Có nhiều lý do khiến người dùng không nên bán smartphone cũ trước khi có máy mới, bởi nếu vội vàng, người dùng có thể gặp nhiều sự cố sau này không thể khắc phục được.
Khi mua smartphone mới, người dùng có thể hào hứng với những gì có trên nó như màn hình tốt hơn, các tính năng cải tiến hay camera chất lượng cao hơn. Chúng có thể thôi thúc người dùng bán smartphone cũ, nhưng nếu làm điều này trước khi thiết lập xong cho máy mới, họ có thể phải hối hận về sau. Dưới đây là những lý do giải thích cho điều này.
Đầu tiên, một trong những lý do quan trọng nhất để giữ smartphone cũ cho đến khi thiết lập xong điện thoại mới là vì một số dịch vụ yêu cầu người dùng xác nhận danh tính của mình, chẳng hạn như WhatsApp. Gần đây, ứng dụng này đã triển khai tính năng bảo vệ tài khoản yêu cầu người dùng xác nhận danh tính của mình trên điện thoại cũ trước khi có thể đăng nhập trên thiết bị mới. Kết quả là nếu không có máy cũ, điều này có thể trở thành một vấn đề thực sự khi người dùng muốn truy cập vào tài khoản của họ. Cuối cùng, người dùng có khả năng bị mất các cuộc trò chuyện, hình ảnh, video và danh bạ.
Một lý do khác để giữ lại điện thoại cũ là một số ứng dụng xác thực chỉ có thể được cài đặt trên thiết bị mới tại một thời điểm. Các ứng dụng này, chẳng hạn như Google Authenticator, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài khoản của người dùng bằng xác thực hai yếu tố (2FA), cung cấp thêm một lớp bảo mật. Nếu người dùng bán điện thoại của mình trước khi cấu hình điện thoại mới, họ sẽ mất mã và quyền truy cập vào tài khoản được bảo vệ theo phương thức bảo mật này. Kết quả là, sự cố đăng nhập vào các tài khoản quan trọng. Để lấy lại quyền truy cập, người dùng sẽ phải trải qua một quy trình khá rườm rà.