Trú xứ thích hợp trong Pháp và Luật của Như Lai

Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: ‘Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)’. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi.”

1. Khái niệm “trú xứ”

– Theo từ điển Pāli Viet Dictionary1

+ Ý nghĩa của “trú xứ” trong Pāli – Việt: là Āvāsa: nhà, chỗ ở, nơi ở, chỗ cư ngụ;
+ Ý nghĩa của “trú xứ” trong Pāli – English(P-E) là “xứ” = āyatanā = ā + yam+ āyata: là sphere; region; sense-organ; position (nơi ở, nơi ở, nơi ở, nhà);

+ Ý nghĩa của “trú xứ” trong Pāli – Hán: Āvāsa: 住所, 居住: trụ sở, cư trụ;

– Theo Kinh Tương Ưng tập IV2: ý nghĩa của “trú xứ” là Āgāra: nơi, một nhà khách, nơi đi đến của khách đủ loại (Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, v.v…) từ nhiều phương (Đông, Tây, v.v…), trong thân này có nhiều thọ sai biệt khởi lên như lạc, khổ và bất lạc, bất khổ; liên hệ và không liên hệ đến vật chất.

– Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya sutta3), Āgāra có ý nghĩa là suññāgārānaṃ = các trú xứ không tịnh.

– Kinh Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna4), Āgāra” có ý nghĩa là suññāgāragato = đi đến ngôi nhà trống.

Như vậy, “trú xứ”: (p)(s) là āgāra được hiểu là “xứ” là nơi, chỗ, nơi ở, chỗ ở, nơi nào đó, chỗ nào đó, nơi cư ngụ, trú ngụ, môi trường nào đó v.v… Việc tìm kiếm, định vị cho mình một trú xứ theo định hướng lâu dài cho thực tại và tương lai là yếu tố không thể thiếu dù bạn là phàm phu hay là bậc thông tuệ. Trong kinh tạng Pāli đức Phật giới thiệu nhiều loại hình trú xứ như bình an, hạnh phúc, lý tưởng, nơi chỗ trú và chứng chúng hữu tình, chư thiên, cõi trời v.v… tất cả không ngoài Pháp và Luật của Như Lai. Mỗi người chúng ta với nhân- quả- nghiệp chọn cho mình một trú xứ thích hợp trợ duyên quá trình tu tập phạm hạnh tâm được định tĩnh, thân tu tập đạt an lạc, giải thoát trong hiện tại.

2. Loại hình trú xứ thích hợp trong Pháp và Luật

Trong Trường Bộ bài kinh Đại Niết-bàn, Phật dạy: “Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi5.”

Trước khi nhập Niết-bàn bậc Đạo Sư còn nhắn gửi những lời dạy cuối cùng và định hướng cho hành giả đã, đang và sẽ đi trên con đường của Như Lai không sai lệch đó là Pháp và Luật của Ngài. Việc chọn cho mình một nơi ở thích hợp trong Pháp và Luật của Như Lai được Đức Phật dạy trong bài kinh Khu Rừng như sau:

– “Ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng mà các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng này cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y dược trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách khó khăn… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại, ngay lúc ban ngày hay lúc ban đêm.”


– “Ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng các niệm chưa được an trú không được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh không được định tĩnh, các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ không được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt không được chứng đạt, và những vật dụng cần thiết cho đời sống mà một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật dụng này kiếm được một cách không khó khăn… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này phải từ bỏ ngôi rừng ấy, không được ở lại.”

– “Ở đây, Tỷ-kheo sống tại một khu rừng các niệm chưa được an trú được an trú, tâm tư chưa được định tĩnh được định tĩnh; các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ được hoàn toàn đoạn trừ, vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt, nhưng những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gia cần phải sắm đủ, như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, những vật này kiếm được một cách khó khăn… Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy chỉ với suy tính này, phải ở lại khu rừng ấy, không được bỏ đi.”


– “Ở đây Tỷ-kheo sống tại một khu rừng các niệm chưa được an trú được an trú… vô thượng an ổn, khỏi các ách phược chưa được chứng đạt được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết… kiếm được một cách không khó khăn… Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải ở lại khu rừng cho đến trọn đời, không được rời bỏ6.”

Trong bài kinh Đức Phật đưa ra bốn loại hình trú xứ nêu rõ công dụng hộ trì của mỗi nơi, Ngài có chỉ dẫn nơi nào phù hợp tăng trưởng trong Pháp và Luật của Như Lai như thân được an trú, tâm tư được định tĩnh; các lậu hoặc được hoàn toàn đoạn trừ, được chứng đạt, mặt dù những vật dụng cần thiết cho đời sống một người xuất gia như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, v.v… có phần đủ hay không đủ thì ở đó không nên bỏ đi. Đây là hạnh dễ nuôi của người xuất gia.


Thực tại đời sống vật chất ngày càng cao, nhu cầu con người ngày càng chạy theo kỹ thuật số hóa ăn phải ngon, ngủ phải ấm, chạy xe phải cao cấp, điện thoại thứ sang, v.v… quên mục đích thực tại. Để bình ổn thân tâm Phật dạy phải chọn cho mình một mô hình trú xứ thích hợp đảm bảo an toàn trong Pháp và Luật của Như Lai dù bạn đang sống tại một nơi nào, làng nào…, tại một thị trấn nào…, tại một đô thị nào… tại một quốc gia nào… mà giúp tu tập an thân, định tâm thành tựu đạo quả trong cuộc sống hiện tại cho dù nơi đó có thiếu một chút về mặt vật chất.

Giá trị tối thượng Phật đưa ra cho bốn loại hình trú xứ trong bài kinh trên không chỉ nằm ở việc trợ duyên nơi ở, chỗ ở, nơi có điều kiện vật chất hay không đủ điều kiện vật chất mà ở nơi chỗ đó còn có giá trị giúp bình ổn trong việc tu tập về thân lẫn tâm.

3. Giá trị của trú xứ thích hợp

Ở trên Đức Phật đưa ra hai loại hình trú xứ thích hợp hỗ trợ tu tập xác định đây là một yếu tố ngoại duyên hỗ trợ cho những ai tu tập phạm hạnh đạt kết quả của bậc Thánh. Muốn tu tập có kết quả Phật dạy hãy quán sát hoạt động, sự di chuyển, tiến triển của tâm, trong kinh Tương Ưng V, Phật dạy: “Này Ananda, Ta thuyết tu tập có hướng tâm, Ta thuyết tu tập không có hướng tâm. Những gì, này Ananda, một bậc Ðạo Sư cần phải làm vì hạnh phúc, vì lòng thương tưởng đối với các đệ tử, vì lòng từ mẫn khởi lên, những việc ấy, Ta đã làm cho các ông7. Này Ananda, đây là những gốc cây. Ðây là những nhà trống. Hãy tu Thiền, này Ananda. Chớ có phóng dật. Chớ có hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các ông.” Một trong những trú xứ giúp thành tựu được tài sản của bậc Thánh là gốc cây, ngôi nhà trống, khi ở trú xứ này giúp hành giả tu tập thiền quán và tâm định tĩnh, không phóng dật, không còn dính mắc, chấp giữ là tôi, của tôi.

Thực trạng hiện nay trú xứ là gốc cây, ngôi nhà trống như lời Phật dạy cách đây hơn 2600 năm thì không còn nữa, “những gốc cây” “ngôi nhà trống” có thể hiểu là nơi có thể che chở về điều kiện vật chất lẫn tinh thần, về điều kiện tự nhiên lẫn an ninh xã hội, hộ trì phòng hộ căn trong tu tập, là nơi chỗ nương tựa vững chắc có thể bật lên được ngọn lửa đoạn trừ phiền não, lậu hoặc, v.v… tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Thiêu Cháy Phật dạy:

Cho ăn là cho lực
Cho mặc là cho sắc
Cho xe là cho lạc
Cho đèn là cho mắt
Ai cho chỗ trú xứ, vị ấy cho tất cả
Ai giảng dạy chánh pháp, vị ấy cho bất tử8.”

“Cho gì” đây một vấn đề hỏi lớn, rộng liên quan đến cặp phạm trù nhân quả đối đãi trong cuộc sống “cho gì, được gì”. Câu chuyện Thiên nhân hỏi Phật: “Cho gì là cho lực? v.v… Cho gì cho tất cả?”. Trong trường hợp này Thế tôn trả lời “Cho ăn là cho lực, v.v… ai cho chỗ trú xứ, vị ấy cho tất cả”. Cặp phạm trù này diễn tả nhu cầu cuộc sống liên quan đến việc ăn, mặc, ở trong hiện tại, cuộc sống an lạc, hạnh phúc ở tương lai của một con người. Do đó, để có những quả ngọt như sức mạnh, nhan sắc, thoải mái, hạnh phúc, v.v… tất cả những cái này thì Phật dạy phải thực hành hạnh bố thí. Bố thí cái gì cho sức mạnh, cái gì cho nhan sắc, cái gì cho tất cả, v.v… Ở đây Ngài dạy bố thí trú xứ là cho tất cả nhưng tối thượng hơn là ai bố thí pháp thì vị ấy cho bất tử.

“Cho chỗ ở là cho tất cả”, ở đây là bao gồm: ăn, mặc, ở, v.v… cần hiểu là điều kiện để theo đuổi giấc mộng đời về phương diện vật chất lẫn tinh thần. Vật chất ổn định, tinh thần mới an lạc hay tạm nói cần có một chỗ ở ổn định thì được gọi là an cư, lạc nghiệp. Có rất nhiều người cũng vì chỗ ở nương náu thân mà cả đời bán mạng cho đời, cho trời đất mặc tình sương gió mù xa nơi đất khách quê người chỉ mong có một chỗ an thân. Nhưng mấy ai thành tựu, bản thân thì mù mịt lại kéo theo một cỗ xe nào vợ, nào con, nào anh, em, bà con, một cái xe lửa nối móc nghiệp vay trả trả vay không ngừng nghỉ, không dứt, không bến đỗ, không nơi nương tựa, không ngày bình yên. Với bao mơ mộng, bao ước mơ ban đầu thân chưa ổn chưa vào đâu, tâm làm sao an, chưa kể là dòng đời trôi nổi thiện ác bủa vây, trôi nổi đi về đâu cho đúng, cho an, cho lạc. Vì vậy, Phật dạy trong Kinh Pháp cú, phẩm Tâm có câu như sau:


“Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến9.”

Tâm như vượn, khỉ chuyền cây không thể nắm giữ luôn chạy theo dục lạc quay cuồng không ngừng nghỉ. Thân không biết đủ, ý mơ tưởng bao la vũ trụ tạo tác không dừng. Ba nghiệp thân, khẩu, ý chạy đua cùng vọng tưởng tạo ác nghiệp. Vì thế, Phật dạy trong Kinh Pháp Cú:

“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình10.”

“Ý” ở đây là ý nghiệp, ba nghiệp thân, khẩu và ý. “Ý ô nhiễm” là suy nghĩ và hành động của thân, khẩu tạo ác nghiệp làm khổ hại cho mình và người cho chúng sanh muôn loài, kết quả ác nghiệp sẽ theo sau như bóng không rời hình tự mình làm, tự mình cam chịu. Rõ ràng chỉ vì mưu sinh cuộc sống, vì nơi ở theo ý mình cho sang, cho đẹp, cho như ý đôi khi ta đánh mất chính mình ngay trong thực tại. Không biết thân người là vô thường sẽ đi đến ngày hoại diệt mà cứ chạy mãi theo các dục quay cuồng Kinh Pháp cú Phật dạy:

“Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi Ma trói buộc11.”

Dù cao chạy xa bay tìm nơi sống một mình nhưng tâm không điều phục, không an trú thì ma quân vẫn bao vây. Nếu điều phục tâm không mơ tưởng thì thoát khỏi ma vương thoát khỏi trần cảnh. Lúc đó sống ở đâu cũng được, tùy duyên mà sống. Điều mà người tu tập cần biết đỉnh cao của trú xứ là “tùy sở trú xứ thường an lạc”. Tạm hiểu nơi nào cũng là nơi tu tập, nơi an lạc, không vướng dính điều gì. Đi đâu, ở đâu không còn là yếu tố quyết định quan trọng, nhưng có một trú xứ thích hợp cho ba nghiệp tham, sân, si không khởi nổi là yếu tố hỗ trợ cần cho hành giả tu tập.

4. Kết luận

“Sống địa phương thích hợp” “trú xứ thích hợp” là sống ở một nơi không khí trong lành, không ô nhiễm, nơi ở có nước và thực phẩm, v.v… Nhu yếu cuộc sống tạm đủ, góp phần quan trọng cho môi trường sống cùng nền giáo dục phát triển. Đối với hàng phàm phu thuận duyên trong công việc, nghề nghiệp ổn định, nơi mà bạn có thể làm những gì bạn thích một cách hướng thiện, v.v… Ngược lại, bạn đến ở một nơi mà không có thuận lợi trong cuộc sống, tâm không hướng thiện, nơi mà bạn không có thể học về Phật pháp, thực hành Phật pháp, nơi có nhiều người không khuyến khích và hỗ trợ bạn. Nơi đó đức Phật gọi là nơi không thích hợp để ở, nơi thích hợp để ở là nơi thuận lợi, đáp ứng về một số mặt như ăn, mặc, ở, tứ sự cần và đủ để cho thân tâm an ổn, phát triển tâm linh.

Do đó, cần có một trú xứ thích hợp, trú xứ lý tưởng, đảm bảo cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần đi đến giải thoát thân tâm ngay bây giờ và ở đây. Trong bài kinh Mangala Phật dạy: “nghe Pháp ở thời điểm phù hợp, môi trường thích hợp, nó sẽ giúp chúng ta chánh niệm, tỉnh giác nhận định, suy nghĩ của bản thân được thiết lập một cách đúng đắn thâm nhập Phật pháp, học hiểu, thực hành pháp sẽ trở nên thành công, trưởng thành và mãn nguyện đạt kết quả tốt12.” Như vậy một trú xứ thích hợp trong Pháp và Luật của Như Lai giúp thân khỏe tâm an tu tập tốt từ ý thức đến hành động.

Thích Nữ Hạnh Phổ (ĐSHĐ-113)


  1. Pali Viet Dictionary, htt:/www. dhamma. org.cn/ 26/11/2022.
  2. Thích Minh Châu (dịch 2017), Tương ưng Bộ Kinh- tập IV, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 219.
  3. Thích Minh Châu (dịch 2016), Kinh Ước Nguyện (Ākaṅkheyya sutta), Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 57-60.
  4. Thích Minh Châu (dịch 2016), Kinh Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna), Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 85-9.
  5. Thích Minh Châu (dịch 2016), Kinh Đại Niết-bàn, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 277- 349.
  6. Thích Minh Châu (dịch 2016), Trung Bộ kinh 1, “Kinh Khu Rừng, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 277- 349.
  7. Thích Minh Châu (dịch 2016), Kinh Tương Ưng V, Trú Xứ Tỳ-kheo-ni, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 239-246.
  8. Thích Minh Châu (dịch 2017), Tương Ưng Bộ Kinh, Phẩm Thiêu Cháy, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, tr. 75.
  9. Thích Minh Châu (dịch 2014), Kinh Pháp cú- III. Phẩm Tâm, Nxb. Tôn giáo Hà Nội.
  10. Thích Minh Châu (dịch 2014), Kinh Pháp cú- Phẩm Song Yếu, Nxb. Tôn giáo Hà Nội.
  11. Thích Minh Châu (dịch 2014), Kinh Pháp cú- III. Phẩm Tâm, Nxb. Tôn giáo Hà Nội.
  12. Thích Minh Châu (dịch 2016), Tiểu Bộ kinh I, “Hạnh Phúc Kinh”, Nxb. Tôn giáo Hà Nội.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC