Tại sao chúng ta học theo Phật ?

Một trong các nguyên nhân gây đau khổ cho ta và chính ta khiến người khác phải khổ đau là do tự ti về bản thân, tính đố kị, ganh ghét, nóng giận… mà cuộc sống trở nên ngột ngạt. Ta tự tạo “địa ngục” cho chính ta và cho người khác, đôi khi lại không biết. Do đâu có những đau khổ đó? Tất cả những khổ đau đó được sinh ra từ “Tham, Sân, Si và Chấp ngã”. Đây cũng là một trong những tác nhân khiến con người mãi lặn ngụp, chìm đắm trong vòng luẩn quẩn của Luân hồi-Nghiệp báo. Nhờ chứng Tuệ giác, Phật giúp ta “thấy” và “hiểu” rõ nguyên nhân của khổ đau là do con người bị “mây vô minh” che khuất. Muốn thoát khỏi khổ đau, cũng như không gây khổ đau cho người thì cần học theo Phật, cần nhớ và thực hành lời dạy của Người, đó là Tự giác và Giác tha. Tự giác là khai mở trí tuệ cho mình, làm cho mình. Giác tha là dùng trí tuệ của mình đánh thức, cảnh tỉnh người khác. Giác tha tức là giúp người.

Vậy muốn giúp người bắt buộc ta phải có Tâm từ. Thế nào là Tâm từ? Nói nôm na, Tâm từ là tình yêu thương vô điều kiện đối với tất cả chúng sinh, không phân biệt. Như vậy, Tâm từ thoát khỏi sự ràng buộc của mọi tình cảm thương ghét, giận hờn, ganh tỵ, đố kị, kiêu mạn… Tóm lại, Tâm từ là phá vỡ mọi kiến chấp. Đức Phật dạy :

“Ở ngay giữa đám nhân sinh
Dù là hờn oán, ta không oán hờn.
Sống không thù hận với người
Thật là sung sướng, cuộc đời thảnh thơi.”
                                                               (Kinh Pháp Cú)

Khi thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, Tâm từ sẽ biểu hiện qua ba phương diện:

1) Hành động thân thiện với mọi người, với muôn loài.

Khi đi, đứng, nằm, ngồi… có ý thức giữ Chánh niệm, tránh không gây đau khổ đến chúng sinh. Truyện kể rằng, vào thời Đức Phật, Lục quần Tỳ-kheo tu bổ nhà giảng, đào đất làm chết côn trùng, cư sĩ chê trách. Phật bèn chế Giới “Đào cuốc đất đai”. Theo Phật, tất cả cây cối đều có quỷ thần và các sinh vật khác sống trụ sinh. Nếu chặt phá cây, các loài ấy không có nơi nương tựa. Đây cũng là lý do Phật chế Giới “Hoại quỷ thần thôn”. Hoặc tích truyện Xiển Đà Tỳ-kheo làm nhà ở, lấy nước hòa với bùn trét vách (trong nước có côn trùng). Cư sĩ chê trách. Phật chế Giới. (Trích Sự tích Giới luật – TN.Trí Hải). Đến đây, ta có thể hiểu vì sao Phật cấm chúng Tăng làm ruộng rẫy. Bởi có làm ắt sẽ động và tổn thương đến những chúng sinh nhỏ bé. Phật chế Giới không sát sinh là do xuất phát từ Tâm yêu thương.

2) Qua lời nói.

Khi giao tiếp, luôn duy trì Chánh niệm. Khi ý thức được lời nói, sẽ không nói năng tùy tiện, không “thêm” hoặc “bớt” nội dung. Cũng như không nói mỉa mai, không bình phẩm chê bai hay vội vàng phán xét. Truyện kể rằng, một lần đức Khổng Tử đang nằm đọc sách, bất ngờ đưa mắt nhìn xuống bếp, thấy Nhan Hồi đang xới cơm cho vào tay, nắn lại từng nắm nhỏ rồi bỏ vào miệng. Ông ngao ngán thở dài “Học trò thân tín của ta mà ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt đến thế ư?” Đến bữa ăn, ông nói:

– Các con, chúng ta đi từ Lỗ sang Tề, đường xa vạn dặm. Thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, đau khổ, các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, một dạ theo thầy và biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Hôm nay, thầy trò ta may mắn có được bữa cơm, thầy chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ ơn cha mẹ, thầy muốn xới bát cơm để cúng. Các con thấy có nên chăng ?

Mọi người chắp tay thưa :
– Dạ thưa thầy nên ạ!
Chỉ duy Nhan Hồi im lặng. Khổng Tử lại nói :
– Nhưng không biết nồi cơm này có sạch không ?
Tất cả học trò không hiểu ý thầy. Họ ngơ ngác đưa mắt nhìn nhau. Lúc này, Nhan Hồi chắp tay thưa :
– Thưa thầy, nồi cơm này không sạch. Vì khi con mở vung xem cơm chín đều chưa. Chẳng may có cơn gió thổi qua, bồ hóng rơi xuống, con đã nhanh tay đậy lại nhưng không kịp. Con xới cơm ấy ra định bỏ. Song chợt nhớ anh em đông, bỏ đi, mỗi người phải ăn ít lại. Vì thế, con đã mạn phép thầy và các anh em, ăn trước phần cơm ấy. Còn cơm sạch để dâng thầy và anh em. Như vậy, hôm nay con đã ăn cơm rồi, bây giờ con xin phép chỉ ăn phần rau thôi. Thưa thầy, cơm con đã ăn trước thì không nên dâng cúng ạ.

Nhan Hồi vừa dứt lời, Khổng Tử ngửa mặt lên trời nói :

– Chao ôi! Trên đời này, có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu đúng bản chất của sự việc. Suýt chút nữa Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ mất rồi.
Như vậy, dẫu “tận mắt chứng kiến”, nhưng chưa hẳn hiểu rõ, hiểu đúng nội dung sự việc đã vội vàng̃ phán xét. Lời nhận xét ấy chẳng khác nào “lưỡi dao” oan nghiệt tạo ra hận thù, khoảng cách giữa người với người. Nguy hiểm hơn, những lời ta nói ngỡ như “vô thưởng, vô phạt” đôi khi để lại hậu quả khôn lường. Có câu chuyện, kể về nhóm thợ săn, run rủi thế nào mà một người bạn trong số họ bị trượt chân xuống hố sâu. Dưới hang, những tia nắng của buổi sáng bình minh chưa đủ để mọi người trông thấy anh. Sau một lúc tuyệt vọng, anh ta cố thu hết tàn lực và tìm cách leo lên. May thay, ở vách hang có loại cỏ chỉ, anh ta ngậm cỏ vào miệng, tì tay vào thành hang và bò lên một cách khó khăn.


Tính mạng anh giờ như chỉ mành treo chuông, nhưng nghĩ đến gia đình, anh thợ săn có thêm nghị lực và tình yêu cuộc sống trỗi dậy mạnh mẽ. Anh cố gắng trườn lên một cách chậm chạp. Lúc này, nắng đã lên cao và nhóm thợ săn cũng vừa phát hiện lạc một người bạn, họ chia nhau đi tìm. Cuối cùng, họ cũng trông thấy anh. Thế nhưng, chẳng có cách nào để giúp anh, họ chỉ biết nói lời động viên và anh thợ săn kia như được tiếp thêm sức mạnh. Chẳng biết vô tình hay hữu ý, một người trong số họ lên tiếng:

-Trời ơi! Bò kiểu này, tôi e anh ta không lên được.
Người nọ tiếp:
– Xem ra chẳng có gì hi vọng. Tay chân anh ta đã bị gãy.
Mãi lo bàn tán, họ quên nói lời động viên mà lại cám cảnh về gia đình người thợ săn. Người khác nói:
– Ngậm mấy cọng cỏ yếu ớt đó đâu có gì đảm bảo.
Dưới hang, anh thợ săn cố bỏ ngoài tai những lời nói của nhóm bạn. Song, họ vẫn còn muốn nói:
– Thật tiếc! Tôi dám chắc mười mươi, anh ta chỉ có nước chết, không sống nổi… Nếu nhỡ anh ta chết, gia tài kia mong gì được hưởng…
– Còn bỏ lại vợ con nữa chứ. Người khác tiếp lời.

Lúc này, anh thợ săn không còn giữ được bình tĩnh nữa, anh ta quát lên: – Các người im cho tôi nhờ…

Chưa dứt lời, anh thợ săn đã rơi xuống vực thẳm. Có thể, những người bạn của anh ta không có chủ ý (ác ý), nhưng do họ không suy nghĩ cặn kẽ, thiệt hơn, buột miệng nói bâng quơ. Vô tình, họ đã giáng cho anh một đòn chí tử. Qua câu chuyện ta thấy “Giữ lời như giữ mạng”. Anh thợ săn vì “cả giận mất khôn”, nóng giận đáp trả thành ra thiệt thân. Lời nói ra có thể cứu người, giúp người, nhưng nó cũng có thể giết người. Do đó, ở trường hợp này, Chánh niệm sẽ quyết định Chánh ngữ: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Tức nói với lòng lân mẫn, tâm từ bi. Đó là khi Phật ở Xá Vệ, nhóm sáu Tỳ-kheo có tật “thích nghe lén” và “kể lại” cho người khác nghe. Do vậy, đời sống Tăng đoàn không còn thanh tịnh. Phật bèn chế giới “Lưỡng thiệt”. Nhân tiện, Phật kể cho chúng Tăng câu chuyện Sư tử và Cọp do “hảo ngọt” mà trúng kế ly gián vì thói bẻo mép của Chồn làm mất tình huynh đệ. Cũng may, Sư tử và Cọp chịu “hỏi thẳng, nói thật” và “biết lắng nghe” nên hiểu rõ cớ sự.

(Trích Sự tích Giới luật – TN Trí Hải).

Như vậy, khi giao tiếp, ta không giữ Chánh niệm và cẩn ngôn sẽ gây ra đau khổ cho người, khiến gia đình ly tán, anh em bất hòa, Tăng đoàn tan rã… là do “Lưỡi mềm, độc, quá nọc con ong”.

3) Tâm từ đi đôi với Chánh niệm sẽ là Thiện tâm mong cầu cho tất cả chúng sinh đều được lợi ích và an lạc.

Xưa, có vị Tỳ-kheo vào làng khất thực. Ông được gia chủ thỉnh vào phòng riêng thọ thực. Thí chủ có chiếc nhẫn, đánh rơi lúc nào không biết. Lúc ấy, con ngỗng thấy lạ, bèn nuốt vào bụng. Mãi một lúc sau, ông phát hiện mất chiếc nhẫn, tìm không thấy, sực nhớ lúc nảy có lên phòng hầu chuyện với vị Tỳ-kheo. Ông hỏi, nhưng vị Tỳ-kheo không nói gì. Gia chủ sinh tâm ngờ vực, hỏi mãi mà vị Tăng vẫn im lặng. Tiếc của, tức giận, ông vừa mắng nhiếc vừa vung tay đánh, vị Tăng vẫn an nhiên, tự tại. Bấy giờ, có người gia nhân thưa:

– Không biết vì sao con ngỗng tự nhiên ngã lăn ra chết.
Nghe xong, vị Tỳ-kheo thong thả nói :
– Vừa rồi, tôi trông thấy con ngỗng nuốt chiếc nhẫn.
Gia chủ sai người mổ bụng ngỗng. Quả nhiên tìm thấy chiếc nhẫn. Ông ta nói, vẻ hối hận lẫn trách hờn :
– Bạch thầy, sao lúc nãy thầy không nói cho con biết thì con đâu dám xúc phạm thân thể và phẩm hạnh thầy.
Vị Tỳ-kheo ôn tồn :
– Thí chủ nói đúng. Tôi không buồn giận, nhưng tôi không thể nói. Vì nếu tôi nói, con ngỗng sẽ bị giết chết.

Theo Hòa thượng Trung Phong “Làm việc gì có lợi cho người khác là thiện. Làm việc gì có lợi cho mình là ác.” Như vậy, mọi lúc, mọi nơi, ta cần quán sát Chánh niệm để thực hành Tâm từ. Khi đó, Thân – Khẩu – Ý không có “điều kiện” để tạo Nghiệp. Tóm lại, khi Tâm từ hiện hữu thì Tham, Sân và Chấp ngã không còn. Do đó, nếu chúng ta học theo Phật, trước hết phải dẹp bỏ Tâm tự tư tự lợi cho riêng mình. Ngược lại, phải phát khởi tâm làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi loài. Khi thực hành Tâm từ, ta sẽ thấy công năng mầu nhiệm. Đó là Tâm từ có khả năng hóa giải mọi oan trái, hận thù, khiến thân tâm ta được thanh tịnh và an lạc.

“Thường dùng đức Từ, Bi
Hỷ, Xả và biết đủ.
Thanh tịnh như Phật dạy
Sẽ vượt qua sinh tử”.
                                      (Kinh Pháp Cú)

Tâm Từ là yêu thương tất cả mọi chúng sinh.

Tâm Bi là đồng cảm, chia sẻ và thương xót trước những khổ đau của người khác.

Tâm Hỷ là vui với niềm vui của người khác.

Tâm Xả là tâm không vọng động trước những biến cố của cuộc đời.“Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”. Ta thường thấy hình ảnh Đức Phật Di Lặc với ngoại hình “quá khổ” cùng nụ cười rạng rỡ. “Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ. Lòng từ thường xả, xả những điều khôn xả của thế gian”.

Tóm lại, khi Tâm từ hiện hữu, Tham, Sân và Chấp ngã không còn. Muốn thực hành theo lời dạy của Phật, ta cần “nhìn kĩ” sáu căn có dính mắc sáu trần không? Vì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là gốc khiến ta trầm luân, đắm chìm trong vòng sinh tử. Nhưng cũng chính sáu căn đó, nếu ta biết “nắm bắt” và “vận dụng” đúng, lại là nấc thang đưa ta đến Niết-bàn. Do đó, đọc kinh là “ghi nhớ” và “ứng dụng” vào cuộc sống. Kinh Bát Nhã nói: “Quán Tự Tại Bồ tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời chiếu, kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệt phục như thị…”

Chiếu kiến tức soi sáng. Như vậy, Bồ-tát dùng trí tuệ Bát-nhã quán chiếu thấy các pháp, muôn vật và soi rọi lại bản thân thấy đó là do duyên hợp, hư giả, không có thực, không cố định nên Ngài không “chấp” và vượt qua hết khổ nạn. Đức Thế Tôn không hề ban phước hay giáng họa cho ta, cũng như không “độ” cho ta hết khổ. Nỗi khổ đau không ai cứu được ta, ngoài bản thân. Muốn “thoát khổ”, ta cần dùng trí tuệ Bát Nhã nên không chấp và cũng chẳng si mê nên hết khổ.


Học Phật, cần có tâm giác ngộ. Tâm giác ngộ là tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh, vọng niệm dứt Thân – Khẩu – Ý không được “gieo trồng”, không được “chăm sóc” và “tưới tẩm”, ngày qua ngày sẽ không có đất để sinh sôi, nảy nở và không tồn tại trong tâm hồn ta. Đây chính là lúc thoát khỏi tam giới không còn dính mắc vào sáu nẻo Luân hồi – Nghiệp báo. Tóm lại, muốn thoát khổ, dứt bỏ, đoạn tuyệt vòng xoay Sinh tử – nghiệp chướng, cần dùng trí tuệ Bát-nhã và thực hành Tâm từ.

Thích Nữ Mẫn Liên

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC