Cảm ơn mọi nhân duyên

Biết ơn, nhớ ơn là ghi nhận và có hành động đền đáp những điều tốt đẹp, tử tế mà người khác làm cho mình. Ai đó nói, khi hạnh phúc chúng ta biết ơn. Nhưng đạo Phật cho rằng, ngược lại, biết ơn là điều kiện của hạnh phúc, nuôi dưỡng lòng biết ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc hơn. Trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy rằng vô ơn là đặc tính của kẻ độc ác, cũng như biết ơn và nhớ ơn là đặc tính của người hiền thiện.

Con người thường sống trong quên lãng, tiếc thương quá khứ và mơ tưởng tương lai. Chính sự quên lãng hay thất niệm đó làm cho họ không trân quý những gì họ có được trong hiện tại. Vì không trân quý nên không biết ơn, coi mọi thứ tồn tại như là hiển nhiên. Đó là cái thấy sai lầm hay còn gọi là tà kiến, một trong sáu căn bản phiền não.

“Cảm ơn mọi nhân duyên” là câu nói chứa đựng thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, thậm thâm vi diệu. Đó cũng là thái độ sống đưa con người đến chỗ hoàn thiện nhân cách. Lí nhân duyên là cái búa đập tan xiềng xích tà kiến, giải thoát chúng sanh ra khỏi tù ngục vô minh khổ đau của sự vô ơn. Theo đó, vạn pháp, trong đó có con người, không thể tồn tại độc lập mà tồn tại trong mối quan hệ tương tức. Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh, cái này diệt vì cái kia diệt. Một khi đã thực chứng được điều đó chúng ta sẽ đạt tới vô ngã, chìa khóa của hạnh phúc hay Niết-bàn.

Hôm nay, bạn cảm thấy mình có một ngày tồi tệ? Bạn không có tiền? Bạn không có nhà ở? Thậm chí bạn không có thực phẩm? Hay bạn đang lâm vào khủng hoảng tinh thần như người bạn thương yêu rời bỏ bạn, người bạn tin tưởng phản bội bạn, bạn mất lòng tin vào bản thân, bạn cảm thấy ai cũng ghét bỏ, xa lánh mình và sự tồn tại của bạn trong cuộc đời này không có ý nghĩa, vô giá trị? Trong cuộc sống, ít nhất một lần bạn sẽ trải qua những cảm xúc tiêu cực như vậy. Đôi khi chúng trỗi dậy mạnh mẽ và đáng sợ như những cơn bão. Những cơn bão phiền muộn, chán nản, lo âu, giận dữ, thậm chí bế tắc và tuyệt vọng… khiến một số ít người không chịu đựng nổi, họ tìm đến cái chết. Những người tìm đến cái chết là những người không trân trọng mạng sống của mình, không ai nói với họ và họ không biết rằng được sống là một ân huệ. Không gì quý bằng mạng sống, nếu bạn còn sống, bạn nên và cần phải cảm thấy hạnh phúc, may mắn và biết ơn. Thay vì oán trách cuộc đời không cho bạn những thứ bạn muốn, hãy cảm ơn cuộc đời vì bạn còn được thở. Sự sống mong manh đến mức thở ra mà còn thở vào lại được là cả một sự kì diệu. Dù tai nạn của bạn là gì, chỉ cần bạn còn sống thì mọi điều đều có thể xảy ra. Hãy thử một lần đi vào bệnh viện, nghe những tiếng rên la kêu khóc của những người bệnh đang chịu đau đớn, cảm nhận được sự tuyệt vọng của những bệnh nhân biết mình không còn sống bao lâu nữa và nỗi đau của gia đình họ, bạn sẽ hiểu còn sống và có một cơ thể lành lặn không ốm đau đã là một sự kiện đáng để ăn mừng. Hãy cảm ơn vì bạn vẫn còn sống.

Bạn có bao giờ tiếp xúc hay nghĩ tới những người khuyết tật bẩm sinh, hoặc do tai nạn, chiến tranh hoặc ốm đau mà trở nên khuyết tật? Đi đến đó gặp, hay nghĩ đến họ, bạn sẽ hạnh phúc và biết ơn vì rằng mắt bạn còn sáng, tai bạn còn nghe, tay chân bạn còn đầy đủ không đến nỗi phải di chuyển bằng xe lăn. Đã có những người khuyết tật đáng để cho bạn phải cúi gằm mặt xấu hổ về sự lành lặn của mình cũng như khâm phục ngưỡng mộ và học hỏi nghị lực phi thường của họ. Thế giới biết đến Nick Vujicic thì ở Việt Nam có Trần Tôn Trung Sơn, cậu bé người Quảng Trị bị khuyết tật do di chứng chất độc màu da cam, chỉ với một bàn tay hai ngón, cậu đã chăm chỉ học hành và giành được học bổng của Đại học Harvard, hiện trở thành quản lí của một công ty lớn ở Mĩ. Nhà văn Trần Trà My, thiên thần sáu chân, chưa từng một ngày ngồi trên ghế nhà trường, giao tiếp khó khăn và phải di chuyển với sự hỗ trợ của bốn bánh xe, chỉ gõ được máy tính trên một đầu ngón tay nhưng là tác giả của nhiều đầu sách mà nổi bật là quyển “Hãy tin vào điều tử tế”. Cô là thành viên Hội nhà văn Việt Nam và liên tục đi vào các nhà tù để truyền cảm hứng cho những người trót dại dột sa vào vòng lao lí. Là nhà văn Nguyễn Bích Lan bị bệnh xương thủy tinh nhưng vẫn tự học tiếng Anh và trở thành dịch giả, chị là tác giả của quyển tự truyện nổi tiếng “Không gục ngã” với thông điệp “Đêm tối đến để lại trong ta những vì sao”. Là Nguyễn Hướng Dương, bị tai nạn xe mất đi đôi chân nhưng đã lập thư viện sách nói cho người mù, tác giả của tự truyện “Đứng dậy và bước đi” với lời dẫn: “Không vấp ngã là một điều tốt, nhưng vấp ngã rồi đứng dậy và bước đi còn tốt hơn nhiều”. Nếu bạn đang là một người bình thường khỏe mạnh, bạn may mắn hơn những con người tuyệt vời ấy và bạn có nhiều cơ hội để sống tuyệt vời hơn họ. Sao bạn không biết ơn vì điều đó, sao bạn cảm thấy tuyệt vọng?
Khi bạn có một mái nhà với những người thân, hãy cảm thấy biết ơn và trân trọng vì bạn hạnh phúc hơn những đứa trẻ trong trại mồ côi hay những người vô gia cư ngủ đâu đó ở vỉa hè, xó chợ, gầm cầu. Nhìn vào bát cơm trưa nay, bạn thấy không, cả vũ trụ đang góp mặt để nuôi dưỡng bạn. Bạn cảm ơn thực phẩm giúp bạn sống còn, từng hạt cơm, lá rau đều phải nhờ có công gieo trồng, chăm sóc, phải có nước và ánh sáng, đất và phân bón… đó là những nhân duyên để biểu hiện ra một bữa cơm ngon lành cho bạn và mọi nhân duyên đó xứng đáng với lòng biết ơn của bạn. Cũng như cần mọi nhân duyên để bạn có nước uống, áo quần để mặc, giường để nằm, gối để kê, chăn để đắp… Nếu nói không cần cảm ơn, chỉ cần có tiền là có mọi thứ, hãy nhớ trong đại dịch Covid vừa rồi, bao nhiêu người đã chết trên đống tiền, bao nhiêu người đã ném từng va li tiền ra đường hoặc qua cửa sổ trên lầu cao? Mọi thứ không tự nó hiện hữu, không hiển nhiên tồn tại mà cần đến nhiều yếu tố kết hợp được gọi là nhân duyên. Nhân duyên đầy đủ nên trân trọng, nhân duyên thiếu vắng không vướng mắc. Vì trong kinh Độ người hấp hối Đức Phật dạy: “Các pháp đều do nhân duyên sinh khởi và do nhân duyên mà hoại diệt; thật ra tự tính của các pháp là không sanh cũng không diệt, không tới cũng không đi. Khi con mắt phát sinh, nó phát sinh, không từ đâu tới cả; khi con mắt hoại diệt, nó hoại diệt, không đi về đâu cả. Con mắt không phải là không trước khi phát sinh, con mắt không phải là có trước khi hoại diệt. Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội tụ mà thành. Nhân duyên đầy đủ thì con mắt có mặt, nhân duyên thiếu vắng thì con mắt vắng mặt. Điều này cũng đúng với tai, mũi, lưỡi, thân và ý; hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm và ý tưởng; cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, xúc chạm và ý thức, và cũng đúng với sáu yếu tố, năm uẩn và thời gian”.

Nick Vujicic.

Ngồi xuống và nhìn sâu vào lí nhân duyên, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn sẽ không đủ thời gian để cảm ơn từng nhân duyên một. Bạn cảm ơn từ mạng sống, sức khỏe, cơ thể đầy đủ và lành lặn, tự do của bạn, những phương tiện vật chất bạn có được, tình thương bạn có trong tim và đến từ người khác, sự hiểu biết như thật của bạn… tất cả đều là những hạnh phúc đến từ nhiều nhân duyên. Đạo Phật có câu: “Cảm ơn mọi nhân duyên”, giúp bạn thâu tóm lòng biết ơn một cách sâu sắc, trọn vẹn và đầy ý nghĩa.

Phong trào thực hành lòng biết ơn ngày nay đang lan truyền trong không gian mạng một cách sôi nổi. Bắt đầu từ quyển sách “Phép màu” của tác giả Rhonda Byrne, rất nhiều nhóm thực hành các phương pháp nuôi dưỡng lòng biết ơn đã ra đời và hoạt động. Trong sách “Phép màu”, tác giả đã dẫn ra nhiều danh ngôn đề cập đến lòng biết ơn, chẳng hạn như Đức Phật dạy: “Tất cả những gì bạn cần làm là vui vẻ và biết ơn”, hoặc kinh Thánh nói: “Người nào có sẵn lòng biết ơn sẽ được ban tặng thêm và anh ta sẽ dư dả đủ đầy, người nào không có lòng biết ơn, những gì anh ta có cũng sẽ bị lấy đi”, một vài câu đặc sắc khác là: “Người biết ơn luôn đủ đầy, kẻ phàn nàn mãi thiếu thốn”, hay “Người thực sự có lòng biết ơn là người biết ơn trong mọi hoàn cảnh”.

Tuy nhiên, không thể suốt ngày chỉ ngồi một chỗ lặp đi lặp lại từ “Cảm ơn” mà từ chỗ không có gì hoặc đang thiếu thốn đi đến chỗ có tất cả mọi thứ. Biết ơn và nhớ ơn phải đi đôi với hành động đền đáp thực tế. Chẳng hạn để đền đáp ơn cha mẹ, người con phải hướng cha mẹ đến tín, hạnh, xả và tuệ, đồng thời cũng phải tự trau giồi cho mình những đức tính này. Sâu xa hơn, ngài Thanissaro trong bài viết “Bài học về lòng biết ơn” (Lessons of Gratitude) đã nói: “Tự nhận mình là một chúng sanh, nghĩa là ta phải tìm kiếm thực phẩm – cho cả thân và tâm – để giúp chúng sanh đó sinh tồn. Đó là lý do tại sao, khi ta là một chúng sanh, ta phải dựa vào mạng lưới của sự tử tế, lòng biết ơn và sự hy sinh. Nhưng khi ta có thể buông bỏ nhu cầu làm một chúng sanh, tâm không còn cần được nuôi dưỡng. Nó không còn phiền hà đến ai. Nó không còn là gánh nặng cho ai. Về thân, thì khi nào bạn còn sống, thì những ai cung cấp cho nhu cầu của nó sẽ được công đức gấp bội phần những phẩm vật mà họ cung cấp. Điều này, thực ra, là một trong những động lực để đạt được giác ngộ”.


Như vậy, trở thành một bậc giác ngộ là cách chúng ta đền ơn mọi nhân duyên một cách phóng khoáng và đầy trách nhiệm nhất. Còn nếu không, sống một đời sống lương thiện, tử tế, không hại mình, không hại người, không hại cả hai, đó cũng là đã trọn vẹn ơn nghĩa với cuộc đời.

Chơn Định (ĐSHĐ-134)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!