Tri ân và duyên khởi

Có nhiều thứ mà tôi hay quên. Tuy nhiên, hai chữ “Tri ân” lại không thể phai nhòa trong tâm tôi được, bởi “Tri ân” luôn là nỗi bâng khuâng lớn nhất trong lòng tôi cho đến mãi mãi về sau… Làm sao có thể quên, khi mà mỗi bữa tôi thọ nhận từng miếng ăn thức uống, từ công sức khó nhọc của bao người làm ra, cho đến áo mặc bốn mùa, cũng như nơi ăn chốn ở, cho đến khi bệnh tật thuốc men, phải kể ra biết bao nhiêu thứ từ công lao của rất nhiều người mà chúng ta thọ dụng.

Vì thế, đối với những gì đã và đang nhận, tôi đều cảm thấy như mình đang vay mượn. Đặc biệt là người xuất gia như tôi, kẻ vô sản, lại càng mang nỗi niềm về bốn chữ “đàn na tín thí” hay “tứ sự cúng dường”. Chưa kể đến ân cha mẹ, ân Thầy Tổ lớn lao, tôi chưa làm gì để báo đáp. Ngẫm đến Bốn ân mà thấy nghẹn ngào, thật hổ thẹn vô cùng. Tôi luôn tự nhủ, sẽ có nhiều cơ hội trong từng chút, từng chút để thực hiện sao cho xứng đáng với tứ ân trĩu nặng.

Theo lý Duyên khởi: “Cái này có mặt thì cái kia có mặt, cái này tồn tại thì cái kia tồn tại”. Từ đây, chúng ta thấy rõ cuộc đời vốn là mối tương quan lẫn nhau giữa người và muôn vật, như vậy làm sao chúng ta có thể nói rằng tôi không cần gì. Vậy cơm ăn áo mặc mỗi ngày chúng ta thọ hưởng từ nơi đâu? Cũng không thể cho rằng tôi có tiền là có tất cả, “Có tiền mua tiên cũng được”, tôi bất cần ai. Thật vô lý hết sức, thật là ngông cuồng khi ta có ý nghĩ sai lầm như vậy!. Vì sao, vì nếu chúng ta có nhiều tiền, hãy thử đem bao tiền ấy lên núi hay ra những nơi hoang dã, biển khơi không người để sinh sống, liệu ta có tồn tại lâu không hay sẽ chết dần vì đói khát, và phải chăng đống tiền kia chỉ trở thành một mớ vô dụng không còn giá trị gì?.

Lại nữa, cuộc sống luôn tồn tại qua mối quan hệ giữa mình và vật. Không có gì là vật thể cố định hoặc tồn tại riêng lẽ được. Hết thảy các tứ đại của chúng ta đều là những phần tử vật chất đang liên tục trao đổi một cách luân chuyển lẫn nhau để tồn tại, cái này làm nhân cho cái kia. Thân tứ đại này tan rã để rồi trở thành những khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng tiếp cho những thân tứ đại khác tiếp tục sanh ra tồn tại và trưởng thành. Rồi cứ thế, theo chu kỳ hết duyên thì tự nó hoại, đủ duyên thì trở lại tái sanh cho một đời sống mới. Như vậy, thân tứ đại của ta chỉ là sự vay mượn theo chu kỳ sanh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không.

Tại đây, ta đã rõ tứ đại này không có gì gọi là mình nữa, tự ta sẽ không còn có ngã cố định, lấy gì để tham chấp những sở hữu như tiền của, vật chất khác cho đến những thân bằng quyến thuộc làm sao có được bền lâu!. Chưa kể theo nhân duyên nay là “ người thân” nhưng mai kia biết đâu lại trở thành “kẻ sơ”, và ngược lại “kẻ sơ” kia biết đâu lại trở thành “người thân”. “Thân thân sơ sơ” đều do nhân duyên đối đãi mà ra. Thiết nghĩ nếu chúng ta cư xử với nhau bằng tấm lòng tốt, biết quý trọng những người chung quanh, cũng như biết xây đắp cho nhau bằng tình thương yêu chân thật, trong sáng thì ai ai cũng là thân, huống nữa trong kinh Phật nói: “Này hỡi các Thầy Tỳ- kheo: Các ông hãy thử tìm đâu cho ra được một người trong cõi ta bà này chưa từng là ông, là bà, là cha mẹ con cái của các ông trong tiền kiếp quá khứ?”

Như vậy, trong quá khứ trải qua vô số lần tái sanh chúng ta đã từng là thân bằng quyến thuộc lẫn nhau, chắc gì đời nay ta cho rằng những người kia chẳng phải là thân, còn những người nọ mới là người thân của tôi. “Kẻ thân người sơ” đối với lý nhân duyên, cả hai đều không còn ý nghĩa gì nữa mà cuộc sống ý nghĩa ở đây chỉ còn lại một giá trị chân thật, giữa những tấm lòng với nhau, giữa con người với con người nói riêng và giữa muôn loài nói chung, cần có sự đối xử tốt lẫn nhau. Cho nên hiểu được lý nhân duyên, chúng ta chuyển hóa được nội kết trong lòng, xóa tan những thành kiến khen chê, hay dở, tốt xấu vv…đồng thời không còn bất kỳ sự đối đãi phân biệt giữa kẻ khinh người trọng như thói thường nữa.
Có như thế, mới gọi là người biết “tri ân”, là người biết tôn trọng những gì có được ở chung quanh ta, dù chỉ nhận một chút sự đối đãi tốt của người ta vẫn lấy làm trân quý. Cho đến cả hai sự đối đãi “tốt” lẫn “xấu” mà ta nhận nơi người khác cũng lấy làm tri ân, vì hết thảy đều là những bài học luôn đầy ý nghĩa tích cực, tốt đẹp cho tiến trình tiến hóa tâm linh, nhằm vun bồi cho sự học tập trong cõi đời tạm có này. Những ai càng biết trân quý “lòng tri ân” chừng nào thì người ấy càng biết cảm thông và san sẻ đến nỗi âu lo của người hơn. Thậm chí, không cần người khác nhờ cậy, ta cũng tự biết quan tâm đến nỗi khó khổ của người mà không dám bỏ mặc họ trong cơn hoạn nạn, đó chính là người biết thực hành đạo.
Thế mới thấy đạo không ở đâu xa, chỉ ngay gần đây, xung quanh chúng ta. Đạo xuất phát từ lòng biết ơn, từ những gì mình đã thọ nhận và biết trân quý sự thọ nhận ấy bằng tất cả tấm lòng chân thật nhất. Càng hiểu về tri ân bao nhiêu chúng ta càng mở rộng cõi lòng mình bấy nhiêu. Vậy, đạo lý không ngoài hai chữ “tri ân”, bởi biết tri ân chúng ta mới thể hiện lòng báo ân.

Đức Thế Tôn trước khi thành tựu đạo quả, mọi công hạnh tu tập đều không ra ngoài bổn hạnh “tri ân”. Từ hạnh tri ân, Ngài đã thực hiện một cách trọn vẹn về hạnh “cho đi” đầy lớn lao như: Khi làm thân con thỏ, Ngài đem thân mạng bố thí cho loài cọp, beo đói. Khi làm thân người với bao địa vị danh vọng vua chúa, Ngài vẫn đem bố thí hết thảy từ của cải, vợ con, tôi tớ cho đến lấy thân mạng làm người hầu hạ cho vị tiên nhân vv…để cầu đạo Vô Thượng. Quả là một tấm gương cao quý mà chúng ta cần phải học tập.

Có một bài hát tiếng Anh thật hay về hạnh “Cho đi”, “It’ s great to give, It’s blessing to be able to give, It’s better for you to give than to always receive. Just like to Buddha, He perfected the act of giving. I wish one day too, I will be like him.” Thật là tuyệt vời để cho đi, đó là phước lạc để có thể cho đi, thật là điều tốt lành khi bạn cho đi hơn là thọ nhận. Giống như Đức Thế Tôn, Ngài đã hoàn thiện mọi việc cho đi. Tôi ước một ngày nào đó, tôi sẽ giống như Ngài. Chúng ta cũng có thể cho đi qua nhiều cách như chia sẻ những kiến giải, những lời nói chân thật, nhu hòa, đầy tình thương yêu và cảm thông, với hành động tốt lành đó khiến cho người khác cảm thấy an ổn khi ở gần bên mình. Những biểu hiện như vậy chính là nghĩa cử của lòng “tri ân” và đền ân. Hiểu được Tri ân – thấy được giáo lý Duyên khởi chúng ta mới thấy hết ý nghĩa cuộc sống.

Hiểu lý “Nhân duyên” là hiểu về mối tương quan, sự hiện hữu giữa mình và mọi loài. Hiểu “tri ân” là hiểu về sự vay mượn thọ nhận lẫn nhau. Từ lý nhân duyên ta sẽ thấy hết giá trị sâu xa về lòng “tri ân” cho đến thể hiện lòng “báo ân”. Hiểu được “tri ân” và “lý nhân duyên” sẽ giúp người ta phát sanh trí tuệ, khai mở thiện tâm, biết quý trọng những gì ta đang thọ dụng. Cho nên “tri ân” sẽ khiến người sống buông lung, phung phí trở nên biết cần kiệm, trân trọng gìn giữ, biết sẻ chia, đồng thời biết lo vun đắp tình thương cho nhau. Người thực sự biết tri ân khiến tăng trưởng mọi hạnh lành và chóng thành tựu đại sự.

Như vậy biết ơn, là công hạnh giúp người ta sống tốt và sống có ích hơn giữa mình và mọi người. Đồng thời tự nơi cõi lòng của ta sẽ tỏa năng lượng tình thương yêu vô bờ bến, cho đến cả những người không ưa ta. Như bài hát của Elvis Phương “Bạn thân ơi cố gắng yêu thương người. Dù người không yêu ta, hãy cứ yêu thương hoài. Mặc người ai quên ai, hãy cho nhau một lời. Dù là lời nghe chua cay, dù là lời thoáng qua tai… Bạn thân ơi cố gắng thương yêu đời, dù đời không yêu ta, ta vẫn yêu thương hoài… Dù đời cay đắng như vôi ”.
Quả thật, đạo lý con người chỉ qua hai chữ “tri ân”, và giáo lý “Duyên khởi” khiến cho cuộc đời càng thêm tươi sáng, hân hoan hẳn lên. Như thế “tri ân” “Duyên khởi” mang một ý nghĩa thâm sâu làm thắp sáng niềm tin trong cuộc sống. Thiết nghĩ nếu ai không hiểu gì về giáo lý này ắt hẳn cuộc sống người ấy sẽ tẻ nhạt và buồn chán làm sao! Vậy, Từ lý duyên sinh, ta có thể phăng tìm và thấy biết được gốc ngọn của mọi sự vật, nếu thấy được giáo lý duyên sinh sâu rộng chừng nào, mọi vấn đề chung quanh sẽ được sáng tỏ thêm chừng đó. Lòng “tri ân” kia cũng được mọi người trân trọng và thực hành tốt lẫn nhau. Quả là giáo lý thâm diệu vô cùng!

Đặc biệt, nhờ nhân Duyên mà chúng ta hội đủ duyên lành, hình thành nên một đoàn thể lớp Đào tạo từ xa để trao đổi học hỏi những giáo lý giải thoát. Ta được gặp các Giáo thọ sư, quý Hòa thượng, chư Đại đức…Các Ngài vì lòng lân mẫn đã sớt chia bao điều hay ý đẹp, cũng như thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ đến đoàn thể lớp chúng ta để chúng ta biết rõ đường hướng tu tập tránh khỏi lạc lối…

Vậy, Nếu chúng ta thật sự hiểu về lòng tri ân và lý nhân Duyên, tất sẽ cảm ơn đến hết thảy mọi thành công, thất bại cũng như những khó khăn – tất cả đều nhắc nhở ta biết rằng mình đã được may mắn như thế nào. Biểu hiện cụ thể nhất của lòng biết ơn chính là luôn cố gắng vui sống với mọi người. Nếu như mỗi sáng thức dậy mà ta vẫn còn cảm nhận được những âm vang của cuộc sống, thì ngày đó ta còn sống để có thể nói lời cảm ơn và yêu thương.

TN Nguyên Linh (ĐSHĐ-004)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM