Sự Tiến triển trong các Ni viện ở vùng Mon, Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Bài viết này nói về sự tiến triển của các Ni viện ở quận Tawang và Tây Kameng ở vùng Mon xa xôi của bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ1. Rất khó xác định chính xác ngày ra đời của các Ni viện ở vùng Mon, nhưng rất có thể chúng bắt đầu vào cuối thế kỷ XVII sau khi Tu viện Tawang được thành lập. Hầu hết các Ni viện hiện nay trong vùng, ban đầu chỉ được sử dụng cho các khóa an cư ngắn ngày. Chúng phát triển thành những Ni viện nhỏ khi số lượng nữ tu tăng lên ở những địa điểm này. Một số Ni viện được thành lập bởi các lama, rinpoche, và cá nhân các nữ tu.

Trong thời gian đầu, các Ni viện rất khó để tồn tại. Điều này chủ yếu là do thiếu kết nối với các cộng đồng địa phương và do vị trí xa xôi của nơi họ ở. Ở một vài Ni viện, có những nữ tu đi làm việc ở trong làng để kiếm tiền mua các nhu yếu phẩm. Hiện tại, hầu hết các Ni viện đều có trường học riêng. Giờ đây, các nữ tu trẻ có thể học cả nền giáo dục cơ bản hiện đại (phương Tây) và nền giáo dục truyền thống (Phật giáo).


Các Ni viện đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các truyền thống học tập Phật giáo lâu đời trong khu vực. Trong bài trình bày này, tôi sẽ thảo luận về nguồn gốc của các Ni viện, cách thức hoạt động và thay đổi của chúng theo thời gian và mối quan hệ của chúng với các cộng đồng địa phương. Lịch sử của các Ni viện cho thấy cách họ đối phó với tình huống bấp bênh của mình và không ngừng nỗ lực từ quá khứ cho đến hiện tại.

Nguồn gốc của các Nữ tu trong vùng

Về mặt lịch sử, sự ra đời của Phật giáo ở vùng Mon của bang Arunachal Pradesh có thể bắt nguồn từ cuối thế kỷ thứ VII CN2. Có hai câu chuyện được cho là chứa đựng những hạt giống đầu tiên của Phật giáo trong vùng. Những câu chuyện liên quan đến vua của Monpas, Kala Wangpo và hoàng hậu của ông Dakini Drawa Sangmo. Người ta tin rằng, hoàng hậu là người đầu tiên gieo hạt giống Phật pháp trong vùng, thông qua thần chú sáu âm của Avaloketeśvara (vị Bồ tát của lòng từ bi3). Sự ra đời của bà trong vùng được coi là để hướng dẫn nhà vua và thần dân đi đúng hướng. Một câu chuyện khác liên quan đến vua Songtsen Gampo (mất năm 649) của Tây Tạng, người đã xây dựng một vài ngôi chùa Phật giáo để trấn áp cái xấu. Ông cũng thiết lập Phật pháp trên khắp đế chế của mình. Trong số những ngôi chùa này, ba ngôi chùa được xây dựng ở vùng phía Đông Himalaya: chùa Kyichu Lhakhang, Jampa Lhakhang ở Bhutan, và chùa Sinmo Lhakhang ở Lekpo Tsozhi. Ngôi chùa thứ ba ở Tây Tạng (nay là Khu tự trị Tây Tạng), bên kia biên giới ở Thung lũng Pangchen Dingdruk của Tawang. Trong quá khứ, thuật ngữ “Mon” không chỉ được dùng để áp dụng cho vùng Mon hiện nay mà còn sử dụng để chỉ các vùng của khu vực Tsona của Tây Tạng và Bhutan.

Ngoài những câu chuyện kể trên đây, còn nhiều câu chuyện khác về các Đạo sư Phật giáo (Buddhist masters) đã viếng thăm vùng này và truyền bá Phật pháp: Guru Padmasambhava (thế kỷ thứ XIII), Pa Dampa Sangey, Kamapa Duesum Khenpa thứ nhất (11-10-1193), Drubchen Thangtong Gyalpo (1385-1464), Bodong Chokley Namgyal (1376-1451), Lama Tenpei Dronmei (1475-1542?), Terton Pema Lingpa (1450-1521), v.v… Họ đã làm việc này thông qua thiết lập các địa điểm an cư và tu viện trong vùng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào và cũng không có câu chuyện nào về nguồn gốc hay sự tồn tại của các nữ tu trong vùng cho đến thế kỷ XVII.

Mặc dù không có Ni viện nào, nhưng các nữ tu vẫn tồn tại trong khu vực. Tôi nói điều này bởi vì trong cuốn sách Tawang Gonpei Logyue Monyul Selwei Melong [The History of Tawang Monastery], Gyalsey Tulku đề cập rằng Merak Lama Lodoe Gyatso, người sáng lập Tu viện Gaden Namgyal Lhatse ở Tawang, đã tổ chức một cuộc gặp gỡ với nhà Sư và công chúng, bao gồm các nữ tu, để thảo luận về việc xây dựng tu viện (83). Điều này chỉ ra rằng, các nữ tu tồn tại nhưng không phải trong cấu trúc chính thức của các Ni viện. Người ta tin rằng, sau khi hoàn thành Tu viện Tawang, Merak Lama Lodoe Gyatso là người đã thành lập Ni viện Gyangkong Ani Gonpa hay Jangchub Choeling, tu viện cho nữ giới đầu tiên trong vùng.

Sự phát triển của các Ni viện trong vùng Mon

Không có tài liệu nào về các nữ tu và Ni viện ở Tawang, mặc dù nhiều Ni viện được thành lập, được biết đến như Ani Gonpa, được tìm thấy trong vùng. Tất cả các Ni viện đều theo truyền thống Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng. Không có bằng chứng nào chỉ ra sự tồn tại của các nữ tu và Ni viện thuộc về các tông phái khác của Phật giáo Tây Tạng.

Các thực hành tôn giáo chính của các nữ tu lớn tuổi (Sư bà) là trì tụng và trì chú, chuyển bánh xe cầu nguyện, đi vòng quanh và thực hiện các chuyến hành hương. Tuy nhiên, nhiều nữ tu trẻ đang theo học tại các trường công lập gần đó và các Ni viện Tây Tạng thành lập các lama hay nữ tu Tây Tạng lưu vong, nơi họ nhận được cơ hội học tập cả kiến thức tôn giáo lẫn thế học.

Ngoài các tịnh thất (hermitages), tôi đã đến thăm ba Ni viện chính ở vùng Mon: Gyangkong Ani Gonpa, Drakmar Dungchung Ani Gonpa, và Singsur Ani Gonpa. Tôi sẽ nói chi tiết hơn về từng Ni viện này bên dưới, bao gồm một số câu chuyện mạnh mẽ mà tôi đã học được về lịch sử và sự phát triển của họ.

Ni viện Gyangkong Ani Gonpa hay Jangchub Choeling được cho là Ni viện đầu tiên được thành lập trong vùng Tawang, vào cuối thế kỷ XVII, bởi Merak Lama Lodeo Gyatso. Ni viện này có vị trí trên đỉnh một ngọn đồi. Nó cách Tu viện Tawang khoảng 10km về phía Tây Bắc và được bao quanh bởi những cây luôn xanh ngắt tuyệt đẹp. Người ta nói rằng, Merak Lama đã thành lập Ni viện ngay ở nơi ông từng nhập thất (do retreat).


Theo hồi ký của các Sư bà (elder nuns), Merak Lama có một người chị tên là Ani Chokyi Zangmo. Cô ấy được tin là nữ tu đầu tiên trong (cộng đồng) Monpa. Merak Lama đã xây dựng một cái am nhỏ cho em gái của mình, hiện nay được gọi là Gyangong Nya hay thượng Gyangong. Nó nằm cách Ni viện hiện nay khoảng hai cây số và là một trong những nơi nhập thất lâu đời nhất của các nữ tu trong vùng. Dần dần, đã có sự gia tăng về số lượng nữ giới mong muốn sống đời sống xuất gia và thực hành Pháp dưới sự hướng dẫn của Ani Chokyi Zangmo. Do đó, am nhập thất của bà dần dần biến thành một Ni viện và được gọi là Ni viện Gyangong Ani Gonpa hay Ni viện Jangchub Choeling.

Một số người nói rằng, Merak Lama vĩ đại có lý do riêng cho việc thành lập Ni viện này sau khi hoàn thành Tu viện Tawang. Ông cảm thấy rằng, cần thiết phải có một cơ sở dành cho nữ giới thực hành Pháp (Dharma). Ông biết rằng, chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thiết lập giáo đoàn cho cả nam giới và nữ giới. Đức Phật nói rằng, nữ giới cũng có tiềm năng thành tựu Phật quả như nam giới. Do đó, Merak Lama vĩ đại đã quyết định xây dựng một Ni viện dựa trên những ý tưởng quan trọng này. Sau đó, ông giao Ni viện này cho chị gái của mình quản lý. Bà đã được cung cấp ngũ cốc từ Tu viện Tawang và đổi lại, các nữ tu đã thực hiện các công việc lặt vặt tại Tu viện Tawang trong các sự kiện tôn giáo. Ni viện này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tu viện Tawang. Hiện nay có 49 nữ tu cư trú tại đây.

Có một câu chuyện rất thú vị khác về Ani Choeskyi Zangmo, người sáng lập Ni viện. Bà đã dự đoán rằng, không bao giờ có nhiều hơn 50 hoặc ít hơn 40 nữ tu tại Ni viện. Theo đó, số lượng các nữ tu luôn dao động từ 45 đến 50 người. Thậm chí, ngày nay các nữ tu vẫn tiếp tục tin tưởng chắc chắn vào dự đoán của bà. Là nữ tu đầu tiên của Ni viện này và là em gái của bậc thầy nổi tiếng Mera Lama Lodoe Gyatso, bà được các nữ tu tôn kính và tưởng nhớ. Những người cư trú trong Ni viện có độ tuổi từ 8 đến 85, trong khi phần lớn ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Ni viện Drakmar Dungchung Ani Gonpa hay Thekchen Ling là Ni viện lâu đời thứ hai trong vùng. Nó nằm cách khoảng 8km về phía Bắc của thị trấn Tawang. Theo Gyaltsey Tulku: “Ni viện này được thành lập bởi một chư Tăng có tên là Kachen Yeshe Gelek vào năm 1826. Trong quá trình xây dựng Ni viện này, Gelong Lobsang Thabkey đã giúp xây dựng ngôi đền chính và những bức tượng linh thiêng bên trong.” (208) nhà sư này, Kachen Yeshi Gelek, qua đời trong vòng một năm và Gelong Lobsang Thabkey đã cử hành lễ tang của ông.
Theo hồi ký của các Sư bà (elder nuns), Ni viện của họ đã tồn tại từ trước thời Gyangkong Ani Gonpa. Lama KachenYeshi Gelek đến từ Tashi Lhunpo, một tu viện ở Tsang, Tây Tạng, và cư trú ở Drakmar Dung Chung (thượng Drakmar Dung Chung) để nhập thất. Sau một thời gian nhập thất dài, ông chuyển đến địa điểm của Ni viện hiện tại, nơi ông xây dựng một hội trường nhỏ vì vị trí khá hẻo lánh và có rất nhiều kẻ cướp quấy rầy ông. Ngoài những câu chuyện của các nữ tu lớn tuổi, không có tài liệu hoặc bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố này. Hiện nay, có hơn 40 nữ tu đang cư trú. Hầu hết các nữ tu ở trong độ tuổi từ 25 đến 40 và một số ít ở độ tuổi 60 và 70.


Singsur Ani Gonpa, còn được gọi là Ni viện Jangchub Choeling, cũng không có bất kỳ bằng chứng nào được ghi lại về việc thành lập. Tuy nhiên, có một số điều chỉ ra rằng, Tsona Gonpatse Rinpoche thứ 12 là người sáng lập ra nó. Ví dụ, một điện thờ mới của Tsona Gonpatse Rinpoche thứ 12, Thupten Jamphel, được xây dựng vào năm 1960. Theo hồi ký ở địa phương, có ba nữ tu khổ hạnh nổi tiếng4 – Ani Nyamgyal Wangmo, Ani Lobsang Bhuti và Ani Ngawang Pema – người đã nhập thất tại địa điểm hiện tại của Singsur Ani Gonpa. Ba nữ tu này được người dân địa phương gọi là “Ani Sum, ”có nghĩa là “ba nữ tu.” Dường như họ là lý do thành lập Ni viện này. Sự chân thành trong thực hành tâm linh của họ đã được chứng kiến bởi Tsona Gonpatse Rinpoche thứ 12 trong khi Ngài đang giảng giáo lý và quán đỉnh (initiations) tại địa điểm của Ni viện này theo yêu cầu của Làng Lhou. Ngài cảm động trước lối sống khắc khổ của ba nữ tu này. Do đó, Rinpoche quyết định hướng dẫn họ thực hành tâm linh và họ trở thành những đệ tử Ni đầu tiên trong vùng. Để truyền bá và bảo tồn các truyền thống lâu đời của Phật giáo, ông đã xây dựng một hội trường nhỏ để nhiều học viên có thể thực hành. Vì vậy, người ta tin rằng ông đã xây dựng một Ni viện chính thức cho các nữ tu đang an cư ở đó.

Singsur Ani Gonpa nằm phía trên làng Lhou, cách thị trấn chính khoảng 30km. Nó được bao quanh bởi những đồng cỏ và cây cối xinh đẹp. Nó nằm gần địa điểm hành hương của Guru Padmasambhava và Pha Dampa Sangey. Năm 1995, khi tòa nhà trở nên không đủ để đáp ứng số lượng nữ tu ngày càng tăng. Tái sinh của Tsona Gonpatse Rinpoche thứ 12, Tenzin Jamphel Wangchuk, đã xây dựng một hội trường lớn hơn gần tòa nhà cũ. Hiện nay, có hơn 50 nữ tu cư ngụ trong 20 ngôi nhà (tịnh xá).

Mỗi Ni viện trong số 3 Ni viện này có hơn 20 tịnh xá nhỏ hoặc nhà ở (gọi là shak trong tiếng địa phương), có từ 3 đến 4 phòng, dùng làm nơi ở cho các nữ tu. Mỗi nữ tu thường trú đều có một vị thầy và các nữ tu tập sự hoặc các đệ tử. Khi một nữ tu tập sự hoàn thành khóa đào tạo của mình, cô có thể chuyển đến một tịnh xá hoặc ngôi nhà khác để sống và chăm sóc các nữ tu và đệ tử mới. Mỗi phòng của nữ tu đều có một bàn thờ riêng, nơi nữ tu lưu giữ các đồ vật nghi lễ như hình ảnh của chư Phật, Bồ tát (bodhisattvas), dakinis và những vị thầy quan trọng của họ. Tại những bàn thờ này, họ dâng bát nước, hoa, đèn bơ và thành tâm thờ phụng.

Ngang Gongma Ani Gonpa là Ni viện nhỏ nhất ở Tawang, có 10 đến 15 nữ tu. Nó nằm ở một khu vực biệt lập cách thị trấn Tawang 35km. Không giống như các Ni viện khác, các nữ tu ở đây chủ yếu tu tập theo phương pháp nhập thất. Thiền định và tụng kinh là hai thực hành tôn giáo quan trọng hàng ngày của họ. Cuộc sống của họ đơn giản hơn nhiều so với cuộc sống của các nữ tu ở các Ni viện khác. Nhiệm vụ quan trọng duy nhất trong trung tâm nhập thất của họ là duy trì điện thờ linh thiêng, điều mà họ làm thường xuyên. Đa số các nữ tu ở đây đều từ 60 đến 80 tuổi, một số từ 30 đến 35 tuổi.

Ngang Gongma Ani Gonpa cũng không có ghi chép nào giúp xác định thời điểm thành lập của nó. Tuy nhiên, có một câu chuyện về ba nhà sư (tiếng Tây Tạng, gelong; tiếng Sanskrit bhikkhu) có tên là Gelong Lekey Phuntso, Gelong Rinchin Tsering, và Gelong Lobsang Gonpa, những người đã thiền định tại địa điểm này trong một thời gian dài. Một số thân nhân nữ của họ đã mang thức ăn và nhu yếu phẩm đến cho họ và được ba hành giả này dạy Pháp và thiền định. Về sau, những thân nhân nữ này đều nằm trong số những đệ tử đầu tiên của ba vị đại sư. Do đó, dần dần bắt đầu quá trình thiết lập một Ni viện khác. Điện thờ hay chánh điện hiện tại được xây dựng mới vào năm 1998 với sự giúp đỡ của dân làng địa phương. Ni viện có bốn ngôi nhà (tịnh xá). Mỗi tịnh xá có hai phòng, một phòng có bàn thờ và một phòng vừa là bếp vừa là phòng ngủ.

Ngoài những Ni viện này, còn có hai tịnh thất trong vùng nơi các nữ tu lưu trú: Sharmang Gonpa và Brakarpo. Cả hai đều nằm ở những khu vực rất hẻo lánh với rừng rậm bao quanh khiến chúng trở thành những nơi thích hợp để thực hành tâm linh. Tại Tịnh xá Sharmang, có năm nữ tu sống trong những túp lều nhỏ làm bằng tre. Hiện tại, chỉ có một nữ tu lớn tuổi cư trú tại địa điểm Tịnh thất Brakarpo. Không có tài liệu bằng văn bản nào có thể giúp chúng ta biết chính xác lịch sử của những địa điểm linh thiêng này.


Kết luận

Câu chuyện trên phác thảo nguồn gốc lịch sử và sự phát triển của các nữ tu và Ni viện vùng Mon của bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Tất cả các Ni viện thời kỳ đầu đều thuộc trường phái Gelugpa của Tây Tạng và không có bằng chứng nào về các Ni viện thuộc các trường phái khác của Phật giáo Tây Tạng trong vùng. Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều hành giả nữ đến các Ni viện thuộc các trường phái khác nhau được thành lập bởi các nhà sư Tây Tạng, những người đến Ấn Độ sau khi bị trục xuất khỏi các Tu viện của họ ở Tây Tạng.
Tất cả các Ni viện được thảo luận ở đây, trong nhiều trường hợp, cả trong quá khứ và hiện tại, đều rơi vào tình trạng bấp bênh. Sự dũng cảm và kiên cường của các nữ tu đã giúp họ kiên trì vượt qua những thử thách này. Kết quả là, những Ni viện này, thậm chí còn trở nên có giá trị hơn như những địa điểm tâm linh bảo tồn di sản văn hóa độc đáo của họ.

Tenzin Yangchen
Việt dịch: NS. Như Nguyệt


  1. Về lịch sử của Arunachal Pradesh, xem L. N. Chakravarty, Glimpses of the Early History of Arunachal Pradesh (Shillong, Arunachal Pradesh: DIPR, 1973); và D. S. Grewal, Tribes of Arunachal Pradesh: Identity, Culture and Languages (Delhi: South Asia Publications, 1997).
  2. Về lịch sử tôn giáo của vùng, xem Ashok Biswal, Mystic Monpas of Tawang Himalayas (New Delhi: Indus Publishing Company, 2006); Kazuhara Mizuno and Lobsang Tenpa, Himalayas Nature and Tibetan Buddhist Culture in Arunachal Pradesh, India: A Study of Monpa (Tokyo, Heidelberg: Springer, 2015); và B. Tripathy và S. Dutta, Religious History of Arunachal Pradesh (Bikaner, India: Madhu Publications, 2012).
  3. Avalokiteśvara là vị Bồ tát (bodhisattva) đại diện cho lòng từ bi và câu thần chú của vị Bồ tát tượng trưng cho phẩm chất đó. Avalokiteshvara có nghĩa là “Đấng nhìn xuống” (với lòng từ bi) (The Lord Who Looks Down in compassion). Thần chú sáu âm là Oṃ mani padme hūṃ.
  4. Một tu sĩ khổ hạnh là một người thực hành kỷ luật tự giác và tiết chế ở một số hình thức hoặc mức độ, gắn liền với nhiều truyền thống tôn giáo và tâm linh.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC