Học đạo thời đại 5.0

I. Thời Đại 5.0

1. Cách mạng công nghiệp là gì?

Cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII, các ngành công nghiệp được cơ giới hóa với động cơ hơi nước và thay thế các xã hội nông nghiệp. Đến nay cuộc cách mạng công nghiệp đã đến hệ 5.0, nó là cuộc cách mạng về AI (trí tuệ nhân tạo) với tiềm năng của điện toán lượng tử sẽ thu hút con người và máy móc lại với nhau tại nơi làm việc.

2. Công nghệ hóa:

Hiện tại hầu hết chúng ta đã không muốn đọc một lúc nhiều tài liệu giấy thô hay xử lí công việc bằng cách thủ công như trước nữa, chúng đã được đơn giản hóa rất nhiều, bạn chỉ cần một chiếc laptop thì đã có thể sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu. Ví như tình hình đại dịch gần đây cũng đã mở đường cho văn hóa làm việc từ xa, hiện đang trở nên phổ biến nhanh chóng. Đừng quên rằng với công nghệ 5G mang tính cách mạng, cộng tác từ xa được kỳ vọng sẽ lên một tầm cao mới với các cuộc họp ảo và các giải pháp tăng cường.

II. Phương pháp hoằng dương thời hiện đại

1. Ứng dụng xã hội:

Ngày nay việc giáo hóa và tuyên truyền Phật pháp qua hình thức internet không còn là điều xa lạ với công chúng nữa. Thực trạng cách ly xã hội do dịch covid đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với sự trao đổi giữa người với người trên toàn cầu. Do đó, nền tảng phần mềm ứng dụng xã hội đã nhanh chóng phát triển vượt bậc.

Tiêu biểu là Zoom, Zoom là một nền tảng hội họp trực tuyến, cho phép nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Với điều kiện là người dùng cần phải trang bị ít nhất một thiết bị di động điện tử, đồng thời cũng cần phải kết nối internet để có thể sử dụng. Không chỉ riêng xã hội ứng dụng phương pháp học tập từ xa mà còn cả ở trong đạo pháp cũng được áp dụng mạnh mẽ. Các cuộc họp, buổi học trực tiếp đã phần nào giảm bớt nỗi lo lắng về sức khỏe của mỗi người.

Từ đó việc sử dụng smart phone tính trên đầu người đã gia tăng một cách nhanh chóng. Điều đó không thể thoát khỏi những thành phần “nghiện.”

2. Truyền Pháp:

Như trên đã nói, công nghệ hiện đại phát triển đã giúp con người ở mọi mặt. Việc hoằng dương Phật pháp cũng hưng thịnh hơn. Quý vị có thể tùy tiện gõ vài dòng chữ, nói vài lời search google là có thể ra được kết quả tìm kiếm như ý muốn. Các bài giảng pháp, những kinh kệ, luận thiền của quý Ngài được truyền bá rộng rãi, con cũng là thính giả “cứng” hễ có thời gian là lại mở lên nghe và học tập. Vì gần gũi nên con mới có thể thấy những phương diện khá là vi tế.

III. Tu tập

1. Qua hình thức:

Thời đại 5.0 phát triển là một lợi ích không điều gì có thể bàn cãi, thế nhưng khó tránh khỏi người sẽ ‘ quên ’. Sở dĩ con dùng từ ‘quên’ là vì nó rất dễ khiến con người ta khi đã ăn sâu vào tiềm thức rồi biểu thị thành thói quen cho đó là hiển nhiên rồi quên mất những khía cạnh thiết yếu bên ngoài.

Chúng ta sẽ dần dần quên đi sự tồn tại ở tri thức bên trong bản thân mà chỉ mải mê tìm kiếm tri thức ở internet. Vì sao vậy? Rất rõ ràng là nó thuận tiện hơn hết, nhưng do tính thực dụng đó ta sẽ ỷ lại mà khéo lười và quên thực nghiệm tam huệ học “văn tư tu”.

Chuyện gì ta cũng sẽ tìm đến ông thầy google, nói đùa “cái gì không biết thì tra google” mà quên ông thầy trí vô sư của mình.

Bên ngoài sự học tập, truyền pháp hiển lộ phát triển cao hơn bao giờ hết, khắp nơi đâu đâu cũng là những video lan truyền kinh kệ, thậm chí là cả tiktok – một ứng dụng khá hot của giới trẻ hiện nay.

2. Ở Tâm:

Hình thức bên ngoài sự phát triển của Phật giáo quá ư nổi bật, việc học cũng vậy nhưng chúng ta học Phật là tìm sự giác ngộ. Giác ngộ ngay nơi bản thân mình trước, rồi mới tới những thứ bên ngoài.

a. Trí hữu sư:

Con người từ lúc mới sinh ra đến khi mất đi, mỗi ngày mỗi tích lũy thêm kiến thức kinh nghiệm để tồn tại và phát triển. Do học hỏi từ bên ngoài phát sinh trí tuệ, nhà Phật gọi là Hữu sư trí, tức trí tuệ nhờ có Thầy dạy. Vì vận dụng chất xám mà hiểu biết, nên Hữu sư trí có tính cách phân tích lý luận theo tinh thần tiền nhân hậu quả: nghe giảng dạy là nhân, suy tư để hiểu là quả. Trong Tam huệ học, văn và tư huệ thuộc phạm trù Hữu sư, chung quy chỉ nhờ vay mượn huân tập từ người khác, không phải thật của mình, nên giới hạn và không ngừng biến đổi.

b. Trí vô sư:

Hành giả có công phu Thiền định, quét sạch mọi tạo tác của tâm, trở về trạng thái bổn tịch bổn tri, một lúc nào đó xảy ra đột biến, tự nhiên phát khởi trí tuệ. Đây là cái biết của trực giác không qua trung gian ý thức phân biệt, cái bổn tri khi hồi phục chức năng ban sơ của tâm, cái biết giải trừ và vượt qua Hữu sư trí, chính là Tu huệ, tức Vô sư trí.

c. Chung:

Đã nhận rõ về hữu, vô sư trí thì ắt hẳn chúng ta dễ dàng nhận biết xu hướng hiện nay. Khi nền tảng tri thức phát triển, con người quá ư là lệ thuộc vào internet, một trí tuệ thông minh nhân tạo mà quên mất đi bản thể của mình. Vì sao vậy? Do con cũng thuộc lớp trẻ nên có thể nhìn nhận một cách khả quan hơn.

Không thể không thừa nhận rằng nền công nghệ hiện đại quả là một sự tiến bộ vượt bậc của nhân loại, nó thật sự rất tuyệt vời nếu chúng ta biết và nhận một cách đúng đắn để đừng sa ngã và lệ thuộc vào nó.

Trải qua giai đoạn văn, học hỏi rồi tư duy và tiến xa hơn nữa vững chắc hơn là nhận được định. Định lực này giúp cho tri thức mãi mãi là của ta, bởi sao vậy? Vì rõ ràng hữu sư là từ bên ngoài nhập vào chẳng phải bản thể ta chân chính tìm ra, muốn nó thuộc về chỉ cần có sức định tĩnh bộc lộ cái tuệ không óc thầy khác nhúng vào. Như một quyển kinh, một lời giảng lúc mới đọc mới nghe, ta không hiểu gì hết. Nhưng từ từ tâm hồn yên tĩnh, đem ra đọc lại ta chợt hiểu ngay. Như vậy, cái hiểu ấy do ai dạy? Đó là một phần nhỏ của trí vô sư hiện ra.

Sức định sẽ có nếu chúng ta chịu khó công phu tu tập. Ví như mặt nước trong hồ, tĩnh lặng sẽ nhận thấy rõ các sinh vật trong đó, còn khoấy động cát bùn làm đục nước khó mà phân rõ được. Tâm ta cũng thế, muốn nhận thấy cái của mình thì ít nhất cần định tĩnh thì trí huệ mới phát sáng được.

Kết quả:

Trải qua tam huệ học văn tư tu chúng ta đã thấy rõ được tầm quan trọng của sự tu tập. Nêu rõ vấn đề thực trạng hiện nay rằng chúng ta đã và đang phần nào lạm dụng đến trí tuệ nhân tạo, lệ thuộc vào nó để tìm kiếm mọi thứ. Vô hình chung, trong vô thức đã hình thành một sức hút cực mạnh đến mọi lứa tuổi, mọi người mà không phân biệt ngành nghề. Đặc biệt, thế hệ học Phật trẻ hiện nay, mọi người đã có bao giờ ý thức rằng, “dế yêu” luôn cận kề bên mình suốt 24/24 hay không? Mình sẽ theo thói quen rảnh tay là kéo máy ra sử dụng và đắm chìm vào nơi đó.

Thật xấu hổ khi phải nói rằng chính bản thân con cũng là một kẻ nghiện trầm mê vào “ảo mạng”. Chẳng có gì đặc biệt nếu như nơi nó không cung cấp đủ loại thông tin, giải trí, buồn vui gì cũng sẽ liên quan đến nó. Do vậy chúng ta đã vô thức mà đặt nó vào vị trí cực quan trọng trong cuộc sống của ta mà quên mất rằng smart phone, internet, mạng xã hội là do con người tạo ra. Ta là chủ nhân của nó lại bị nó ràng buộc thì rõ là chuyện đáng cười.

Hãy an ổn buông xả dần, người làm chủ ta chỉ có thể là bản thân. Sức định sẽ mãi tồn tại nếu ta hiểu rõ điều này, mọi thứ không thể chi phối ta nếu ta không thuận vào.

Do đó, không đổ lỗi ở bất kỳ tổ chức, sự việc nào mà hãy quay lại xem xét lại chính mình đã đến được đâu và trình độ nhận thức ngang tầm nào rồi?

IV. Ý nghĩa và sứ mạng:

Cổ ngữ Trung Hoa có ghi: Tận tín thư, bất như vô thư. Nghĩa là nếu tin hết hoàn toàn vào sách thì thà không có sách còn hơn. Ý tứ chỉ việc đọc sách không nên quá câu nệ những điều trên sách, không nên tin vào toàn bộ những gì nó nói.
Đời sống tu học hiện tại sẽ thực có nghĩa nếu chúng ta nhận thức rõ ràng đâu là ảo đâu là thực. Lập ra ranh giới, phân tuyến giữa học để biết và học để thực hành.

Lại nữa “Nghiệp tinh vu cần, hoang vu hi; Hành vu tư, hủy vu tùy” chỉ rằng việc học bởi vì chăm chỉ mà dốc lòng, bởi vì ham chơi mà hoang phế; đức hạnh bởi vì độc lập suy nghĩ mà có điều thành tựu, bởi vì theo tùy tục mà bại hoại.

Nếu biết ai cũng có trí vô sư mà không chịu nhận, không chịu tạo điều kiện cho nó phát ra, thì chẳng khác có của báu mà không biết dùng. Ta nên biết “Thư sơn hữu lộ cần vi kính, học hải vô nhai khổ tác chu” ý chỉ núi sách có đường biết cần cù sẽ tìm được con đường ấy, biển học vấn vô bờ bến phải lấy sự gian khổ làm thuyền mới có thể vượt qua được.

Học có thực hành, tri thức thêm vào định thì ắt mãn tái nhi quy.

* Mãn tái nhi quy: Nguyên chỉ đong đến tràn đầy mà trở về, hình dung thu hoạch rất lớn, cũng có thể hình dung trên học thuật lấy được thành quả rất lớn.

Sứ mạng của người con Phật ở thời đại công nghệ phát triển vượt bậc này nói khó cũng không khó mà nói dễ cũng không phải dễ. Vì lẽ luận sự bên nào cũng có yếu và thuận của nó, thế nhưng nói gọn lại là chúng ta cần phải nhìn nhận rõ ở bản thân. Nâng cao ở tam vô lậu học và tam huệ học văn tư và đặc biệt là tu. Vì cái tu là chính yếu của tất cả, nó công phu mới có năng lực.

Phương tiện giáo hóa, hoằng truyền pháp học đã có ở đó, chung quy chúng ta hãy đem cái tu hiểu của mình giãi bày đến để độ chúng nhìn nhận và tiếp thu truyền thống tốt đẹp ấy.

Tịnh Mỹ (DSHD-113)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM