Đừng làm kẻ tiêu nha bại chủng

Pháp sư Chi Phong (芝峰法師, 1901-1971) là một trong những giáo sư có ấn tượng sâu sắc nhất trong cuộc đời tôi. Khi Sư đảm nhiệm giảng dạy tại Phật Học viện Tiêu Sơn (焦山佛學院), giọng nói quê hương Ôn Châu nặng nề, khiến mọi người cảm thấy như rơi vào làn sương mù dày đặc. Sau khóa học hai năm, tôi chỉ nghe và hiểu một câu mà Sư thường nói: “Các thầy đừng làm một kẻ tiêu nha bại chủng!” Nhưng câu nói ngắn ngủi này lại toát ra sức nóng vô hạn trong cuộc đời tu hành của tôi.

Tôi còn nhớ, lúc bấy giờ cuộc kháng chiến mới vừa thắng lợi không bao lâu, mọi thứ vẫn đang chờ đợi để phục hưng lại, tiếc rằng lại thường xuyên xảy ra xung đột nội bộ, đời sống của người dân chẳng những không có một ngày an nhàn, trái lại càng điêu linh hơn; lúc đầu Phật giáo giải quyết tận gốc có hiệu quả, nhưng dưới sự thao túng của các nhân sĩ của phe bảo thủ, tệ nạn mọc như rừng, chức năng không rõ ràng, khiến cho mọi người than thở không thôi. Cho nên, mỗi khi câu nói: “Đừng làm kẻ tiêu nha bại chủng” đó vang lên bên tai, trái tim tôi luôn bị kích động dữ dội như sấm nổ, trống nhồi. Bởi thế, tôi cứ suy nghĩ không ngừng là làm cách nào mới có thể phục hưng Phật giáo, chỉnh đốn tình trạng gia đình, bởi vì tôi “không phải là một kẻ tiêu nha bại chủng.”

Vào năm 1947, sau khi rời Phật Học viện Tiêu Sơn, tôi đã tuân theo mệnh lệnh của Pháp sư Chi Phong, cùng Sư đến Nghi Hưng lễ bái Tổ đình chùa Đại Giác (大覺寺), núi Bạch Tháp. Lúc này, trường tiểu học tại địa phương vừa khớp thiếu một chức hiệu trưởng, do tầm quan trọng đối với việc xây dựng nền giáo dục trong thôn, tôi được mời ở lại để phục vụ dân làng, đồng thời, cũng bắt đầu triển khai lý tưởng của mình là phục hưng Tôn giáo, cứu giúp chúng sinh. Năm đó, tôi 21 tuổi.

Trường Bạch Tháp có 280 học sinh, rất ít giáo viên, tôi không những chỉ có một mình, kiêm luôn nhiều chức vụ, từ xử lý công việc giáo vụ đến chủ trì huấn luyện đào tạo, giảng dạy từ cấp thấp cho đến cấp cao, mà tôi còn phải ứng phó với các cuộc viếng thăm ngày và đêm của các phần tử bất đồng chính kiến, có thể nói là mệt mỏi đến cực điểm.


Trong đêm tối với tiếng súng liên tục, tôi trằn trọc mãi không cách nào chợp mắt được. Nghĩ đến Đại sư Đạo An (道安大師, 312-385) – đời Đông Tấn, mặc dù sinh ra trong thời chiến tranh loạn lạc, nhưng vẫn không sợ gian khổ, hành cước khắp nơi, tập hợp các đệ tử phiên dịch kinh điển, và hoằng pháp không ngừng; Thiền sư Linh Dụ (靈裕禪師,517-605) của triều đại Bắc Chu, tuy ở vào kiếp nạn hủy diệt Phật pháp, nhưng bất chấp hiểm nguy, dẫn đầu bạn đồng học, ban ngày đọc những cuốn sách thông thường, ban đêm luận đàm Phật lý… Dưới sự nỗ lực và kiên trì của họ, Phật pháp đã có thể tồn tại và ách vận của Tôn giáo tránh khỏi sự diệt vong. Hàng Phật tử hậu bối chúng ta bản thân được hưởng lợi ích của Phật pháp, làm sao có thể nhẫn tâm ngồi nhìn Phật pháp suy vi, cam chịu làm kẻ “tiêu nha bại chủng hay sao?” Do đó, tôi quyết định biên tập “Nguyệt San Nộ Đào” với các bạn đồng đạo của mình. Trong thời gian rảnh rỗi, tôi đã bất chấp nguy hiểm đến sinh mệnh của mình, đi khắp nơi để dán áp phích và diễn thuyết trên đường phố, tuyên truyền tư tưởng “cải cách Phật giáo.”


Sau đó, tôi thấy nơi này không an ninh, khó nói rõ chí hướng của mình, mà nhân duyên thời cơ đã chín muồi, nên cùng ước hẹn với một nhóm bạn đồng tu có tâm muốn chấn hưng Phật giáo, đến Nam Kinh để mưu toan sự phát triển. Lúc này, may mắn gặp được Hòa thượng Ấm Vân (蔭雲和尚) thấu hiểu tiếp nạp, còn bày tỏ nguyện vọng giao phó chùa Hoa Tạng cho chúng tôi quản lý. Vì vậy, chúng tôi đã tiếp nhận nó để làm những việc đáng làm và xây dựng một quy ước tân Tăng, yêu cầu Đại chúng trong tự viện cùng tuân thủ, hy vọng có thể nhờ đây khơi dậy được phản ứng của các ngôi tự viện khác, cùng nỗ lực chấn hưng Phật giáo.

Nam Kinh lúc đó, thật sự có thể gọi là người có năng lực gặp được cơ hội tốt, rầm rộ một thời, “Từ Báo” của Từ Châu rất xem trọng chúng tôi, tuy rằng số người không nhiều, tuổi tác cũng rất trẻ, nhưng lại suy nghĩ có triển vọng, cho nên, đặc biệt mời chúng tôi biên tập phụ bản “Hà Quang” để quảng bá Phật pháp. Có thể thấy ngay cả những hạt giống bị chôn vùi trong mảnh đất cằn cỗi, chỉ cần bản thân mình khỏe mạnh, cuối cùng sẽ nảy mầm và chui lên khỏi mặt đất; ngay cả những chồi non cũng sinh tồn trong muôn tía nghìn hồng, chỉ cần chịu nỗ lực nhô ra đầu cành, cũng có thể thu hút sự chú ý của người khác. Điều sợ nhất là những hạt giống đã bại hoại, thối rữa, hoặc những chồi non lẫn lộn trong đó đang bị ngọn lửa lợi dưỡng hun đốt, vì chúng nó chỉ có thể cố gắng hết sức mình, kéo dài ảnh hưởng đến sự sống còn của tổng thể.

Quả nhiên, những hành động tích cực của chúng tôi, đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ từ các vị Tăng lớn tuổi trong tự viện, họ cấu kết với những người có tiền, có quyền, có thế lộng hành ở địa phương, khắp nơi gây áp lực với chúng tôi, thậm chí mua chuộc bọn quân phiệt tham nhũng, nhiều lần đặt chúng tôi vào nơi tử địa. Những ngày vào sinh ra tử này, tôi đem câu “Đừng làm kẻ tiêu nha bại chủng” của Pháp sư Chi Phong cùng mọi người động viên nhau, vậy mà tôi đã có được sự đồng tình nhất trí. Bởi vì, chúng tôi thà có thể chết đi mà không ân hận sự ủy thác nương cậy lòng tin của Đại chúng, cũng không bằng lòng sống mà hổ thẹn với đàn na tín thí của mười phương.

Vào năm 1949, sau Hội chiến Từ Bang, quân đội quốc gia thất thủ bị thương vong khắp cánh đồng, Pháp sư Trí Dũng đã khởi xướng tổ chức “Đội cứu hộ Tăng lữ”, không ngờ thầy lại trở quẻ lật lọng, mặc dù tôi tự ngẫm nghĩ năng lực mình có hạn, cũng đành phải quan tâm đến đại cuộc, tình nguyện lãnh trách nhiệm đi đầu. Khi đó tình hình thật nguy ngập bấp bênh, nửa đêm tôi lái xe chạy thật nhanh đến Thiền đường chùa Thiên Ninh ở Thường Châu, lúc này các bạn học của tôi đang ngủ say, tôi đánh thức các huynh đệ, rồi cùng nhau vội vàng tháp tùng ra đi, cuối cùng bắt ca nô đến Đài Loan tiếp nối tuệ mạng của Đức Phật.
Thân tàu ngược gió trong tình cảnh nguy nan, hình như bấp bênh không định hướng, tôi đưa mắt nhìn về phương xa chẳng thấy gì ngoài một màu đen mù mịt, không biết tại sao như vậy; khi trông lại cố hương, thì đã dần dần trôi đi thật xa, mênh mông không bờ mé, trong lòng tôi cảm thấy buồn bã đau thương vô hạn. Lúc này, câu nói của Pháp sư Chi Phong lại vang lên bên tai như một hồi chuông cảnh tỉnh. Trong màn đêm mông lung, nhìn dòng nước biển đen ngòm trông như con kênh quê tôi, gợi lên bao hồi ức, bao kỷ niệm của tuổi thơ, tôi chợt bàng hoàng: Thật ra khi còn rất nhỏ, thì tôi đã có đầy đủ tính cách “Không làm kẻ tiêu nha bại chủng” rồi vậy.

Tôi nhớ quê nhà Dương Châu của tôi đất đai cằn cỗi, kinh tế lạc hậu, hầu hết người dân Dương Châu đều dùng ba loại dao để hành nghề: dao cạo (thợ cắt tóc), dao phay (làm thức ăn chay) và kéo (thợ may). Nhưng từ nhỏ tôi đã quyết chí tạo nên sự nghiệp lớn, lập nguyện không làm bạn cùng ba loại dao, sau này nhìn thấy các Pháp sư đến quê tôi tụng kinh khai thị, tất cả đều uy nghi, trang nghiêm, trong lòng tôi tự nhiên để lại ấn tượng một cách sâu sắc.

Năm mười tuổi, khi chiến tranh Trung-Nhật nổ ra, một số đại Hòa thượng trong các tự viện ở Dương Châu kết thành từng đoàn về quê tỵ nạn, bà ngoại tôi hết lòng vững tin Phật pháp bà nghe được tin, lập tức nấu các món ăn chay mời họ đến để cúng dường. Sau khi cơm nước xong, trước sự động viên của mọi người, tôi đã tùy tiện nhận một vị trong số đó làm Sư phụ. Ngay khi họ chuẩn bị đưa tôi đi, tôi đột nhiên ngẩng đầu lên và hỏi:

– Con có thể đưa bà ngoại của con đi cùng không?
– Tất nhiên là không! Sư phụ đáp lại với một nụ cười hiền lành.
– Con có thể đem mẹ của con cùng đi với con không? Con có thể đem chị của con đi không? Tôi cứ liên tục hỏi.

Tôi luôn khâm phục sự kiên nghị của bà ngoại, thông tình đạt lý của mẹ và sự dũng cảm của chị tôi. Nhưng tất cả những câu trả lời từ vị Hòa thượng đều là không, điều đó khiến tôi hoàn toàn thất vọng, vì vậy tôi bỏ cuộc và không muốn đi theo.

Chính như vậy mà tôi đã bỏ lỡ nhân duyên xuất gia, nhưng cuối cùng tôi không hối hận điều này. Vì hơn một năm sau, tôi tình cờ gặp Thượng Nhân Chí Khai (志開上人, 1911-1979) ở núi Thê Hà, và được Ngài thế độ. Thượng nhân, ông là một bậc Đại đức cao Tăng chân chính, vì Giáo hội phụng hiến, vì nhân dân hy sinh!

Mặc dù tôi là đệ tử vào thất duy nhất của Thương Nhân Chí Khai, nhưng Ngài không bao giờ xem tôi như người của mình, không bao giờ quan tâm chăm sóc tỉ mỉ, mà đối xử với tôi bằng cách ngược lại, Ngài luôn đánh đập, mắng mỏ và đem tôi ném vào trong Đại chúng, khiến tôi phải trải qua dạn dày thử thách, gọt giũa công phu để trở thành nghệ nhân lò luyện. Tôi thường suy nghĩ: Nếu năm đó, mình theo Hòa thượng Dương Châu xuất gia một cách hồ đồ, tu hành làm đạo trong một ngôi chùa nhỏ, hưởng thụ sự cúng dường phong phú, thì chắc chắn sau này cùng lắm mình chẳng khác gì một bông hoa trong nhà kính, làm sao có thể chịu bao nhiêu là tác động bão táp phong ba của thời đại chứ? Nghĩ đến sự kỳ vọng của gia sư và những lời dạy bảo của các giáo sư, tôi luôn kiên quyết tự nhủ lòng: “Con đường sau này dù có khó khăn đến đâu, tôi nhất định sẽ không trở thành kẻ tiêu nha bại chủng!” Nghĩ tới, nghĩ lui rồi thiếp đi trong bất giác.

(Còn tiếp)

Đại sư Tinh Vân (星云大师) – Thanh Như dịch(ĐSHĐ-100)
Diễn đọc: SC Quảng Hiếu


  1. Tiêu Nha Bại chủng (蕉芽敗種): làm việc phải có thủy có chung, đừng phế bỏ nửa đường.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC