trong thời gian bấp bênh này. Kết thúc buổi hội thảo là bài thuyết trình về sự tiến triển trong các Ni viện ở Vùng Mon, Arunachal Pradesh, Ấn Độ.

Buổi tối là thời gian công chiếu bộ phim tài liệu mang tên “Sura – A love song”.

Ngày hội thảo cuối cùng 27/5 diễn ra với chủ đề: Biểu hiện của Phật pháp: Quan điểm của người Tây Tạng thế kỷ XIV về tôn trọng phụ nữ; Ngăn chặn bạo lực gia đình và bạo lực chống lại phụ nữ trong các cộng đồng Phật giáo ở Úc; Dịch vụ Tuyên úy Phật giáo tiên phong do các Tỳ kheo ni và Phật tử tổ chức tại các bệnh viện công ở Hồng Kông; Những đóng góp của Nữ giới Phật giáo trong việc dập tắt ngọn lửa đang thiêu đốt thế giới của chúng ta. Đặc biệt, ngày này có sự trình bày của Sư cô nghiên cứu sinh Việt Nam về vấn đề thực hành hạnh đại bi của Bồ tát Quan Âm để vượt qua nỗi cô đơn;

Trong mỗi buổi hội thảo, sau khi lắng nghe phần trình bày của tác giả, thính chúng tích cực trao đổi, góp ý, đặt câu hỏi, tạo không khí bàn luận sôi nổi, đưa vấn đề đến hoàn thiện và thuyết phục.

Sau 5 ngày Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, Hội nghị đã bế mạc vào chiều ngày 27/5 với sự tham dự của toàn bộ đại biểu. Hội nghị vô cùng hoan hỷ khi nhìn thấy lá cờ luân lưu được Ni trưởng Bon-Gak đại diện Sakyadhita Korea, Trưởng PBNG toàn quốc Tông Tào Khê trao cho đoàn đại diện nước Malaysia được quyền đăng cai Sakyadhita lần thứ 19 vào năm 2025 trong tiếng nhạc hùng tráng và tiếng vỗ tay vui mừng của Đại hội.

Tại buổi lễ bế mạc, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Hương – Đại diện đoàn Ni giới Việt Nam phát biểu: “Ni giới Việt Nam rất hoan hỷ khi tham dự sự kiện trọng đại này của Hiệp hội Nữ giới Quốc tế tổ chức, đây cũng là niềm vinh dự cho Ni giới Việt Nam, cùng giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu tập đối với Ni giới các nước. Qua chủ đề của hội nghị, chúng ta thấy được lý vô thường sinh diệt, chúng ta phải có kiên định với bản thân mình, giúp cho mọi người cùng tu, cùng tiến, cùng giải thoát. Đây là một điều vô cùng quý báu và cần thiết đối với nhân loại. Đoàn Ni giới Việt Nam thành kính tri ân lãnh đạo đất nước Hàn Quốc, Phật giáo Hàn Quốc và Ban Tổ chức Hội nghị đã tiếp đón đoàn Ni giới Việt Nam rất ân cần, nồng hậu”.
Lễ bế mạc hoàn mãn, đoàn đi tham quan chùa Jinkwansa (Tâm khoan tự) – ngôi cổ tự gìn giữ văn hóa ẩm thực chay hàng nghìn năm tại Hàn Quốc đã thiết đãi chư Ni các nước cùng thưởng thức ẩm thực và những tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc.

Ngày 28/5, nhận lời thỉnh cầu Sư cô Giác Lệ Hiếu, Trụ trì chùa Việt Nam tại Hàn Quốc phái đoàn Ni giới Việt Nam đã đến thăm và dự lễ cúng dường Trai Tăng do Sư cô và quý Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức. Sau đó là đoàn đến tham quan các khu danh thắng, hồ Majang thuộc tỉnh Goyang có cầu treo Majanghosu đẹp nhất vùng và Nhà Xanh – Phủ Tổng thống Hàn Quốc, một không gian yên bình với những thảm cỏ xanh mơn mởn và những công trình kiến trúc độc đáo.

Tóm lại, trong một thế giới nhiều mối nguy hiểm và hỗn loạn, Sakyadhita lần thứ 18 là một Đại hội mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, là cơ hội để sẻ chia và thay đổi nhận thức, khơi nguồn sức mạnh của phụ nữ chạm đến và xoa dịu những nỗi khổ niềm đau của thế giới bằng tấm lòng từ bi và trong sáng, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu trên nền tảng thiền định và những lời dạy của Đức Phật. Trí tuệ và lòng từ bi của Nữ giới Phật giáo càng tỏa sáng, thứ ánh sáng có thể soi sáng cho toàn thế giới. Chương trình Đại hội lần này cũng là một lễ hội văn hóa Phật giáo quốc tế, nơi mà các truyền thống Phật giáo ở mỗi nước đều được giao lưu và truyền bá. Những ngày lưu trú tại Seoul là dịp để ngắm nhìn vẻ đẹp của những con đường với hàng cây xanh và ngôi chùa Phụng Ân với không gian thưởng thức văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, phong phú, đa dạng. Tấm lòng quý Ni cô trẻ, quý Phật tử và tình nguyện viên luôn nở nụ cười trên môi, chào mời, phục vụ ân cần, tận tâm đã cho chúng ta thấy và trải nghiệm về đất nước, con người, sự thân thiện và lòng quý kính vô biên.

Bàu Lâm Bảo Tích (ĐSHĐ-119)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC