Sự ra đời và mục đích của Phái Dhammayut Nykaya tại Thái Lan

Trong suốt tiến trình lịch sử Thái Lan, Phật giáo luôn được khẳng định và phát triển dưới sự bảo hộ của hoàng quyền. Vai trò của các triều đại đối với sự phát triển của Phật giáo là rất lớn. Dưới triều đại Bangkok Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực từ nghệ thuật cho đến giáo dục. Đặc biệt dưới triều đại Rama IV hình ảnh một ông vua xuất gia đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân.

Rama IV hay vua Mongkut, người trị vì thứ tư của triều đại Chakri (1851 đến 1868 sau Công nguyên). Năm 16 tuổi ông xuất gia tu học một năm sau ông trở về. Vì ông chậm chạp, kham khổ, tiết kiệm, nên vua Rama II không chọn làm người kế vị. Do đó, Mongkut lại vào chùa xuất gia tu học suốt 27 năm tại chùa Bovoranives với pháp danh Kim Cương Trí (Vajira-nara). Khi vua Rama III qua đời không có người đủ khả năng kế vị nên Mongkut trở về và lên ngôi năm 1851. Trong thời gian còn tu tập tại chùa, ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu kinh điển nên rất thông thạo tam tạng thánh điển của Phật giáo Theravada. Ngoài ra, ông còn biết rất nhiều ngôn ngữ như: Pali, Sankrit, tiếng Anh. Năm 1833, ông sáng lập ra phái Dhammayutnikaya, đề xuất giới luật tinh nghiêm trong việc tu học. Vậy nguyên nhân nào khiến hoàng tử Mongkut quyết định thành lập phái Dhammayutnikaya? Vai trò của phái Dhammayutnikaya trong Tăng đoàn Thái Lan là như thế nào?

Dhammayuttika Nikaya (Pali; Thái: ธรรม ยุติ ก นิกาย; RTGS: Thammayuttika Nikai; Khmer: ធម្មយុត្តិកនិកាយ, Thômmôyŭttĕkâ Nĭkay), hoặc Thammayut (Thái: ธรรมยุต) là một trật tự của Nguyên Thủy Phật giáo Tỳ kheo (tu sĩ) ở Thái Lan, Campuchia và Miến Điện, với các chi nhánh quan trọng ở thế giới phương Tây. Tên của nó có nguồn gốc từ Pali dhamma (“lời dạy của Đức Phật”) + yutti (phù hợp với) + ka (nhóm). Lệnh này bắt đầu ở Thái Lan như một phong trào cải cách do một hoàng tử, người sau này trở thành Vua Mongkut của Xiêm lãnh đạo, trước khi lan sang Campuchia và Miến Điện. Phong trào này chính thức được Chính phủ Thái Lan công nhận là dòng tu của riêng mình vào năm 1902, với bất kỳ vị Tỳ kheo nào thuộc Theravada Thái Lan không nằm trong dòng này đều được coi là một phần của giáo phái Maha Nikaya1.

Nguyên nhân thứ nhất: Bảo tồn Pháp và Luật của Đức Phật

Trước khi nhập diệt, Đức Phật đã căn dặn các Tỳ-kheo: “Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác.” Nương tựa vào chánh pháp là con đường đưa đến giác ngộ và giải thoát. Lời tuyên bố này cũng được tìm thấy trong cả hai truyền thống Nam tạng và Bắc tạng Phật giáo. “Hãy tôn trọng cung kính Ba la đề mộc xoa, hãy lấy giới luật làm nơi nương tựa, chớ nương tựa một ai khác2.” Và trong Trường Bộ kinh Đức Phật nhấn mạnh: “Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các ngươi3.” Chính vì tầm quan trọng của Pháp và Luật nên trong thời gian tu tập tại chùa, hoàng tử Mongkut dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu Kinh, Luật bằng tiếng Pali. Vì vậy, ông thấy được những điểm sai phạm của nhiều bản dịch từ Pali sang tiếng Thái của các vị cao Tăng. Chính điều này đã đưa đến việc nghi ngờ và muốn hoàn tục nếu như không có ai giải thích thỏa đáng những chỗ đúng sai. Lúc đó, có một vị Tăng sĩ người Mon đã chỉ dẫn và thuyết phục được ông. Từ đó, ông tiến hành công việc lọc ra những bản kinh không đúng với lời Phật dạy.Trong một thời gian, nội dung của 500 bộ kinh dịch sai ý nghĩa đã đem đốt.

Ngoài ra, ông học thiền rất nhiều nơi khác nhau nhưng không thỏa mãn được tri kiến, cộng thêm những thắc mắc không có ai giải đáp một cách thỏa đáng nên ông quyết định thành lập nên tông phái Dhammayutnikaya, nhằm mục đích làm sống lại những lời dạy được xem là xưa nhất của Đức Phật có trong kinh, luật để người tu tập không bị lạc lối trong việc tu tập và hành trì pháp Phật. Một người xuất gia có giới hạnh đầy đủ, vị ấy có thể mang lại niềm tin chơn chánh cho những người chưa tin vào Phật pháp và sẽ làm tăng trưởng niềm tin cho Phật tử các giới. Với giới luật kiện toàn, vị ấy có thể tiến sâu vào sự thực hành thiền định và trí tuệ, đạt được mục tiêu cuối cùng của lộ trình giác ngộ giải thoát, Niết-bàn. Vì vậy, nhằm bảo tồn Pháp và Luật của Đức Phật, sau khi lên ngôi vua ông đã tổ chức biên tập lại Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo bằng tiếng Pali vào năm 1888, đến năm 1893 hoàn thành với 39 quyển. Đây là một bộ Tam Tạng Thánh Điển Phật giáo đầu tiên trên thế giới bằng tiếng Pali được in trên giấy (trước đây chỉ viết trên lá bối). Bộ Tam Tạng này sau đó được ấn tống để gởi tặng các Phật giáo trên thế giới.


Nguyên nhân thứ hai: Củng cố Tăng đoàn

Tăng đoàn là những người xuất gia cùng chung sống với nhau trong tinh thần giới luật, lấy lục hòa làm nguyên tắc sống chung hòa hợp, nhằm đem lại lợi lạc cho cá nhân và Tăng đoàn. Giới có công năng “Phòng phi chỉ ác” (Ngăn ngừa việc sai trái, chấm dứt việc xấu ác). Giới còn có khả năng giúp hành giả đạt đến giải thoát, tránh sự cơ hiềm của thế gian. Trong thời gian tu tập tại chùa, hoàng tử Mongkut nhìn thấy chư Tăng bấy giờ gìn giữ giới luật chưa tinh nghiêm: ăn thịt, uống rượu, nấu ăn… đồng thời các vị Tăng thường tập trung ở thành phố, hưởng phúc lợi từ triều đình quá nhiều nên dẫn đến sa đọa, đắm chìm trong lợi dưỡng.

Chính vì thấy như vậy nên ông thành lập phái Dhammayutnikaya tu theo lối tu khổ hạnh, sống trong rừng theo hạnh Đầu đà, thực hành nghiêm ngặt giới luật. Mục đích để làm sống lại đời sống tu tập vào thời Đức Phật, với đời sống vô gia cư, tránh xa nơi thị thành ồn ào náo nhiệt, tìm nơi thanh vắng như là rừng núi, bãi tha ma, hoặc nơi đồng trống để tu tập thiền định, quán chiếu thân này là giả tạm, thế gian là vô thường, đồng thời lấy tinh thần “thiểu dục tri túc” làm nguyên tắc cho cuộc sống tu tập. Sau đó, hoàng tử Mongkut xả giới Tỳ-kheo và thọ lại đại giới với vị Tỳ-kheo người Mon. Vì ông cho rằng những vị thầy truyền giới cho ông trước đây không thông đạt, không thể nào làm cho ông đắc giới được.


Sau khi lên làm vua, ông bắt những tu sĩ phạm giới phải hoàn tục để thanh lọc Tăng đoàn. Thực hiện cải cách tôn giáo, đặt ra các quy ước để quản lý Tăng đoàn Phật giáo, khuyên răn Sư Tăng nghiêm túc tuân thủ giới luật, cấm ăn phi thời để chư Tăng được thanh tịnh, tăng cường giáo dục Sư Tăng. Ông còn cho xây dựng nhiều chùa chiền cho Tăng chúng phái Dhammayutnikaya cư trú như: Bororanives, chùa Mong-kiet, chùa Patum-wan… những việc ông làm cho Phật giáo Thái Lan chỉ nhằm mục đích làm cho Tăng đoàn thanh tịnh để chuyên tâm tu tập. Khi đó, Tăng chúng mới gánh vác được sứ mệnh hoằng truyền chánh pháp làm cho Phật giáo xương minh phát triển rộng khắp. Từ đó, Đàn việt mới phát tâm cúng dường hộ trì Phật pháp được vững chắc.

Nguyên nhân thứ ba: Củng cố niềm tin

Trước khi Phật giáo du nhập vào Thái Lan, đất nước này có nhiều tôn giáo khác nhau tồn tại. Sau một thời gian dài được sự ủng hộ của các vị vua cầm quyền, Phật giáo trở thành quốc giáo. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân, vì thế, dưới bất kỳ vương triều nào cũng có sự quan tâm ít nhiều đến Phật giáo. Dưới thời vua Mongkut để củng cố niềm tin tín đồ Phật tử đối với Phật giáo, và sự kính trọng của các tôn giáo khác đối với Phật giáo. Ông đã thành lập phái Dhammayutnikaya dưới sự bảo hộ của triều đình. Hình ảnh một vị vua xuất gia tu tập suốt 27 năm, lại chủ trương tu tập theo hạnh Đầu đà giữ gìn giới luật tinh nghiêm, đã có sức lan tỏa rất lớn đối với quần chúng Phật tử, không chỉ đối với Phật giáo mà còn với cả hoàng gia. Điều này giúp triều đình tăng thêm địa vị, uy tín trong toàn dân bằng hình ảnh của những Tăng sĩ tu tập nghiêm mật, không màng đến danh lợi chuyên hành trì giới luật.

Ngoài ra, phái Dhammayutnikaya trì tụng giới luật nơi công cộng để cho mọi người cùng nghe, Phật tử biết rõ giới luật mà chư Tăng đã thọ trì nên họ rất cung kính chư Tăng.

Vai trò:

Thứ nhất: Phái Dhammayutnikaya được sự ủng hộ rất nhiệt thành từ phía hoàng gia một mặt là do vị vua Mongkut là người sáng lập, thứ hai những người tu tập theo tông phái này tuy được sự ủng hộ của hoàng gia nhưng không đắm chìm trong lợi dưỡng. Chính đời sống phạm hạnh đã tạo nên chỗ dựa vững chắc trong đời sống tinh thần của chính người thân trong hoàng tộc. Không những vậy, điều này đã làm cho Phật giáo có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ không chỉ trong hoàng gia mà còn đối với người dân Thái Lan về một tông phái mới do vua Mongkut sáng lập. Chính bởi những đóng góp và đời sống tu tập của ông đã gắn kết mọi người dân Thái Lan lại với nhau để cùng chung một tiếng nói trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Giới hạnh của ông có sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn đối với những quốc gia khác, trong đó có Tích Lan. Chính hương giới hạnh của ông đã ngược gió tung bay và làm tiền đề cho sự tồn tại của tông phái này tại Thái Lan cho đến ngày nay.

Kể từ khi ra đời, kinh Dhammayuttika Nikaya trong lịch sử đã là sự lựa chọn ưu tiên của Chính phủ và chế độ quân chủ Thái Lan. Được bắt đầu bởi một hoàng tử Thái Lan, lệnh này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ quân chủ và trong lịch sử đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ủng hộ của công chúng đối với cung điện. Nhà báo Paul Handley viết rằng: “Mặc dù sự khác biệt về giáo lý giữa các trường đã trở nên ít đáng kể hơn, nhưng việc đặt Dhammayuttika lên hàng đầu đảm bảo rằng Tăng đoàn vẫn liên minh chặt chẽ với cung điện.”

Thứ hai: Chư Tăng trường phái này được hoàng gia và muôn dân cung kính và có tiếng nói rất mạnh trong chính sách đất nước. Vì thế, các vị vua đều quỳ dưới chân vị vua Sư (Tăng thống). Tu sĩ trường phái này có sự đóng góp rất lớn đối với xã hội của đất nước Thái Lan. Sau những cải cách của vua Mongkut, điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển của một giáo phái được ủng hộ bởi hoàng gia và gia tăng tập trung của Tăng đoàn Thái Lan dưới quyền Nhà nước, với sự kiểm soát của Nhà nước đối với Phật giáo ngày càng tăng sau cuộc đảo chính năm 2014.

Sự ưu ái này của giới tinh hoa (Quý tộc) Thái Lan đối với dòng Dhammayuttika thể hiện rõ nhất ở tỉ lệ các danh hiệu tu viện được trao cho các Tỳ-kheo cao cấp. Trong khi chỉ chiếm có sáu phần trăm số Tỳ-kheo ở Thái Lan, hơn một nửa số danh hiệu và đặc ân của các tu sĩ ở Thái Lan đã thuộc về Tỳ-kheo phái Dhammayuttika và chín trong số mười ba vị Tổ sư tối cao của Thái Lan thuộc về giáo phái Dhammayuttika.

Tóm lại, gương sáng đức hạnh bao giờ cũng có sức ảnh hưởng lớn trong tâm thức của mọi người. Nhờ sự ảnh hưởng này sẽ tạo ra sự cung kính và tôn trọng tịnh giới. Tông phái Dhammayutnikaya ra đời cũng không ngoài mục đích đó. Ngày nay, Tông phái này vẫn còn hoạt động ở miền Đông Bắc, song song với hệ phái chính là Mahanikaya là hệ phái của đa số tu sĩ Thái Lan.

Thích Hải Ngộ
Diễn đọc: SC Huệ Pháp


  1. Dhammayuttika Nikaya, ngày đăng: [03/4/2003]; ngày đăng nhập:[28/12/2021], nguồn: https://wiki2th.com/vi/Dhammayuttika_Nikaya.
  2. HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tương Ưng 3 Thiên Uẩn, Chương I, Tương Ưng Uẩn A. Năm Mươi Kinh Căn Bản V. Phẩm Tự Mình Làm Hòn Đảo, tr. 86.
  3. HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tương Ưng 3 Thiên Uẩn, Chương I, Tương Ưng Uẩn A. Năm Mươi Kinh Căn Bản V. Phẩm Tự Mình Làm Hòn Đảo, tr. 86.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC