Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Triều đại nhà Trần nét vàng son trong lịch sử hào hùng của dân tộc, là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo Việt Nam, một sự kết tinh của Phật giáo trong lòng dân tộc.

Người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử được Sơ Tổ Trúc Lâm thành lập vào năm 1299, Ngài đã hợp nhất ba dòng Thiền: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, đó chính là Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về tiểu sử của Sơ Tổ Trúc Lâm tức là vua Trần Nhân Tông.
Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sanh ngày 11/11/1258 tịch ngày 1/11/1308, trụ thế 51 tuổi. Ngài là con trưởng của vua Trần Thánh Tông và Nguyên Thánh Hoàng Thái Hậu.

Năm 1279 được Trần Thánh Tông truyền ngôi vua.

Trần Nhân Tông ngộ đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ qua lời khai thị “Phản quan tự kỷ bổn phận sự bất tùng tha đắc”.

Trong thời gian làm vua, Ngài cùng với tướng sĩ và nhân dân hai lần chiến thắng giặc Nguyên xâm lược năm 1285 và năm 1288.

Năm 1293 Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên ngôi Thái Thượng Hoàng.
Năm 1299 Ngài xuất gia, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà.
Năm 1304 Sơ Tổ Trúc Lâm bắt đầu đi giảng đạo, giáo hóa ở khắp nơi.
Năm 1308 Sơ Tổ Trúc Lâm thị tịch, trụ thế 51 tuổi.

Yếu chỉ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Yếu chỉ thứ nhất: Bụt (Phật) ở ngay nơi tâm của mỗi người.

“Bụt ở cong nhà
Chẳng phải tìm xa
Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt
Đến cốc hay chỉn Bụt là ta”.
                              (Cư Trần Lạc Đạo Phú- Hội thứ 5).

Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử nêu rõ cốt yếu Bụt (Phật) ở tại tâm, không cần phải tìm kiếm nhọc nhằn ở đâu xa. Không cần phải lên núi Linh Thứu hay Ngũ Đài Sơn để tìm Bụt, mà Bụt ở ngay nơi chính bản tâm thanh tịnh vốn sẵn có nơi mỗi người. Chỉ cần chúng ta đừng quên mất “Bản”. “Bản” ở đây chính là tánh giác của mỗi người. Vì quên tánh giác nên chúng ta mới hướng ngoại tìm cầu Bụt. Đến khi giác trở lại thì mới rõ biết Bụt chính là tâm, tức ngay nơi tâm này là Bụt.

Yếu chỉ thứ hai: tinh thần nhập thế, cư trần lạc đạo. Muốn vào đời, ở nơi trần thế mà vẫn vui với đạo thì cần phải tùy duyên, nghĩa là thuận theo mọi nhân duyên, mọi hoàn cảnh, chúng ta vẫn an ổn tu hành.

Chỉ có tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời mới giáo hóa được nhân dân. Phật giáo đời Trần gắn liền với sự thăng-trầm của đất nước, đã cùng với dân tộc Việt Nam trải qua ba cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên. Khi đất nước lâm vào hiểm nguy, các vị vua đời Trần đồng lòng đoàn kết với binh sĩ và nhân dân chiến đấu chống giặc Nguyên. Khi đất nước được bình yên, các Ngài nhường ngôi cho con, chuyên tâm tu hành, thấu suốt bản tâm, làm lợi lạc tha nhân.

Yếu chỉ thứ ba: Thiền giáo đồng hành.

Ngữ lục Thiền tông và Kinh điển đều được giảng dạy song song trong Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Yếu chỉ thứ tư: tinh thần Phản quan tự kỷ.

“Phản Quan Tự Kỷ Bổn Phận Sự Bất Tùng Tha Đắc”, đây được xem là yếu chỉ của tất cả Thiền Sinh Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Luôn luôn nhìn lại tâm mình, hễ có vọng tưởng dấy lên liền đưa vào đất vô sanh, chớ để vọng tưởng sanh thêm dây mơ rễ má, ứng dụng tu tập như vậy tâm dần dần được an định, sự tỉnh giác luôn được chiếu soi mọi lúc, mọi nơi.

Sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm

Nhà Trần là triều đại Phật giáo phát triển hưng thịnh. Từ Tăng, Ni, vua, quan, tri thức và nhân dân đều mộ đạo, tu đạo và ngộ đạo.

Sơ Tổ Trúc Lâm đã lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng, dạy dân chúng tu hành thập thiện…

Nhị Tổ Pháp Loa là người định chức Tăng đồ, chư Tăng từ thời của Ngài mới có sổ bộ, Ngài độ Tăng và Ni hơn 15.000 vị, đệ tử đắc pháp hơn 3.000 vị, thành pháp sư có 6 vị, in được một bộ Đại Tạng Kinh…

Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang: Ngài là người đa văn, bác học, tinh thâm đạo lý nên học đồ bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người.

Ngoài ra, còn có vua, thái hậu, công chúa, vương công đều thọ giới Bồ-tát và cúng đất, vàng, tiền để xây chùa, đúc tượng Phật, in Kinh.

Quả thật đây là thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo.
Sự tiếp nối kế thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Theo Từ Điển Thuật Ngữ Thiền tông của Hòa thượng Thích Thông Thiền, hệ thống truyền thừa của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử gồm có:

Hiện Quang, Đạo Viên, Đại Đăng Quốc sư, Huệ Tuệ, Sơ tổ Trúc Lâm, Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang, An Tâm Quốc Sư, Phù Vân Quốc sư, Vô Trước Quốc sư, Quốc Nhất Quốc sư, Viên Minh Tổ sư, Đạo Huệ Tổ sư, Viên Ngộ Tổ sư, Tổng Trì Tổ sư, Khuê Thám Quốc Sư, Sơn Đằng Quốc sư, Hương Sơn Đại sư, Trí Dung Quốc sư, Tuệ Quang Tổ sư, Chân Trú Tổ sư, Vô Phiền Đại sư.

Điểm nổi bậc của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Sơ Tổ Trúc Lâm là người Việt Nam khai sáng ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, đây là điểm nổi bật nhất và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Việc này khẳng định rằng người Việt Nam tu hành cũng ngộ đạo và thành lập thiền phái mang đậm bản sắc dân tộc Việt, cho nên, chúng ta không được tự ti mặc cảm, bởi lẽ cha ông của chúng ta là Tổ của một dòng phái Thiền tông.

Dù là tu sĩ hay cư sĩ vẫn có thể tu và ngộ đạo.
Không bị ảnh hưởng bởi văn hóa của các nước khác.
Giữ gìn được bản sắc, văn hóa của dân tộc.
Được dùng tiếng mẹ đẻ khi tham vấn, học tập Kinh điển với các vị Tổ sư.

Lưu truyền cho thế hệ sau một dòng Thiền nước Việt.
Sự dung nhiếp hài hòa “Tam giáo” của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử dung nhiếp, hòa hợp cả Tam giáo, Nho giáo – Lão giáo – Phật giáo được gọi là Tam giáo đồng Nguyên. Dù là Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo đều dung thông, không công kích, chỉ trích một Tôn giáo nào. Mỗi Tôn giáo đều có cách ứng dụng và lợi lạc khác nhau. Trên tinh thần tùy duyên các vị Tổ sư đời Trần đều giữ nguyên vị trí của các Tôn giáo, tất cả chỉ mong cho đất nước thái bình, nhân dân sống an lạc, các Tôn giáo được hưng thịnh nơi đời.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Tịnh độ tại nhân gian

Người tu Phật thường mong cầu sẽ được về cõi Cực lạc, Tịnh Độ. Thế nên, Sơ tổ Trúc Lâm đã dạy rằng:

Tam quan Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân.

“Tịnh độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương” (Cư Trần Lạc Đạo Phú – Hội Thứ 2).

Vậy thì khi lòng trong sạch, nghĩa là không vướng mắc vào hai bên nhơ – sạch, phải – quấy, tốt – xấu, hơn – thua, thiện – ác… thì đó chính là Tịnh Độ. Tịnh Độ tại nhân gian, khi gặp tất cả mọi người miệng luôn chúm chím mỉm cười, tay chắp hình hoa sen, ” sen búp xin tặng người một vị Phật tương lai” thì đây chính là Tịnh Độ, còn tìm đâu xa xôi nữa. Khi tâm thanh tịnh thì thấy cảnh vật và con người đều thanh tịnh.

ượng Phật Thích-ca Mâu-ni trong chính điện Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân (Uông Bí, Quảng Ninh).

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Việc vua Trần Nhân Tông xuất gia và thành lập Thiền Phái Trúc Lâm Yên tử đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Phật giáo nước nhà.

Bởi lẽ khi xưa ở Ấn Độ có Thái tử Tất-đạt-đa thấu suốt lẽ sanh-già-bệnh-tử nên đã xuất gia và thành Phật. Hay như Tổ Bồ-đề-đạt-ma vốn là Thái tử vua nước Hương Chí… thì ở Việt Nam có vua Trần Nhân Tông xuất gia và thành Tổ sư của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Còn Tam tổ Huyền Quang cũng vốn là Trạng Nguyên của nước Việt cũng xuất gia tu đạo. Nếu như ở Trung Hoa có cư sĩ Bàng Uẩn ngộ đạo thì ở Việt Nam có Tuệ Trung Thượng Sĩ, lại có vua Trần Thái Tông một vị vua nhân từ, hiền đức ngộ đạo, tu thiền. Thế nên, Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và là tiếng nói chung của mỗi thiền sinh trong Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Người khôi phục làm sống dậy Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Hòa thượng Trúc Lâm Thượng Thanh Hạ Từ một vị Thiền sư Đương đại của Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI đã dành cả một cuộc đời để khôi phục và làm sống dậy Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi theo Hòa thượng: “Chủ trương khôi phục Thiền tông đời Trần là cốt nâng cao giá trị người tu Phật hiện nay, dẹp tan những điều hiểu lầm đánh giá đạo Phật quá thấp. Đồng thời vạch ra những giá trị cố hữu của đạo Phật, khiến mọi người hiểu rõ, nếu cần đem ứng dụng vào cuộc sống thì thật sự được an vui, hạnh phúc. Cảnh giác những hiện tượng sai lầm đưa đạo Phật vào chỗ huyền bí vô nghĩa, khiến chánh pháp phải lu mờ, trả Phật giáo trở về với giá trị bản hữu của nó. Việc làm của chúng tôi mang tính cách khơi sáng ngọn đèn Phật giáo Việt Nam để những người có trách nhiệm trong Phật giáo thấy rõ lối đi cho nhịp nhàng với hoàn cảnh hiện tại của đất nước. Chúng tôi không ước mong gì khác hơn là đóng góp một hòn gạch, một viên đá để xây dựng lại ngôi nhà Phật giáo Việt Nam” (Trích trong Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu Của Tôi- Hòa thượng Thượng Thanh Hạ Từ).

Ứng dụng tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong các Thiền viện thời hiện đại

Tháp Tịch Quang thờ Thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726) được dựng ở chùa Lân vào đời Hậu Lê.

Với tinh thần Trúc Lâm Đại Đầu Đà các Thiền Sinh tại Thiền Viện phải đủ ba đức tính: kiên quyết, dứt khoát và đạm bạc.

Thiền sinh phải sống theo Lục Hòa và giữ mười giới làm căn bản.

Nhờ có những lời giáo huấn, răn dạy của các Tổ Sư cho nên, chúng con ngày nay được an ổn tu tập, không buông lung phóng túng theo tập khí thế gian. Được khép mình trong tinh thần Trúc Lâm, giữ mình trong oai nghi giới luật nhà Phật, đó chính là thềm bậc giúp chúng con tiến tu trên đường đạo.

Tinh thần giữ giới của Thiền phái Trúc Lâm

Người tu Phật đều lấy giới luật làm nền tảng, là nấc thang để tiến đạo. Người xuất gia phải giữ 10, 250, 348 giới.

Và đặc biệt Thiền sư Pháp Loa đã dạy tất cả các Thiền sinh về tinh thần giữ “giới thượng thừa” như sau:

“Trong 24 giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không dấy động. Tâm không dấy động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cảnh khởi phân biệt, thức không vì pháp trần mà dính mắc. Ra vào không giao thiệp gọi là ngăn dừng mà chẳng phải ngăn dừng. Nên biết tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Đây gọi là giới Đại thừa, gọi là giới vô thượng, cũng gọi là Giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới này dù Tiểu tăng cho đến Đại tăng đều phải giữ gìn.”

Tất cả mỗi hành giả cần phải chăn giữ tâm, ý của mình, chớ để tâm viên ý mã chạy nhảy lung tung rồi tạo nghiệp. Người giữ giới thanh tịnh cần phải bên ngoài thì không duyên theo, bám chấp vào lục trần, bên trong tâm chớ chạy theo vọng tưởng lăng xăng, được như thế thì viên mãn giới thể thanh tịnh.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mạch nguồn Phật Tâm Tông luôn chảy dài trong lòng dân tộc Việt Nam. Thịnh-suy là lẽ vô thường ở thế gian, nhưng tinh thần Trúc Lâm Yên Tử mãi luôn thường hằng, bất biến. Chư Phật, chư Tổ vì lòng từ bi đã chỉ dạy chỗ cốt yếu của đạo, mỗi hành giả cần phải nắm vững cương lĩnh và quyết tâm tu hành để làm sống dậy và tiếp nối sự nghiệp của cha ông, đây chính là cách báo đáp công ơn Phật – Tổ thiết thực nhất.

Hải Trung (ĐSHĐ-117)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC