Cây neem hay còn gọi là xoan Ấn Độ, là một loại thảo dược nổi tiếng xứ Ấn, được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận – địa phương có khí hậu khô cạn nhất nước ta.
Cây neem được sử dụng cho các mục đích khác nhau từ thời xa xưa. Tất cả bộ phận của nó đều có giá trị dược liệu rất hữu ích cho việc điều trị các bệnh khác nhau nhờ tính kháng khuẩn, sát trùng và chống viêm.
Hầu như tất cả các bộ phận của cây neem đều chứa chất có hoạt tính sinh học là nimbin, nimbidin, nimbinin, nhiều nhất ở hạt và lá.
Lá neem có công dụng làm giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ bệnh tiểu đường, kiểm soát huyết áp, điều trị bệnh tim mạch, béo phì, ho, đau họng, ngộ độc thức ăn; chữa bệnh giời leo, thủy đậu, thoát khỏi loét dạ dày đường ruột, giúp chống ung thư, nhiễm nấm da, loại bỏ gàu, trị bệnh vảy nến.
Trà lá neem trị bệnh viêm gan, sơ gan.
Lá neem còn có công dụng như một loại thảo dược chống muỗi.
Người ta còn dùng lá neem trong ngành sản xuất xà bông tắm, xà bông trị mụn mù u lá neem mặt nạ bộ lá neem giúp ngăn ngừa lão hóa da, làm đẹp da.
Thay vì lấy nước lá neem uống làm mát gan từ bên trong thì bạn có thể dùng bột lá neem pha với nước tạo hỗn hợp để đắp mặt nạ. Cách này giúp kháng khuẩn ngăn ngừa tác nhân gây mụn và điều trị mụn tận gốc.
Về cơ bản, lá neem là một loại dược liệu rất lành tính, rất ít gây nên tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng và sử dụng quá mức có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn khó chịu trong người. Vì vậy, nên chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nhiều người thắc mắc rằng liệu lá neem Ấn Độ có phải là cây xoan hay không?
Đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Sự nhầm lẫn có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có, thậm chí có thể gây ngộ độc tử vong.
Hai loại cây này rất dễ nhầm lẫn bởi chúng thuộc họ Xoan, có đặc điểm tương tự nhau. Nhiều địa phương còn gọi chung hai cây là cây xoan, cây sầu đâu.
Tuy nhiên, cây neem Ấn Độ có hoa màu trắng được dùng để chữa bệnh và làm đẹp.
Còn cây xoan Bắc có hoa màu tím nhạt. Đặc biệt, lá xoan này rất độc, dùng để diệt sâu bọ, côn trùng, ăn quả có thể dẫn đến ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, xuất huyết nội tạng, suy thận…
Do đó, trong quá trình hái và sử dụng phải hết sức cẩn thận, tránh nhầm lẫn hai loại cây này.
Như Tuyết
Diễn đọc: Sc Huệ Pháp