Vịnh Vân Yên Tự Phú nếp sống Thiền tông đời Trần

Ý miêu tả vùng đất Hoa Yên, là đất gieo trồng cội phước và nhiều vô số kể. Hai câu này đối nhau (giữa đất và trời). Các cõi trời rất lạ và nhiều, nhưng cũng không bằng nơi vùng đất Hoa Yên này.

體低:
坦似黃連,
景平玉篤.
𩄲𠄼式𩂏撫殿堯,
𡶀𠦳層𢩊孤塘蜀.

Thấy đây:
Đất tựa vàng liền;
Cảnh bằng ngọc đúc.
Mây năm thức che phủ đền Nghiêu;
Núi nghìn tầng quanh co đường Thục.

Thấy nơi đây, đất giống như vàng, cảnh như ngọc, mây năm màu che phủ đền Nghiêu. Núi nghìn tầng quanh co như đường vào nước Thục. Chúng ta thấy do Hoa Yên ở địa thế rất cao, quanh co… nên đường đi rất dốc và hiểm trở, Ngài ví đường đi khó khăn như đường vào nước Thục. Khi đi lên Ngài thấy có mây ngũ sắc che phủ đền vua Trần, nhưng tại sao nhìn thấy đền thờ của vua Trần Nhân Tông, Ngài lại nói: “Mây năm thức che phủ đền Nghiêu” hay không? Trong sử sách ghi lại, vào đời vua Nghiêu, vua Thuấn cai trị (Trung Quốc) đất nước rất an bình và thịnh trị, nhân dân sống vui hòa, ngoài đường không ai nhặt của rơi… Thời vua Trần nước ta cũng an bình như vậy, khen vua nước mình trực tiếp, không bằng đưa ra hình mẫu một vị vua tương đồng. Thiền sư Huyền Quang dùng lối văn so sánh, không nói trực tiếp, chứng tỏ cho thấy Ngài rất tài giỏi, am tường cả lịch sử trong và ngoài nước, vốn kiến thức rất rộng.

羅𥒥層梯篤,沒丸揾援沒丸,
渃𤂬沚瀾漊,隊曲仍𢲛隊曲.

La đá tầng thang dốc, một hòn ướm vịn một hòn;
Nước suối chảy làn sâu, đòi khúc những dò đòi khúc.

Đoạn phú này Ngài tả: Những tảng đá lớn được xếp thành tầng, như bậc thang trên đường leo lên đỉnh Hoa Yên, rất dốc và khó đi, vịn một hòn rồi bước lên, tiếp tục vịn hòn kế tiếp bước lên bậc thứ hai. Muốn lên tới đỉnh, phải vượt qua chín con suối, đá ngập ghềnh, trơn trợt, nước chảy liên tục từ nguồn đổ xuống. Đây là con đường rất khó đi khi xưa, qua chín con suối chỉ mới đến được chân núi. Từ chân núi, còn phải leo lên đến đỉnh… Nhưng hiện nay không như vậy, Nhà nước đã tu sửa, đường đi đã dễ dàng hơn rất nhiều, có cả cáp treo lên đến đỉnh. Cho nên, bây giờ chúng ta lên Hoa Yên sẽ không còn cảm thấy khó khăn vất vả như ngày xưa những bậc tu hành đã từng trải, những con người thuộc dòng dõi quý tộc, chỉ một thân một mình lặn lội đến non Yên để sống đời dật sĩ. Thật đáng kính trọng thay! Ý nói những người tu hành chúng ta phải chịu gian khổ rèn luyện, lên núi cao ta càng phải buông bỏ những trần tục như Ngài đã dạy, ta mới nhẹ nhàng, đeo mang nhiều càng khó đi. Qua đây mới thấy nể phục vua, quan cỡ nào, đi thì lên xe xuống kiệu, người khiêng kẻ đỡ… Thế mà giờ đây… Liệu chúng ta có dám buông bỏ như các Ngài không?

古朝愈律,盃盃,
𡽫淨湄霪,牟束束.
岸𣘃披𦑃鳳,園上苑朵𡨧筵筵,
馨渃洒含𧏵,吔璃珠紇珊目目.

Cỏ chiều gió lướt, dợn vui vui;
Non tạnh mưa dầm, màu thúc thúc.
Ngàn cây phơi cánh phượng, vườn thượng uyển đóa tốt rờn rờn;
Hang nước tưới hàm rồng, nhả ly châu hột săn mục mục.

Tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tâm Ngài rất vui khi nhìn cảnh vật của đất trời Hoa Yên, vào buổi chiều, những ngọn gió làm cho cây cỏ dợn như những gợn sóng. Sau cơn mưa, những bụi cây khóm trúc, giống như chim Phượng Hoàng phơi cánh. Vườn hoa của vua (vườn thượng uyển) toàn là hoa quý tươi tốt xanh rờn. Từng giọt, từng giọt nước, từ trên hang rơi xuống, nhiều không dứt, giống như miệng con rồng phun ra những hạt châu quý (nhả ly châu hột săn mục mục.) Chỉ cho sự tốt đẹp sung túc, Ngài tả cảnh Hoa Yên thật tuyệt vời qua ngòi bút văn chương của Thiền sư.

預冬琥珀,朗泣棱椿,
䏧点玳瑁𧀑和園竹.
閣尾㗂蒲牢禿逾勿停停,
殿玉片貝葉𩂏,𩄎澊潚潚.
景𡨧和令,
圖似𢽙幀.
㐱意𡗶𤍌窖
閑之𢃊孛修行.

Nhựa đông hổ phách, sáng khắp rừng thông;
Da điểm đồi mồi, gióng hoà vườn trúc.
Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành;
Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc.
Cảnh tốt hoà lành;
Đồ tựa vẽ tranh.
Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo;
Nhèn chi vua Bụt tu hành.

Những cây thông trong rừng, nhựa của chúng tươm chảy ra do bị chặt hoặc trầy sước, khi trải qua nhiều năm tháng giá lạnh, chúng biến thành hổ phách (còn gọi là chất nhựa hóa thạch), là chất rắn màu trong suốt rất đẹp và quý vô cùng, nhân gian rất ưa thích. Ý nói người tu chúng ta phải vượt qua nhiều thử thách thì mới có giá trị, như nhựa của cây thông trải qua nhiều năm tháng giá lạnh mới trở thành vật quý hiếm (hổ phách).

Trong vườn trúc những cây trúc lâu năm, thân cây giống như da những con đồi mồi (đồi mồi: là con rùa biển, là động vật bò sát, sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới. sống rất lâu trên 1500 năm, trên lưng có 13 khối hình thù khác nhau, phân thành 3 hàng nên còn có tên gọi là “thập tam lân” hay “trường thọ quy”. Vẩy của đồi mồi rất quý hiếm, trong suốt, hoa văn rõ ràng xinh đẹp, ánh sáng nhu hòa, là một trong những vật báu hiếm có khó tìm, hàm lượng nguyên tố rất cao, là của quý nơi đại dương, rất được ưa chuộng để làm trang sức. Không chỉ có giá trị về thẩm mĩ, vật chất, đồi mồi còn là linh thú cát tường, mang trong mình những biểu tượng tốt đẹp, cao quý).

“Gác vẽ tiếng bồ lao thốc, gió vật đoành đoành”, trên cái gác chứa tranh vẽ, như tranh thư pháp thời nay, có tiếng con bồ lao hét, và gió vật đùng đùng. Câu phú rất tượng thanh. Vậy chúng ta biết gì về con bồ lao không? Tích truyền rằng: Con rồng có chín đứa con, bồ lao là rồng con thứ ba, nó thích âm thanh lớn. Ngày xưa ngoài biển khơi, trên đảo mỗi lúc cá kình nổi lên quậy sóng dữ dội, dân chúng khiếp sợ, lúc ấy con bồ lao xuất hiện, hét thật lớn, tiếng hét dễ sợ, cá kình bèn lặng xuống, đất trời bình yên. Nhớ ơn nó, dân chúng chạm trên quai chuông hình con bồ lao, còn dùi chuông thì chạm hình con cá kình.

“Đền ngọc phiến bối diệp che, mưa tuôn túc túc”, đền thờ nơi đây, được Ngài ví như ngọc, mái che được lợp từ lá bối (lá cây bối đa ở Ấn Độ, sau khi Phật diệt độ, lần kết tập kinh điển thứ nhất dùng lá bối để ghi chép lại kinh) mưa rơi lộp độp. Cảnh vừa tốt và hiền lành, đẹp như những bức tranh vẽ (họa đồ).

Chỉ có vậy, trời thiêng khoe bày vẻ đẹp, chính thế, Ngài nói: “Nhèn chi vua bụt tu hành”, hèn chi vua Bụt (Phật) tu hành ở đây. Sở dĩ nói “vua Phật” ý chỉ cho Sơ tổ Trúc Lâm Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài là vị vua tu đạt đạo, nhân gian dành xưng tán và gọi Ngài là vua Phật (Phật Hoàng).

湖蓮張傘綠.
𤂬竹𠰏彈爭
御使梅𠄩行朝𢺍,
丈夫松買鄭扶縈.
翡翠插𠄩行鸞鳳
紫微排列位公卿.

Hồ sen trương tán lục;
Suối trúc bấm đàn tranh.
Ngự sử mai hai hàng chầu rạp;
Trượng phu tùng mấy chạnh phò quanh.
Phỉ thúy sắp hai hàng loan phượng;
Tử vi bày liệt vị công khanh.

Thiền sư Huyền Quang miêu tả hồ sen, những tán lá sen to, tươi tốt, xanh um, vươn lên che như cái dù, cái lọng. Trong vườn trúc, có những con suối, tiếng nước chảy hòa cùng gió đung đưa rừng trúc, tạo thành âm điệu, chẳng khác nào tiếng đàn tranh. Bằng lối văn nhân cách hóa và so sánh: “ngự sử mai”, “trượng phu tùng”, “phỉ thúy”, “tử vi” nhưng chỉ đơn thuần là, những cây mai như quan văn, mấy cội tùng dụ cho quan võ, đứng hầu xung quanh, phỉ thúy, tử vi ý chỉ cho những loại hoa đẹp và quý như loài chim Loan, chim Phượng (Loan: là chim Phượng mái. Phượng: chim Phượng trống, ý chỉ cho sự hài hòa đẹp đôi), hoa tử vi thì như những công hầu khanh tướng ở triều đình. Ẩn ý ở đây là, vua Trần Nhân Tông và Ngài Huyền Quang là những bậc xuất cách, phi thường, hiếm có như những loại cây hoa quý kia, mới dám bỏ cung vàng điện ngọc tìm đến sự tu tập. Tam tổ Huyền Quang thật khéo léo, văn chương xúc tích, Ngài đem hết cả triều đình dời lên núi thiêng, vì nơi đây có vua đi tu (Phật Hoàng Trần Nhân Tông) và quan đi tu (Huyền Quang) nên chẳng khác cả cung đình đến ngự tại Hoa Yên này.

𪀄沃伴哏花能供,
猿篷𡥵掑𨴦𦖑經.
娘庵永孛現慈悲,愈囂囂𩄲耳耳.
掑囪疎柴𡎥禪定,𣎞域域𡶀撐撐.

Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng;
Vượn bồng con kề cửa nghe kinh.
Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu, mây nhè nhẹ;
Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vặc vặc, núi xanh xanh.

Qua đoạn này chúng ta thấy, sự tu hành của Thiền sư Huyền Quang đã cảm hóa được mọi loài xung quanh, chim, vượn rất gần với Ngài. (Chim gọi bạn cắn hoa nâng cúng, vượn bồng con kề cửa nghe kinh). Tâm chuyển thì vạn cảnh cũng chuyển theo: “Vạn pháp duy tâm tạo” cũng là đây. Trên non Yên rất lạnh nên Ngài thường ngồi thiền, bên cạnh cửa sổ được đan bởi các thanh song rất thưa. Ở khung cảnh bên ngoài thì, núi rừng bát ngát, trăng sáng vằng vặc, gió mát nhè nhẹ, mây bay lững lờ, trong am thì có hình đức Phật rất từ bi hiền hòa, không gian thật trong lành và lý tưởng cho những bậc tu hành.

况之
雲水平𢚸,
煙霞沛趣.
盃世景恪景黃金,
重世塘軒塘錦繡.
分恩愛,庵惱庵龍,
悉因緣,廊娘廊姆.

Huống chi,
Vân thuỷ bằng lòng;
Yên hà phải thú.
Vui thay cảnh khác cảnh hoàng kim;
Trọng thay đường hơn đường cẩm tú.
Phân ân ái, am Não am Long;
Dứt nhân duyên, làng Nường làng Mụ.

Khung cảnh của Chùa Vân Yên có núi non hùng vĩ, mây trời nước suối, rất vừa lòng với người tu, các Ngài thường yêu thích cảnh mây trời non nước, vì nó thênh thang yên tĩnh. Như chúng ta đã biết, cảnh sắc là thức ăn của mắt, người đời do huân tập nhiều vọng nghiệp lao xao, nên mến thích chốn phồn hoa ồn ào náo nhiệt. Còn người tu thì ngược lại. Người thế gian ít ai thích cảnh núi rừng u tịch. Thiền sư thích thú khi ở Vân Yên, đời sống đạm bạc, nơi đây khác xa cảnh vua chúa giàu sang “hoàng kim”. Con đường tu hành Ngài xem trọng hơn đường làm quan “cẩm tú”. “Phân ân ái, am Não am Long; Dứt nhân duyên, làng Nường làng Mụ.” Truyền thuyết kể lại như thế này: Khi vua Trần Nhân Tông lên Chùa Hoa Yên tu hành, những bà phi, cung tần mỹ nữ kéo nhau lên núi, nhưng vua ra lệnh không được lên núi, mấy cô ấy buồn quá, không chịu về mà lại cất những cái am ở chân núi tu theo vua, đặt tên am Não am Long (ấy là những địa danh hiện nay không còn), vua Trần đã dứt nhân duyên không cho người cung tần thê thiếp lên núi. Ngài Huyền Quang miêu tả lại cảnh cũ người xưa và ngợi khen, đó là bậc Thầy của Ngài (Vua Trần Nhân Tông).

默袈裟南張絏,恾之珠苔廩,玉苔廂.
涓玉食補香膠,扱𩕳䔅沒圩,漿沒壺.

Mặc cà sa nằm trướng giấy, màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương;
Quên ngọc thực bỏ hương giao, cắp nạnh cà một vò, tương một hủ.

Ý Ngài nói, cuộc sống người tu rất đơn giản, từ việc ăn mặc ngủ nghỉ, mặc áo Cà Sa (y áo được làm từ loại vải thô sơ) còn nằm thì trướng giấy (cái màn bằng giấy) trong khi ở hoàng cung thì màn được làm từ châu, ngọc hoặc vải quý. Khi đã chọn cuộc sống tu hành, thì vua Trần không còn màng gì đến châu ngọc đầy rương. Chỉ có người trí tuệ mới dám từ bỏ những thứ quý báu của thế gian, cái mà chúng ta mãi mê đi tìm còn chưa có được. Thế mới biết tâm đạo của các Ngài lớn lao cỡ nào, và chúng ta cần phải biết, đạo như thế nào những vị ấy mới dám đánh đổi như vậy chứ? Có bao giờ chúng ta đặt nghi vấn chưa? Không lẽ vua quan là những người thiếu trí tuệ sao? Như vậy đó, mà ở xã hội hiện tại, nhiều người cho rằng, tìm đến con đường tu hành là tăm tối, ngu si thiếu trí tuệ, cái này phải xét lại, đến lúc nhắm mắt, nhìn lại cả một cuộc đời rồi cuối cùng ta mang theo được gì? Tài sản, nhà cửa ư? Vợ con quyến thuộc ư? Hay chỉ hai tay trắng giữa tội và phước? đến lúc ấy ta sẽ thấy rõ thôi. Nhưng chúng ta đừng để thấy được sự thật của kiếp người quá muộn màng, lúc ấy có hối hận, ăn năng thì đã muộn mất, hết một kiếp người qua suông. Vua Trần đã quên đi những món ngon vật lạ như cao lương mỹ vị “ngọc thực”, rượu thì rượu quý rượu thơm “hương giao” mà ăn tương, ăn cà, để tu hạnh đầu đà (tức là khổ hạnh, gồm có 12 điều – thập nhị đầu đà hạnh):

1. Tránh xa chỗ đông đảo người đời, ở những nơi vắng vẻ, u tĩnh;
2. Ở giữa bãi tha ma, những nơi mồ mả;
3. Nghỉ ở gốc cây;
4. Ngồi ở những nơi trống trải, lộ thiên;
5. Ngồi nhiều nằm ít, hoặc chỉ ngồi suốt đêm mà không bao giờ nằm;
6. Thường đi xin ăn;
7. Đi xin ăn theo thứ lớp, lần lượt từ nhà này đến nhà khác, không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo;
8. Chỉ ăn một bữa mỗi ngày;
9. Ăn một bữa, nhưng chỉ ăn những gì xin được trong bát; và chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá mức;
10. Ăn một bữa, vào buổi trưa, và sau bữa ăn đó thì không ăn một lần nào nữa; dù là nước gạo cũng không uống;
11. Mặc áo bằng những mảnh vải rách người ta bỏ đi, đem chắp vá lại;
12. Mỗi người chỉ được có ba chiếc áo, không được có nhiều hơn.

Qua những hạnh đầu đà, ta thấy một ông vua mà tu được và làm được như thế chẳng phải chuyện dễ dàng chút nào cả. Có phải Ngài là tấm gương sáng cho dân tộc Việt Nam ta, người thật việc thật.

集節陽㗂樂唯傳,
㺔羅𥒥性慈庄妬.
䀡風景欣景婆檑,
封揌橋徵橋𠊟寓.

Chặp tiết dương tiếng nhạc dõi truyền;
Voi la đá tính từ chẳng đố.
Xem phong cảnh hơn cảnh Bà Roi;
Phóng tay cầu chưng cầu Thằng Ngụ.

Gặp dịp tết nguyên đán, tiếng nhạc cung đình du dương truyền rất xa, rất hay, vừa du thuyền vừa nghe nhạc… Dù như thế vua vẫn không nhớ đến, bỏ đi tu. Những con voi đá tảng lớn, tính nó từ bi hiền lành không có đố kỵ, ghen ghét. Ngài tự tại ngắm xem phong cảnh Bà Roi, cầu Thằng Ngụ (đây là những địa danh thuộc thời nhà Trần, hiện giờ không còn nhắc đến nữa) một cách tự tại cùng thiên nhiên với vạn cảnh. Ý nói Vân Yên còn đẹp tuyệt vời hơn những danh lam thắng cảnh kia.

(Còn tiếp)

Hải Thuần Bảo Hải (ĐSHĐ-058)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC