Điều nên tránh trước khi chết

Đối với chúng ta, cái chết phần lớn diễn ra theo nghiệp. Do vậy, thường nó có những kinh nghiệm hoạnh tử, phần lớn làm cho con người bị rối loạn, sợ hãi, buồn bã, thiếu sự chuẩn bị về tâm lý. Đối diện với cái chết là một kinh nghiệm khổ đau. Thông thường, khi ta sống bằng nghề gì, để lại nhiều ấn tượng thì những giờ phút cuối cuộc đời, các hình ảnh của nghề đó, hoặc hình ảnh của những ấn tượng hay ám ảnh hoặc tốt, hoặc xấu, trỗi dậy như là một cuộn phim, từng thước phim một, khơi ra trong bộ não của chúng ta. Chúng gợi nhớ, gợi vui, gợi buồn và làm cho ta bị xáo trộn vì đứng trước cảnh sinh ly tử biệt, hai nẻo âm dương.

Niềm đau đó dâng trào và không khéo sự tiếc nuối về đời sống sẽ dẫn đến tình trạng sống dở chết dở, sống cũng không xong, chết cũng không được. Tình trạng này kéo dài trong trạng thái sống thực vật, theo Phật giáo là trạng thái vô ký, đó không phải là trạng thái tốt mà con người phải duy trì đời sống. Giữ chánh niệm trong suốt quá trình khi còn sống, chúng ta sẽ có được những giờ phút cuối thanh thản, nhẹ nhàng, và dễ dàng trút bỏ hơi thở để ra đi. Trong kinh đức Phật dạy, có bốn tình huống dẫn đến cái chết.

Tình huống 1: Khi tuổi thọ đã tràn đầy, con người bắt đầu già suy, có số thì bị bệnh tật, có người thì không.

Tình huống 2: Nghiệp sống trên đời, thể hiện qua các hành động của thân, khẩu, ý đã đến hồi kết thúc. Cho nên, dù tuổi thọ chưa được trọn vẹn, một số chúng sanh cũng đã vẫy tay chào cuộc đời, bước sang một đời sống mới.

Tình huống 3: Nghiệp và tuổi thọ đã kết thúc, cái chết diễn ra một cách nhẹ nhàng, thư thái. Tuổi đã thọ, đời sống không còn một vương vấn gì, sự ra đi rất thanh thản và tái sanh ngay sau đó.

Tình huống 4: Do một nghịch cảnh tác động ảnh hưởng đến mạng sống, từ được gọi trong kinh điển Phật giáo là “hoạnh tử” hay “bất đắc kỳ tử”. Những tình huống này, nếu không có sự chuẩn bị và thực tập tâm linh, thì khi đối diện cái chết, nỗi sợ hãi diễn ra một cách thầm lặng, đeo bám và làm cho người đối diện với cái chết, trở nên khổ đau do sự quyến luyến nhiều. Đó cũng là tình huống làm cho người chưa hết tuổi thọ, chưa hết nghiệp mà vẫn phải vẫy tay chào cuộc đời.

Theo đức Phật, chết không phải là dấu chấm cuối cùng của cuộc sống, nếu sanh và tử được sánh ví như một con đường, thì sự bắt đầu của cuộc sống Phật giáo gọi là “vô thỉ”, gọi là “bắt đầu” để ta dễ hình dung. Thật ra, không có một sự bắt đầu nào, và cũng không có sự kết thúc. Mất hẳn con người trên hành tinh, sau khi nhắm mắt lìa đời nên được gọi là vô chung. Đối với việc tu tập chuyển hóa tham, sân, si và thành tựu được đạo quả giác ngộ giải thoát, thì cái chết đến với Ngài khác với người phàm chúng ta. Thay vì, bị lôi kéo theo nghiệp vào các cảnh giới, ba cõi sáu đường để tiếp tục sống thì ta chứng đắc theo nguyện và hạnh. Mình sẽ có mặt ở một số hành tinh hữu duyên, hoặc tiếp tục quay lại cõi ta bà này để hoằng dương và giáo hóa. Sự kết thúc sanh tử của họ là nhờ kết quả thực tập chuyển hóa. Kinh điển mô tả bậc giác ngộ sau khi lìa khỏi đời không mất, không theo nghiệp. Sự sống của một bậc giác ngộ sau cái chết là tiếp nối, và dĩ nhiên nghiệp đã được kết thúc, các ngài nhờ nguyện lực mà có mặt để hóa độ chúng sinh. Để làm được việc đó, có một số điều mà người chết nên tránh, sau đó những người thân cũng cần thực tập một số điều để hỗ trợ cho sự ra đi an lành của người thân.


Không nên luyến tiếc tình yêu và tình thương

Khi còn sống, tính trách nhiệm, lòng thương yêu, chăm sóc, lo lắng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em, thân bằng quyến thuộc với nhau, có giá trị nhân sinh và xã hội đối với con người nhiều chừng nào thì những giờ phút cuối cuộc đời trở thành sợi dây xích trói buộc nhau chừng ấy. Nắm rõ được quy luật tâm lý ngược chiều này, khi đối diện với cái chết, nếu ta là một bệnh nhân thở đều vài phút trước, hoặc là một người chuẩn bị tắt hơi thở, cần phải trút bỏ hết tất cả tình thương yêu mới có thể nhẹ nhàng ra đi.

Trong tình huống, nếu tất cả người thân đều có mặt đông đủ, gặp gỡ nhau ở giờ phút cuối cuộc đời, thường làm cho người chuẩn bị chết có cảm giác hài lòng và toại nguyện. Những trăn trở không còn bám ở cõi tâm, và do đó sự trút hơi thở không mấy khó khăn. Tuy nhiên, có người chờ đợi nhưng không kịp thấy mặt, có người trông ngóng chồng ở phương xa hoặc đi xa chưa kịp về, có người đang thương nhớ canh cánh bên lòng những đứa con, có người tưởng nhớ cha mẹ già bởi trước đây mình là trụ cột kinh tế, mình mất rồi ai chăm sóc cho ông bà… Tất cả những mối bận tâm đó sẽ là một nỗi khổ niềm đau khi đối diện với cái chết làm cho người đó sợ hãi hơn, lo lắng hơn, bám víu hơn, do vậy sự vướng lụy này sẽ làm cho họ khó ra đi.

Nếu cái chết đột ngột ngoài ý muốn, phản ứng sinh học trên cơ thể diễn ra, có khi mắt của người qua đời sẽ không nhắm lại, mở trừng, dù cho người thân có vuốt mắt, năm mười phút hoặc một vài tiếng sau mắt lại tiếp tục mở. Trong tình huống này, ta cần nhận biết sự ức chế của tình thương và tình yêu là một cản lực, làm cho người đó chưa cảm thấy hài lòng về tất cả những gì họ mong đợi. Những người thân cần phải hiểu và kề bên tai của người ra đi nói rõ, để cho họ được an tâm. Đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm và tế nhị. Do nỗi đau thương, luyến tiếc dồn dập đè nén, ám ảnh nên cái chết diễn ra rất khó khăn.
Cho nên, Phật tử đối diện với cái chết, ta thấy trở ngại về lòng tin yêu và tình cảm vừa nêu, nên dù đã được thỏa mãn rồi hay còn một ức chế nào đó cũng phải mạnh dạn vứt bỏ, và không còn một luyến tiếc gì thì sự ra đi mới được nhẹ nhàng. Để hỗ trợ cho vấn đề đó, những người thân còn lại đừng bao giờ rơi những giọt nước mắt thương yêu, khóc lóc, than thở, … điều đó có thể tạo ra sự lây lan cảm xúc về tính quyến luyến giữa người còn sống và người chuẩn bị ra đi. Tất cả những giọt nước mắt, sự khóc than trong tình huống này sẽ trói buộc làm cho người ra đi không đành lòng ra đi để tìm một nghiệp tương thích, một cảnh giới tái sanh thích hợp.

Trong gia đình cần phải cử một người thân nhất đối với người chuẩn bị chết tùy theo mối quan hệ hoặc cách xưng hô, dùng lời lẽ thật rõ ràng, có tình thương, sự quan tâm, cam kết, thái độ chăm sóc, nhắc nhở cho người chuẩn bị ra đi lần cuối để cho họ không còn bất kỳ một sự luyến tiếc nào về tình yêu, tình thân, tình bạn bè. Chúng ta phải nói bằng trái tim của mình và cam kết để cho họ không bị vướng víu vì bất cứ mối bận tâm nào cũng là một lực cản.

Trong Kinh Di Giáo, đức Phật đã dạy, thân thể này như là một cỗ xe, hoạt động mấy chục năm trong cõi đời này và đến hồi cỗ xe cần phải được thay thế bằng một chiếc xe mới hơn, theo thế đó được hiểu là một kiếp sống mới. Khi ta quan niệm thân như một cỗ xe, ta thấy chiếc xe này có chức năng, lăn đẩy ta vào trong cuộc đời với một lần tái sinh nên không có gì là mất. Ta gọi là từ trần, trong từ ngữ Phật học là “vẫy tay chào cõi đời”, không dùng chữ “mất”. Khi dùng chữ “mất” ta nghĩ rằng người đó không còn nữa, cảm giác nuối tiếc sẽ làm ta thêm lưu luyến,… Do đó, sử dụng các thuật ngữ Phật học là “vẫy tay chào cõi đời” này để tiếp tục một kiếp sống mới, ta không cảm thấy quá khổ đau, đến nỗi quyến luyến làm động tâm người ra đi.


Không nên quyến luyến tài sản

Gia tài và sự nghiệp hợp pháp là kết quả của những nỗ lực chân chính, tinh tấn bằng khối óc và bàn tay của người tạo dựng nó. Dĩ nhiên, nếu có quá nhiều tài sản và đem đi cất giấu ít có người thân nào biết thì việc lìa khỏi đời trong trạng thái đột tử sẽ làm cho người đó luyến tiếc khôn nguôi. Sự luyến tiếc này làm cho họ khó mà tái sinh, hoặc giả được tái sinh sẽ quay lại ngôi nhà đó, với các hình thái sự sống khác nhau, nếu không may rơi vào các cảnh giới gia súc, thì nỗi khổ niềm đau biết bao giờ mới có thể gột hết.

Đức Phật thường dạy tiền bạc, của cải, tài sản có chức năng giao hoán để tạo thành những giá trị của đời sống kinh tế, góp phần tạo hạnh phúc cho con người ở mức độ tương đối, nó không phải là những tài sản vĩnh hằng. Cho nên, mỗi khi ta có tài sản phải thực tập quán chiếu rằng “Tài sản này không thuộc của tôi, không phải là sự nghiệp của tôi, không phải là chính bản thân tôi”. Dĩ nhiên, về phương diện luật pháp ta là chủ nhân của những tài sản ấy. Về phương diện dân sự, ta có mối quan hệ với những người thân và làng xóm, ta chịu trách nhiệm và có quyền sở hữu về chúng, ta có thể sử dụng chúng cho các mục đích chân chính mà đời sống hạnh phúc sẽ có thể mang lại cho mình. Tuy nhiên, đối diện trước cái chết, quan niệm về luật và dân sự đối với tài sản sẽ là một cản ngại lực rất lớn trong tiến trình tái sinh.

Trong kinh Phật có nêu một câu chuyện nói về sự dính mắc tài sản cho tiến trình tái sinh như sau: Một phú ông phân chia tài sản cho người thân. Số tiền ông cho người thân chỉ là hai phần ba so với những gì ông có. Một phần ba còn lại, vì tánh chu đáo và kỹ lưỡng sợ người biết nên ông đã giấu và chôn ở dưới chân giường. Một tai nạn giao thông xảy đến, ông chết trong trạng thái mắt vẫn còn mở trừng trừng. Sau đó, khoảng hai tháng, đức Phật và Tăng đoàn có cơ hội đi khất thực ngang qua. Phương pháp khất thực của đức Phật là đi từng bước thảnh thơi. Trước mỗi nhà. Ngài dừng lại khoảng hai giây, sau đó tiếp tục đi để tạo điều kiện phát tâm cúng dường cho thí chủ và đàn na.

Bất ngờ, từ nhà phú ông có một con chó nhỏ chạy ra, sủa gầm gừ rất lớn và to. Người con của phú ông, cũng là người kế thừa gia tài kết sù, ngạc nhiên chạy ra khi thấy đức Phật và chư Tăng. Người này hỏi rằng tại sao các vị không đi thật nhanh, đứng trước nhà ông ấy để làm gì, khiến chó sủa to như thế. Bằng thần thông, đức Phật thấy rõ được cảnh giới tái sinh của con chó và nói với người con rằng: “Cha của ông vì nuối tiếc tài sản cho nên đã đầu thai thành con chó này”. Gia chủ cảm thấy bị nhục mạ vì cha mình bị sánh như con chó, cho nên tỏ thái độ bất kính đối với đức Phật. Đức Phật từ tốn, dặn dò thêm với gia chủ “Nếu anh không tin thì hãy vào dưới sàn giường nơi cha anh thường nằm, đào xuống khoảng hai mét, dưới đó có khoảng một phần ba gia tài mà hai phần ba kia anh đã thừa kế hợp pháp. Nếu đó là sự thật thì anh hãy thể hiện tấm lòng hiếu thảo của một người con nhắn nhủ với cha là phần tài sản thứ ba này con đã thừa kế rồi, con đã tiếp nhận rồi cha hãy an tâm ra đi, lúc đó con chó sẽ nhanh chóng lìa cõi đời này và tái sanh kiếp người”.

Gia chủ là người theo đạo Bà – là – môn, khi nghe lời đức Phật nói liền cảm tạ và làm theo. Quả thật ông ấy phát hiện ra vàng và tài sản còn chôn giấu ở dưới gầm giường. Gia chủ đó đã làm đúng theo lời Phật dạy, mấy ngày sau con chó bị ngộ độc thực phẩm chết đi. Gia chủ cảm thấy đúng với lời đức Phật đã dạy cho nên tìm hiểu và đến nơi đảnh lễ đức Phật. Sự kiện này, chỉ cho ta một thông điệp rằng: “Khi còn sống, tạo ra của cải là một phương tiện để giúp ta hưởng thụ. Khi lìa đời nó là một sợi dây xích rất lớn. Bởi bám víu vào đó nhiều chừng nào thì sự tái sanh của chúng ta bị trở ngại nhiều chừng ấy”.


Vấn đề cần lưu ý ở đây là ta có biết buông bỏ hay không, chứ không hoàn toàn y cứ vào tài sản lớn hay nhỏ. Cho nên, khi đối diện trước cái chết, tiền bạc, nhà cửa, tài sản, mọi thứ, đừng nên bận lòng mà vướng lại. Quyến luyến có thể là một trở ngại lớn làm cho ta sanh trở lại trong gia đình. Do đó, đối diện trước cái chết ta phải buông xả hết tài sản và mọi thứ. Người thân nên dựa vào Kinh Địa Tạng, nhắc nhở người chuẩn bị ra đi rằng nhà cửa, tài sản mọi thứ sẽ được người ở lại bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc. Tất cả những cách thức đó sẽ được luân chuyển với cuộc đời. Khi nhắc nhở như vậy, người ra đi sẽ cảm thấy an tâm.

Một điều khác nữa, khi còn sống, người chuẩn bị chết có thói quen bố thí cúng dường, giúp đời, cứu người, ta có thể nhắn gửi với họ rằng nếu được sự đồng ý những người còn lại sẽ sử dụng một phần tài sản với số lượng cụ thể, tượng trưng cho các việc từ thiện, như những gì mà người chuẩn bị ra đi khi còn sống đã làm. Việc gửi gắm và hứa hẹn đó sẽ làm cho người bị bệnh, dù không tự mình thực hiện được, cảm thấy hân hoan, nhờ đó tái sanh mang theo những cộng nghiệp phước báu, ở đời sau sẽ hưởng được nhiều phước lành.
(Còn tiếp)

TT. TS Thích Nhật Từ (ĐSHĐ-007)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC