Việt Nam – Ấn Độ: Khúc ruột lành lặn của nền văn minh Á châu

Việt Nam – Ấn Độ, nhìn từ dòng chảy lịch sử là hai nền cộng hòa chưa bao giờ bất hòa trên thương trường kinh tế, văn hóa, chính trị cũng như tôn giáo. Vượt qua những ngưỡng cửa đối ngoại đầy thách thức, Phật giáo ung dung hòa nhập vào bản sắc dân tộc Việt như một điều hiển nhiên. Bởi lẽ, tính bất phân của Phật giáo quá gần gũi và mềm mại với nếp sống hòa thuận, đùm bọc “như thể tay chân” của dân tộc Việt. Vô tình, nó tự gói ghém, nâng đỡ nhau như một sự thật tất yếu được nhìn thấy trên cơ thể và diện mạo Phật giáo giữa Ấn – Việt nhiều thế kỷ qua. Ý nghĩa đó được thể hiện với 5 hạng mục:

Phật giáo du nhập vào Việt Nam kết nối mối thâm tình hữu nghị

Quan hệ Việt – Ấn đã được khẳng định ngay từ những thế kỷ đầu CN qua dấu chân các nhà sư theo đoàn thương thuyền từ Ấn sang Việt. Cửa ngõ văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo cũng bắt nguồn từ cột mốc lịch sử này. Trong đó, Phật giáo có vai trò không nhỏ trong việc khơi nguồn cho mối quan hệ hữu nghị Ấn – Việt và giới thiệu trật tự tâm linh tôn giáo đến đất nước bạn.

Về sau, mối quan hệ song phương đó dần được vun đắp, thắt chặt bởi những Nguyên Thủ đại diện như Jawaharlal Nehru, Rajiv Gandhi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước. Nhờ đó, Việt – Ấn ngày càng phát triển, đơm hoa kết trái, trở thành mối quan hệ toàn diện, chiến lược.

Ngang qua các cuộc kháng chiến gian khổ, lâu dài vào giai đoạn 1945-1975, thậm chí sau 1975, dù tình hình thế giới, khu vực và lãnh thổ có nhiều biến động phức tạp, nhưng có thể nói, Ấn Độ vẫn bên cạnh Việt Nam kể cả những thời điểm khó khăn nhất. Đây là điều hết sức đáng quý, đáng trân trọng mà ít mối quan hệ nào có được trong một thế giới đầy phức tạp, biến đổi khó lường.

Những cánh chim đầu đàn của Phật giáo Việt Nam trên đất Phật

Xưa nay, Ấn Độ vẫn luôn là chiếc nôi bảo bọc, nuôi dưỡng hàng trăm Tăng Ni – tín đồ Phật tử Việt. Trong đó, những cánh chim đầu đàn như Trưởng lão HT. Thích Minh Châu, HT. Huyền Diệu, Ni trưởng Khiết Minh đều là những người con Việt dấn thân về đất Phật gần như sớm nhất và có những đóng góp lớn lao trong việc tạo nên tính giao thoa, tiếp biến giá trị, bản sắc văn hóa Phật giáo giữa 2 nước.

Nhân vật thứ nhất: Cố Đại Trưởng lão HT. Thích Minh Châu những năm 1955-1963 đã đến học tập và được mời ở lại giảng dạy tại Trường Nava Nalanda Mahavihara thuộc Đại học Bihar, Ấn Độ. Sau khi trở về nước Ngài đã đóng góp một công trình Đại tạng Nam truyền đồ sộ và có những ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp giáo dục Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

Nhân cách và đạo nghiệp của Tăng sinh đầu tiên trên Đất Ấn thuở ấy đã soi sáng và không ngừng gióng hồi trống bền bỉ thúc giục các thế hệ Tăng Ni Việt Nam quay về vùng đất thiêng để nỗ lực học tập, tiếp cận nguồn cội gia tài pháp bảo.

Đáp lại những thiện tình của Cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu. Năm 1991, những suất học bổng ICCR đầu tiên của Chính phủ Ấn Độ trao tặng đến 3 Tăng Ni sinh khóa I có thành tích học tập xuất sắc của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM. Đó là, ĐĐ. Thích Chơn Thiện,ĐĐ. Thích Tâm Đức và SC. Thích Nữ Tín Liên. Sự kiện này là chiếc cầu nối mở ra con đường học Phật cho các lưu học sinh Tăng Ni xứ Việt trên con đường học Phật và giao lưu văn hóa giữa hai nước bạn Việt – Ấn… Nên cứ thế, trên đất Ấn hình ảnh Tăng sĩ Việt Nam đã dần dần trở nên thân quen từ bao giờ.

Nhân vật thứ hai là HT. Huyền Diệu: Giới thiệu văn hóa tự viện Việt Nam trên đất Phật vào tháng 5/1987. Sự kiện này mở đầu cho nền tảng giao thoa văn hóa Việt – Ấn.

Từ những bước chân thầm lặng đó, hàng năm cảng hàng không Ấn không đơn thuần đưa đón các thương nhân đến đầu tư kinh doanh, mà thêm vào đó những đoàn Tăng Ni, Phật tử về quê Cha tu học, hành hương, ủng hộ các chương trình thiện nguyện tại các chùa gốc Việt trên đất Ấn. Xem đó, Phật giáo trong vai trò chiếc cầu nối làm cho tình cảm hữu nghị của Việt – Ấn đã bền lại càng thêm keo sơn.

Tấm lòng của người con gái Phật trên quê Cha

 

Chùa Kiều Đàm Di Việt Nam Vaishali (Tỳ Xá Ly) – Ấn Độ.

Bên cạnh những danh Tăng, Ni giới cũng tự hào với sự dấn thân của Ni trưởng Khiết Minh1.Trên mãnh đất giàu huyết thống tâm linh này, Ni trưởng đã cho xây dựng một ngôi bảo tháp “Mahaprajapati trust shanti stupa” để tưởng nhớ nơi Ni đoàn được thành lập. Xây dựng chùa “Mahaprajapati Trust Vishwashanti pagoda” làm nơi trú ngụ cho chư Tăng Ni và Phật tử Việt Nam khi đến chiêm bái Phật tích Vaishali.

Ngoài ra, đây cũng là nơi kết nối, tiếp nhận các nguồn bảo trợ từ các thí chủ Việt Nam nhằm triển khai các hoạt động: Mở khóa tu, các khóa thiền tập; cứu giúp nạn nhân thiên tai lũ lụt, mở trường dạy nghề;…

Đặc biệt, hiện tại Ni trưởng đã tiến hành thiết lập 3 chi nhánh làm cơ sở giáo dục Tiểu học hệ chính quy cho hơn 2.300 học sinh Ấn tại: Vaishali Mahāprajāpāti (thành lập năm 2013), Bhodhgaya (thành lập năm 2017), Kolhua Mahāprajāpāti thuộc Vashali (được thành lập năm 2018).

Tất cả những thiện nguyện và sự dấn thân không những đánh dấu lại bước chân Ni đoàn trong lòng hàng “Thích Nữ” mà còn khao khát được nối lại truyền thống, huyết mạch của Ni đoàn từ ngàn xưa.

Cầu nối văn hóa trên trường Quốc tế

Ấn Độ là quốc gia có dân số lớn hàng thứ 2 trên thế giới và nền dân chủ lâu đời nhất tại Á châu. Vùng địa linh này cũng là nơi sản sinh ra nhiều vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại về tôn giáo, triết học, khoa học, văn học, và chính trị. Trong đó, đáng vinh danh nhất là Đức Phật và Đại đế Asoka – 2 trong 5 nhân vật được bình chọn là bậc có đóng góp lớn cho nhân loại2. Dũng mãnh đứng lên giữa mọi chủ nghĩa đa thần giáo, Phật giáo chủ trương khai mở trí tuệ giác ngộ, giải thoát con người ra khỏi tất cả mọi trói buộc và hạn chế của vị ngã. Đồng thời, phát huy triệt để tinh thần từ bi bình đẳng của con người.

Chùa Kiều Đàm Di Việt Nam Vaishali (Tỳ Xá Ly) – Ấn Độ.

Tinh thần ấy được nổi bật vào ngày 12 tháng 11 năm 1999, qua Nghị quyết A/54/235 do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tôn vinh như những di sản quý báu mà cộng đồng thế giới cần trân quý và phát huy. Theo đó, việc tổ chức Đại lễ Vesak hàng năm được diễn ra nhằm góp phần chuyển hóa thù hận, bất công, bạo lực và chiến tranh trên toàn cầu.

Riêng Việt Nam, được vinh dự đăng cai tổ chức ba lần Vesak tại thủ đô Hà Nội (năm 2008), chùa Bái Đính (Ninh Bình, năm 2018) và chùa Tam Trúc (Kim Bảng, Hà Nam – năm 2019) với sự tham gia đông đảo các quan chức, bạn bè Quốc tế. Sự kiện này không chỉ tỏ rõ thiện chí thân tình với các nước bạn, không chỉ “thể hiện sự gánh vác, vai trò của Việt Nam với việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc3” mà còn góp phần khẳng định tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong nhìn nhận của thế giới, của dân tộc. Qua đó, ngoài việc thúc đẩy các giá trị tôn giáo, Phật giáo đã trở thành cầu nối gián tiếp trong sự bang giao, phát triển nhiều lĩnh vực mà gần nhất là những nguồn lợi được nhìn thấy từ lĩnh vực du lịch tâm linh. Bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc vì thế, đã xích lại gần hơn niềm tin dành cho Phật giáo mà không phải là thái độ chối từ bởi một tôn giáo ngoại lai. Nhờ đó, Việt Nam ngày nay đã tồn tại một đạo Phật lớn mạnh với đầy đủ hương vị và màu sắc.

 

Đền Mariamman – TP.HCM.

Ngoài ra, năm 2019 cũng là mốc son ghi nhận Phật giáo Việt Nam vinh dự làm đại thí chủ đăng cai tổ chức kỳ trùng tụng kinh điển tại Maha Vihara, thuộc bang Bihar với một số lượng lớn Tăng Ni, tín đồ Phật tử khắp thế giới vân tập về đất Phật. Thiện sự này vừa nhằm ý nghĩa ôn tầm lời dạy thiêng liêng của Đấng Giác Ngộ. Đồng thời, gián tiếp nói lên mối quan tâm, khắc khoải của người con Phật tại Việt Nam trong việc nỗ lực để Phật giáo được hồi sinh và hưng thịnh trở lại trên quê hương sông Hằng. Đó là sự tri ân sâu sắc không đến từ sự bắt buộc mà đến từ vai trò, trách nhiệm chung của hàng đệ tử Phật. Vì Đạo Phật không của riêng ai, không phân biệt biên cương, lãnh thổ. Hơn nữa, giáo lý Đức Phật là tài sản chung của nhân loại. Do vậy, bất cứ hình thức nào hướng đến việc tôn vinh và bảo vệ nguồn gia sản ấy đều được đề cao và phát huy nhiều hơn nữa.

Có thể nói, những sự kiện tôn giáo này đã nối dài nhịp cầu hữu nghị cho sự giao lưu văn hóa – tình hữu nghị Quốc tế nói chung và giềng mối hữu nghị bền vững của Việt – Ấn nói riêng trong nhiều thập kỷ qua.

Ấn Độ trong tim những người con Phật Việt Nam

Thời gian gần đây, vào những ngày Ấn Độ leo thang đến 100.000 ca nhiễm và 6.000 ca tử vong trong cuộc chiến cùng tử thần Covid, Việt Nam không ngừng thổn thức, trăn trở để giúp người anh em vượt qua cơn khủng hoảng toàn cầu.

Trong sự huy động khẩn thiết nhất, Chính phủ cũng như chư Tôn đức lãnh đạo Phật giáo Việt Nam đã 2 lần quyên góp ngân khoản chi viện 209 máy thở, 325 máy tạo oxy, 1.300 bình oxy, 50.000 khẩu trang và nhiều thiết bị y tế liên quan để hỗ trợ Ấn Độ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Tổng giá trị viện trợ lên tới 1,5 triệu USD. Phần lớn sự ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật đã được chuyển đến Hội Chữ Thập Đỏ Ấn Độ thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt – Ấn, để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Ấn Độ.

Đáng tiếc, cuộc chiến với đại dịch Covid năm 2021 đã cướp mất không ít những người con ưu tú của Phật giáo trên xứ sở sông Hằng. Có thể nói, đây là sự mất mát lớn của Tăng già Ấn Độ.

Trong tình cốt nhục linh sơn pháp lữ, “Thích tử” Việt Nam đã hướng về đất Phật, gián tiếp bày tỏ nỗi đau thương này qua lễ tưởng niệm cố Hòa thượng GS.TS Satyapala và Tiến sĩ – Bác sĩ Kukti Bhatnagar… những sứ giả chân chánh, uyên bác và nhiệt huyết cho Phật giáo Ấn Độ đương đại.

Tất cả tình cảm sẻ chia với Ấn Độ không những hâm nóng tình anh em mà còn mong mỏi chữa lành những vết thương được nhìn thấy từ khúc ruột của Phật giáo sau cuộc chiến với tử thần.

Hy vọng Ấn – Việt mãi là khúc ruột lành lặn mà không phải là một khúc ruột thừa trong dòng chảy của nền văn minh Á châu.

Tóm lại, Phật giáo truyền đến Việt Nam hơn 2.000 năm, với bao thăng trầm lịch sử nhưng chưa bao giờ dân tộc bỏ ngỏ hay ngưng thở vì sự có mặt của tôn giáo này. Từ những thế kỷ XI-XIV, Phật giáo được xem như Quốc giáo của đất Việt. Các vị vua thạc đức đã ứng dụng giáo lý nhà Phật trong việc trị quốc, an dân, bình thiên hạ và đã để lại những trang sử vàng son đánh dấu một thời hoàng kim của Phật giáo.

Điều đó không chỉ khẳng định Phật giáo xứng đáng được tin tưởng trong lòng dân tộc Việt Nam mà ngược lại còn thừa nhận rằng: Phật giáo là linh hồn để giữ vững nền tảng đạo đức, nhân cách cho người dân đất Việt. Như vậy, chấp nhận Phật giáo cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận tiếp thu tinh hoa của Ấn Độ – điều mà đôi khi tưởng chừng quá tầm với giữa một quốc gia bé nhỏ với một nền văn minh rộng lớn, cổ xưa nhất của Á châu. Chính vì thế, không ngỡ ngàng gì khi Phật giáo Việt Nam luôn xem Ấn Độ là xứ sở của quê cha đất tổ, là nơi bắt nguồn cho giọt máu đào nuôi dưỡng đời sống tâm linh.

Nhật Nhã (ĐSHĐ-100)
Diễn đọc: SC. Quảng Hiếu


  1. Trụ trì Chùa Kim Liên Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. H.G.Wells & Ernest Barker, H H Johnston, E Ray Lankester, Gilbert Murray, “The Outline of History – Being a plain History of life and mankind”, A venture of low price publications, 1998.
  3. https://plo.vn/van-hoa/lan-thu-3-viet-nam-dang-cai-dai-le-vesak-2019-833428.html.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC