Từ bi như thị vô ngôn (kỳ II)

Cứu khổ nơi Phổ Môn

Có một lần, em và ta cùng nhau đi đến thăm trung tâm của những người khiếm thính. Họ là những người bẩm sinh không thể nghe được bất cứ âm thanh nào. Họ đáng thương lắm, vì em cứ nghĩ xem, tiếng nói là công cụ gần như thống lĩnh trong việc giao tiếp, họ không thể nghe nên cũng không thể nói được. Nhờ những ngôn ngữ chuyên biệt dành cho người khiếm thính, nên cuộc sống của họ đôi phần vơi bớt những vất vả và khó khăn trong giao tiếp. Nhưng vẫn còn khó lắm vì em nhớ không? Cả đoàn đều không biết cách diễn đạt thứ ngôn ngữ ấy, chỉ biết trao tặng họ những món quà và ánh mắt yêu thương. Mình không thể trao đổi với họ. Nhưng sao họ vẫn hiểu được tâm ý của em và ta? Họ cảm động.

Những giọt nước mắt rơi trên tay của người nhận và kẻ cho. Từ ngày hôm ấy, trong ta đã ôm ấp ý niệm về thứ ngôn ngữ vượt lên tất cả những ngôn ngữ, nó không còn hạn hẹp ở tướng trạng của lời nói, hình thể, thanh âm hay chữ viết. Cho đến một hôm, khi đang nhâm nhi tách café nóng ở một quán nhỏ nơi xứ lạ quê người. Đó là một quán café mang đậm nét Á Đông giữa trời Tây này. Nghe đâu chủ quán là một người Úc đem lòng yêu say đắm một cô gái Thái. Vì tình yêu đối với một con người cụ thể, trái tim ông đã tạo nên sức lan tỏa mà mang lòng say mê đối với phong tục, tập quán và tín ngưỡng của người yêu.

Trên những chuyến đi lang thang tìm hiểu ấy, ông đã say mê với hình ảnh của 3 con khỉ. Một con bịt mắt, một con bịt tai và con kia bịt miệng. Ông đã sưu tập tất cả những kiểu hình tượng, tranh ảnh và kể cả biến thể của 3 con khỉ, rồi mang về xứ Úc, mở ra một quán café với cái tên rất dễ thương mà mình dịch thành tiếng Việt là 3 Con Khỉ. Hôm đó, khi nhìn ngắm tranh con khỉ bịt tai thì tự nhiên, ta bắt chước y hệt theo nó. Và bỗng dưng em ạ, ta phát hiện ra rằng, người khiếm thính họ cũng đang nghe đấy chứ. Nhưng thay vì là những âm thanh mà chúng ta đang nghe giữa cuộc sống thì họ lại nghe sự thinh lặng, hay nói cụ thể hơn là nghe âm thanh của không âm thanh. Vậy thì họ nghe bằng gì? Em đừng vội cho rằng, những người khiếm thính, khiếm thị là may mắn bởi vì họ không thấy, không nghe chuyện đời thì sẽ dễ định tâm hơn những kẻ còn ô trược như chúng ta.

Bởi vì cái làm cho chúng ta điên đảo, khổ đau, khóc hận không nằm ở màng nhĩ hay đôi mắt mà là ở cái vọng tâm phân biệt và luôn luôn sanh diệt trong từng sát na của chúng ta. Ta bịt tai lại, vẫn nghe được tiếng cười nói của ngày hôm trước, tiếng chửi bới của mấy năm về trước. Ta nhắm mắt mà vẫn thấy rõ mặt kẻ ghét, người thương. Vậy thì những tiếng đời và những gương mặt người đó, đâu phải nghe bằng tai, mà chẳng phải thấy bằng mắt. Mà đó là “tánh nghe, tánh thấy hay gọi chung tánh biết” đang thường trụ bất sanh bất diệt nơi mỗi chúng ta. Vì vọng tâm phân biệt thương ghét, tiếng chửi hay tiếng yêu nên đau khổ cũng từ đó mà phát sanh. Chứ kì thực cái tánh biết là không phân biệt. Nó là tự tánh nơi mỗi chúng sanh.


Em còn nhớ những bài học cơ bản về cơ thể người và những phản ứng của hệ thần kinh không? Mỗi khi sóng âm truyền đến màng nhĩ thì liền có một chuỗi dữ kiện thông tin được đưa về não và từ đó não phân tích, nhận biết, thương ghét v.v… Và quá trình ấy diễn ra chỉ trong chưa đầy một sát na và trách nhiệm của một hành giả là đi vào hay quán chiếu thật sâu sắc nơi sát na ấy. Từ đó, để thấy rằng bản chất của âm thanh là không có tốt xấu, và càng không có thương ghét mà có chăng chỉ là do tâm phân biệt nơi chúng ta mà hình thành nên. Chúng sanh bị khổ ách vô lượng khổ bức thân cái khổ của em, ta và chúng sanh không phải nằm ở ngoại cảnh mà do chính tâm của chúng ta đang phân tích, xét đoán ngoại cảnh chứ kỳ thực ngoại cảnh cũng như tiếng đời không có sự phân biệt giữa khổ và sướng, vui và buồn.

Cho nên, nói chúng sanh đang chịu đựng “vô lượng khổ” đang ràng buộc, gông cùm nơi thân tức là do vọng tâm phân biệt, đối cảnh sanh tâm liên tục và không ngừng nghỉ trong từng sát na sanh diệt. Khổ đau không ở ngoài ta, cũng chẳng ở trong ta mà là do ta tự tạo nên bởi chấp vọng làm tâm. Bởi vậy, ta đang tự trói buộc bản thân như thế thì khi ra đời dù mang danh là làm Phật sự, bố thí, cúng dường cho khắp 10 phương Chư Phật và Bồ-tát vĩnh viễn không thể đoạn hết khổ đau. Cho dù ta niệm chú, niệm Phật bao nhiêu biến mà không nhận thấy được ta là tác giả của những khổ đau ngút ngàn này thì mãi mãi ta vẫn sanh tử luân hồi, bởi vì vọng tâm dẫn ta đi như kẻ ngồi trên xe mà không cầm lái cứ để xe tùy nghi mà chạy rồi lại đau buồn, than trách vì nơi đến không phải như ý muốn.

Mỗi giờ trôi qua có vô lượng sát na, chúng sanh nơi tâm phân biệt cũng có vô lượng khổ đau đang vây chặt họ, “tù cấm xiềng xích, tay chân bị gông cùm”. Những điều này, hoàn toàn chúng ta có thể thực chứng được giữa đời thường. Em còn nhớ hình ảnh mạng nhện tầm thường là đã thể hiện được chân tướng pháp giới mà ta đã từng bảo ban cho nhau. Đi tìm dẫn chứng cho cái tánh biết chân như này có khó gì đâu. Nhà ta đang ở lọt thỏm giữa đồng cỏ, và xung quanh bao bọc bởi những cây cao lớn. Cứ mỗi sáng là ta lại ra vườn và ngồi chơi trên cỏ. Cái cảm giác được gần gũi với đất, với trời cao, với thiên nhiên nó thanh bình đến lạ kỳ em ạ.

Ta không thể tả được nơi ngôn ngữ của chữ viết hay lời nói mà chỉ có thể mời em một lần nào đó bỏ hết những muộn phiền, những lo toan, hờn giận và kể cả yêu ghét để ngồi bệt trên cỏ, và tự cho mình cái quyền được ngu ngơ mà ngắm nhìn trời cao, ngưỡng mộ sự tạo tác của muôn duyên để rồi trên đồng cỏ ấy, mỗi lá cỏ là một tác phẩm khác nhau trên bình diện của tướng trạng vô thường sanh diệt. Em thử cho phép bản thân trở nên ngô nghê để ngắm nhìn vạn vật thì ngay đó em sẽ có được cái thấy bao quát và cũng bao dung hơn. Bởi lẽ vạn vật chỉ để thấy bằng tâm ban sơ chứ không phải để nhận biết bằng những vết thương còn rỉ máu sau trận chiến không khoan nhượng với đời. Cho nên Bụt nói rằng chỗ chứng đắc của chư Bụt là không thể diễn tả, cũng chẳng thể nghĩ bàn, chỉ có giữa những chư Bụt mới thấy biết nhau.


Em hãy mỉm cười đi. Bởi vì, lời nói ấy không phải để nói chỗ thấy cao hay thấp mà là sự mời gọi chúng sanh bước vào và đắm mình trong cái thấy của chư Bụt là không phân biệt, không chấp vào hình tướng và thanh âm. Như vậy, khi có ai đó đang cố gắng dùng ngôn ngữ diễn tả an lạc của chư Bụt hay của các tầng Thiền định thì em hãy khoan dung cho họ. Vì làm sao họ có thể biết được vị của ly nước mà người khác đang uống? Làm sao họ có thể biết được bình an khi ngồi vu vơ ca hát trên cỏ và trong gió lộng nếu không đặt xuống những gánh lo đời? Nhưng em đừng cười nhạo họ, vì họ cũng như em và ta đang loay hoay tìm kiếm cách cởi bỏ mớ dây xích chằng chịt của vô lượng khổ đau đang trói buộc lấy thân tâm.

Họ đáng thương hơn đáng trách em ạ. Trở lại với đồng cỏ của ta, những ngày đầu tiên, ta phát hiện ra rằng có đàn chim vẹt rất lớn, rất đẹp, thường đến đậu trên cây cao nhất và ca hát inh ỏi. Ta đã tức giận đám chim ấy rất nhiều, thậm chí ta đã thầm nguyền rủa chúng vì âm thanh chát chúa ấy làm hỏng những buổi sáng tinh tuyền của ta. Lần hồi về sau, ta cảm thấy quen dần với chúng, nhưng tâm ta vẫn còn sự khó chịu vi tế vì ta yêu cầu về một không gian yên tĩnh tuyệt đối. Nhưng thực ra làm sao ta có thể có được không gian như thế, khi tâm còn kẹt giữa khái niệm về tĩnh và động về yên ắng và ồn ào? Rồi như một duyên lành, hôm ấy đàn vẹt đang kêu, và ta đang gồng mình chịu đựng thì chúng bỗng nhiên im bặt.


Ta rơi lọt thỏm vào hố sâu vô tận của sự gồng cứng, ta trở thành trơ trẽn khi đối diện với cái khó chịu của chính ta. Ngay lúc ấy, những chấp niệm trong ta bị vỡ vụn ra như hoa bồ công anh trong gió lộng. Tất cả những ý niệm về chấp có và không bị thổi bay đi như những cánh hoa, để lại ta ngô nghê giữa đời như đài hoa trần trụi. Nếu ta lấy cảm giác khó chịu cho là thường hằng, bất biến thì nó ở đâu khi tiếng chim đã thôi vang lên? Nó ở đâu khi đôi lần vì mải mê với một công việc nào đó mà ta không nghe thấy sự có mặt của đàn chim và tiếng hót chát chúa kia? Vậy nên cái cảm thọ khó chịu đó không phải là tác phẩm của màng nhĩ mà là tạo tác của tâm thức phân biệt. Do vậy, dù tiếng chim vẫn còn, người nghe vẫn còn nhưng cảm thọ đã vắng bóng hoàn toàn. Đó là pháp chân quán của đức Bồ-tát Quán Thế Âm. Tức quán đến thực chân của khổ thọ, sanh diệt, cấu tịnh để thấy chân thực rằng chúng chỉ là những ý niệm của tâm phân biệt thế gian.

Do từ phương pháp quán chiếu về thực tướng của âm thanh và tánh nghe thường trụ nơi tự thân, nên có thể độ được hết vô lượng chúng sanh trong pháp giới. Họ chính là muôn vạn lượng những sân, si, mạn nghi, ác kiến đang trùng điệp sanh diệt nơi tâm ta ở mỗi sát na. Cho nên, không thể cầu xin Quán Âm để thoát khổ mà phải chấp trì danh hiệu hay đúng hơn là thọ trì pháp tu tập của đức Quán Âm, dùng khả năng quán chiếu âm thanh nơi tự thân mỗi chúng sanh mà khiến tất cả khổ ách được tiêu tan.


Bụt Thích Ca từng dạy: Chư Bụt thành đạo đã độ hết tất cả chúng sanh, nhưng kỳ thực không có chúng sanh nào được độ. Tức là Bụt đang nói về những chúng sanh trong tâm ta, họ là không thực, chỉ là những ý niệm sinh khởi thì làm gì có để mà hóa độ đây? Tiếp đó, nơi kinh Kim Cang, Bụt Thích Ca nhấn mạnh rằng:

“Nhược dĩ sắc kiến
Ngã âm thanh cầu ngã
Thị nhơn hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai”.

Ý văn tức là dùng cái thấy biết của sắc thân sanh diệt, dùng cái âm thanh còn phân biệt để cầu Tự Tánh thì hành giả đang đi lệch đường (tà đạo) vì lẽ đó nên không thể quay về với bản thể bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Hay cô đọng lại là Như lai. Do đó, kẻ nghe pháp mà kẹt vào thanh âm hay hình tướng của pháp sư truyền đạo thì cũng xem là lệch đường. Do phá đi chấp tướng và chấp thanh này mà Duy Ma Cật đã dùng sự im lặng của mình để nói về cách mà Ngài dùng để thể nhập pháp Không Hai (Bất Nhị Pháp Môn).

“Nguyền rủa các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quán âm
Trở thành nơi bổn nhân”.

Đây là đoạn kinh rất thường bị hiểu lầm theo tà kiến (những kiến giải không đúng với Chánh pháp). Theo dân gian, các tác hại của lời nguyền rủa và thuốc độc là ta không trực tiếp làm thương tổn người khác mà họ vẫn phải chịu đựng sự thiêu đốt, ray rứt, khó chịu và đôi khi phải tự kết liễu đời mình để khỏi phải tiếp tục đau khổ. Thế thì, em có thấy lời nói cay độc có khác mấy với những thứ tà ác kia đâu? Một lời nói không từ nơi chánh niệm có thể khiến tha nhân ôm hận, cay đắng cả đời. Một lời ác ngữ có thể xô người khác xuống tận cùng vực thẳm của tuyệt vọng và đau thương. Chỉ một lời nói thôi mà sức công phá ghê gớm biết dường nào. Tuy nhiên, nếu hành giả đã niệm được Quán Âm, tức là an trụ nơi tánh biết không phân biệt thì những ngữ ngôn của tha nhân có khác gì là hoa đốm giữa hư không? Và khi người nhận (vọng tâm phân biệt) không còn nữa thì “của cho” sẽ quay lại với “người cho”. Và nếu luận theo lý nhân quả thì tuy thấy vẫn còn người nhận quả, nhưng kì thực đau khổ đã không thể chạm đến thân. Bởi thần lực của Quán Âm, bởi công năng của pháp quán chân tướng của vạn pháp.

Khi đã quán chiếu như vậy rồi từ nay, ta có thể ngồi chơi giữa chợ đời, tắm mình trong thị phi mà không hề cáu bẩn. Cái Định không phải từ việc đóng cửa hết các giác quan thấy, nghe, hay biết như 3 con khỉ đang làm mà là sự an nhiên tự tại của hành giả sau khi đã lìa được tâm phân biệt, đã thôi chấp vọng làm tâm. Sau cái thấy như vậy, ta có một cái nhìn khác về tượng 3 con khỉ em. Đó không phải là một pháp tu như người sơ cơ thường tưởng tượng mà chính là sự nhạo đời của các bậc Thượng nhân. Dù cho có bịt kín hay cắt đứt hết các căn, trần mà không lìa được đôi bờ nhị nguyên thì hành giả vẫn còn là “Tâm viên (khỉ vượn), ý mã “. Bởi lẽ sự đóng kín các căn và ép lìa các trần theo như ngôn ngữ Phật học gọi là phân biệt pháp trần tức là sự kẹt vào Động-tĩnh, cấu-nhơ.


Quán chiếu được vậy rồi, em ơi, hãy mang tánh nghe bao trùm cả pháp giới để thấy sanh diệt bị phủi đi như bụi bẩn đóng bám trên gương.
(Còn tiếp)

Nguyên Huệ (ĐSHĐ-009)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC