Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí

Mở đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà báo lớn nhất, đặc sắc nhất của Việt Nam1. Người đã sáng lập các tờ báo: Le Paria (1922), Thanh Niên (1925), Việt Nam độc lập (1941)…, Trong cuộc đời 52 năm làm báo của mình, Người đã viết hơn 2000 bài báo bằng các thứ tiếng khác nhau như Anh, Pháp, Nga, Trung, Việt… với hàng trăm bút danh khác nhau. Nhân ngày báo chí Việt Nam, nhớ về Người, học kinh nghiệm làm báo của Người là việc làm ý nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi báo chí là công cụ đắc lực để phục vụ hoạt động cách mạng, giúp tuyên truyền, động viên, cổ vũ, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Thời nay chiến tranh đã qua đi, nhưng cuộc chiến với những cái xấu, cái ác thì chưa bao giờ dừng lại. Báo chí cũng là một công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh với cái xấu, cái ác. Vì vậy, tìm hiểu và học tập cách làm báo của Bác sẽ giúp người làm báo có một công cụ sắc bén hơn để đấu tranh với cái xấu, cái ác trong xã hội hiện đại.

1. Khái quát tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí

Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí tiếp tục soi đường cho hoạt động báo chí, tuyên truyền Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền là hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền và có thể được khái quát ở 9 điểm lớn sau đây2:

Thứ nhất, báo chí là tự do của tinh thần con người (chứ không phải tự do của một số người). Và, tự do báo chí bao giờ cũng tồn tại, những người làm báo phải đấu tranh bảo vệ tự do báo chí với ý nghĩa là tự do chân chính của tinh thần con người.

Thứ hai, báo chí nhất thiết phải mang tính chính trị, nó phải là tiếng nói, là cơ quan ngôn luận của một chính phủ, một tổ chức xã hội nhất định và luôn đứng ra bảo vệ cơ quan, tổ chức xã hội đó bằng thái độ, lập trường của tổ chức mình, vì sự tiến bộ của xã hội.

Thứ ba, báo chí là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng, tạo ra tính thống nhất tư tưởng và hành động trong xã hội để thực hiện những nhiệm vụ chung phát triển xã hội.

Thứ tư, báo chí là phương tiện phản ánh mọi hoạt động đời sống hàng ngày của xã hội, tạo ra sự tác động qua lại giữa quần chúng nhân dân với báo chí (Tạp chí khoa học khác báo chí chung chung ở chỗ này).

Thứ năm, báo chí phải có tính chiến đấu, luôn chống lại những luận điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc sự thật, tôn trọng sự thật, kiên quyết bảo vệ tư tưởng tiến bộ, đúng đắn, phê phán các tệ nạn xã hội, biểu dương cái tốt, chân, thiện, mỹ.

Thứ sáu, báo chí phải có tính đại chúng, nội dung viết phải thiết thực, dễ hiểu, mọi người đọc hiểu được, làm được, hình thức sáng sủa, văn phong ngắn gọn, rõ ràng, sinh động, hấp dẫn, hợp với đối tượng, tư liệu phong phú, chính xác, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. (Tạp chí khoa học không có tính đại chúng nhưng nội dung viết cũng cần mạch lạc, có thể hiểu được với cả người ngoài ngành, như thế mới có ý nghĩa thực tiễn).

Thứ bảy, mỗi tờ báo phải mang một màu sắc riêng, một cá tính riêng, không hòa lẫn với các tờ báo khác.

Thứ tám, người làm báo phải có lập trường tư tưởng vững vàng, hiểu biết rộng, tinh thông nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, nhạy bén chính trị và phải biết ít nhất một ngoại ngữ, thận trọng trong viết lách, bình luận (Bác không chỉ nói về ngành báo mà còn nói về người làm báo).

Thứ chín, báo chí và thông tin, tuyên truyền là các lĩnh vực gắn kết chặt chẽ với nhau. Hồ Chí Minh nói: “Theo ý kiến của tôi, thì thông tin, tuyên truyền và báo chí là ba ngành trong một việc, ba ngành đó phải đi sát với nhau”.

Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh là một sự đúc kết đầy đủ và sáng tạo về những quan điểm có tính nguyên tắc trong hoạt động báo chí, tuyên truyền; đó là sự kế thừa, học hỏi các quan điểm của Mác-Ăng ghen, Lê nin về báo chí và là kết quả của quá trình trải nghiệm, hoạt động cách mạng và hoạt động báo chí của Người tại nhiều nước trên thế giới cũng như thực tiễn cách mạng Việt Nam.

2. Trích dẫn những phát biểu của Chủ tịch Hồ Chi Minh về báo chí

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng và viết báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí cũng như người làm báo.

Năm 1947, trong thư gửi anh em trí thức Nam Bộ, Người khẳng định: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà3”.

Năm 1947, trong “Sửa đổi lối làm việc”, Bác hướng dẫn: “Khi viết xong một bài báo, một bản báo cáo, hoặc thảo một bài diễn văn, nhất định phải đọc lại vài lần. Mình tự phê bình bài của mình, hỏi ý kiến đồng chí khác. Những câu, những chữ thừa, vô ích bỏ đi.

Rửa mặt phải kỳ xát vài ba lần mới sạch. Viết văn, diễn thuyết cũng phải như vậy4.”

Bác nói thêm: “… Mỗi ngày, chúng ta ai cũng rửa mặt. Rửa mặt rồi, thì chải đầu. Nhiều người chải đầu rồi, còn soi gương xem đã sạch, đã mượt chưa. Nếu viết bài và diễn thuyết cũng cẩn thận như thế thì chắc không đến nỗi có nhiều khuyết điểm.

Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết.
Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn5.”

Về thói dài dòng, rỗng tuếch khi viết báo, Bác phê bình: “Viết dài mà rỗng, thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài6.”

Năm 1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng, Người căn dặn: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung7”.

Theo Bác: “Muốn viết bài báo khá thì cần:

1. Gần gụi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể thiết thực.

2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người.

3. Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu, thì sửa lại cho dễ hiểu.

4. Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ8…”

Bác rất thẳng thắn trong việc chỉ ra những khuyết điểm của báo chí. Tháng 3 năm 1949, trong thư gửi Hội nghị Thông tin, Tuyên truyền và Báo chí toàn quốc, Bác viết: “Báo chí có những khuyết điểm sau đây:

1. Về kỹ thuật: Có đôi tờ báo, khi thì rộng, khi thì hẹp, chữ in thì luộm thuộm, khó đọc, tên báo thì thường đổi khác (khi in thế này, khi in cách khác), thành thử tờ báo mất cả cái bản sắc của nó. Nhiều khi “tiếp theo trang sau” lộn xộn quá, làm cho người đọc khó tìm.

2. Về tin tức: Tin tức thế giới nhiều hơn tin tức trong nước. Có những tỉnh như Hà Giang, Lào Cai hoặc các tỉnh Trung Bộ hầu như không bao giờ có tin tức gì trên mặt báo. Các báo miền ngược không chú ý dân tộc thiểu số…

3. Về văn chương: Quá dài dòng văn tự. Khô khan, kém hoạt bát, lanh lợi. Không phổ thông. Hay dùng chữ Tàu mà không đúng nghĩa.

4. Về chính trị: Hay nói chính trị suông mà ít chú ý đến những vấn đề quan trọng khác, như kinh tế, văn hóa, xã hội…

5. Về phát hành: Chậm chạp và thiếu thốn. Nhiều nơi, hàng tháng không có báo, không có tin tức.

6. Về địch vận: Còn rất kém, đối lính Pháp cũng như đối những người Việt lầm đường theo Pháp.

7. Về kinh nghiệm: Không biết trao đổi cho nhau. Vùng này có nhiều sáng kiến hay, đã lượm được kết quả tốt, mà vùng khác không biết bắt chước.

Nói tóm lại: Nội dung các tờ báo chưa phản ánh được sự sinh hoạt của các tầng lớp dân chúng, chưa thành tờ báo của dân chúng9…”

Năm 1950, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ I về công tác huấn luyện và học tập, ngày 6/5, Người nói: “Báo chí cũng phải hợp lý hóa. Đừng bày biện ra nhiều thứ. Làm ít nhưng làm cho hẳn hoi. Không hợp lý hóa lại như thế thì rốt cuộc báo viết ra không ai muốn đọc mà tốn kém một trăm thứ. Đoàn thể cứ co cổ lại chịu tiền để mấy chú làm báo ngồi vẽ voi, vẽ ngựa mà không ai đọc10.”

Năm 1953, trong bài giảng của Bác tại lớp chính Đảng Trung ương, ngày 17/8, Bác nói về cách viết báo. Theo Bác, người viết báo cần phải đặt ra và trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Lấy tài liệu đâu mà viết. Theo Bác, muốn có tài liệu để viết thì phải tìm, tức là:

1. Nghe: Lắng tai nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu mà viết.

2. Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, những tình hình ở các nơi.

3. Thấy: Mình phải đi đến, xem xét mà thấy.

4. Xem: Xem báo chí, xem sách vở. Xem báo chí trong nước, xem báo chí nước ngoài.

5. Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã đọc được thì chép lấy để dùng mà viết. Có khi xem mấy tờ báo mà chỉ được một tài liệu thôi. Tìm tài liệu cũng như những công tác khác, phải chịu khó… Muốn có nhiều tài liệu thì phải xem cho rộng. Xem báo Trung Quốc, báo Liên Xô, báo Anh, báo Pháp… xem được nhiều thứ báo chừng nào thì lấy được nhiều tài liệu chừng ấy.”

Năm 1959, tại Đại hội Hội Nhà báo lần thứ II ngày 16/4, Người nhấn mạnh: Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung12”. Cũng tại Hội nghị này, Người nói: “… Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Chính vì thế cho nên, tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên, các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng.

Báo chí của ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu13.”


Tại Hội nghị Nhà Báo lần thứ II năm 1959, Bác chia sẻ kinh nghiệm làm báo như sau: “Kinh nghiệm của Bác là kinh nghiệm ngược. Bác học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc, rồi sau mới học viết báo Việt Nam… Một đồng chí công nhân ở tòa báo Đời sống thợ thuyền cho Bác biết báo ấy có mục “tin tức vắn”, mỗi tin chỉ năm ba dòng thôi và bảo Bác có tin tức gì thì cứ viết, đồng chí ấy sẽ sửa lại cho. Từ đó, ngoài những giờ lao động, Bác bắt đầu viết những tin rất ngắn. Mỗi lần viết làm hai bản, một bản đưa cho báo, một bản thì giữ lại. Lần đầu tiên thấy tin được đăng thì rất sung sướng. Mỗi lần đều đem tin đã đăng trên báo so với bài mình đã viết, xem sai chỗ nào14…”

“Có thời gian mình làm cả chủ bút, chủ nhiệm, giữ quỹ, phát hành và bán báo của tờ báo Paria”. Về cách bán báo, Bác chia sẻ: “Bán cho anh em công nhân Việt Nam, họ không biết chữ Pháp, nhưng họ vẫn thích mua vì họ biết báo này chửi Tây, mua rồi họ nhờ anh em công nhân Pháp đọc cho họ nghe. Một cách nữa là: Ở Pari có những chỗ bán báo lấy hoa hồng. Vì là đồng chí với nhau cả, các anh chị ấy bán hộ cho mình mà không lấy hoa hồng và họ bán được khá nhiều. Các số báo Paria vừa ra đều được Bộ Thuộc địa Pháp mua gần hết… Cách thứ tư: Trong những cuộc mít tinh, mình đưa báo ra phát rồi nói: ‘Báo này nói cho các đồng chí biết bọn thực dân áp bức chúng tôi như thế nào. Báo này để biếu thôi, nhưng đồng chí nào có lòng giúp cho báo thì chúng tôi cảm ơn.’ Kết quả là: Nếu đem bán thì 100 tờ báo được 5 ph-răng, nhưng “biếu không” thì có khi được tới 10, 15 ph-răng. Vì anh em công nhân có một, hai xu hoặc 1, 2 ph-răng cũng cho cả15.”

Năm 1962, tại Đại hội Hội Nhà báo lần thứ III ngày 8/9, Người khẳng định: Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Cũng tại Đại hội lần này, Người có hướng dẫn cụ thể về cách viết báo, làm báo sao cho có chất lượng: “… Muốn tiến bộ, muốn viết hay, thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện. Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một tờ báo thì tự đặt câu hỏi:

+ Viết cho ai xem?
+ Viết để làm gì?
+ Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?
Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm. Chớ tự ái, tự cho bài của mình là “tuyệt” rồi. Tự ái tức là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch dữ tợn nó ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta16.”

Cũng tại Hội nghị này, Bác nói: “Có một vài cán bộ và cơ quan, vì sợ phê bình mà chẳng những không giúp đỡ người viết báo lại còn có thái độ không tốt với họ, thậm chí đi kiện họ trước tòa. Những hành động như vậy cần phải chấm dứt. Mặt khác, các báo cũng cần khuyến khích quần chúng giúp ý kiến và phê bình báo mình để tiến bộ mãi.

Sẵn đây, nếu các cô, các chú đồng ý, thì Bác xung phong phê bình các báo:
+ Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng.
+ Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta.
+ Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng.
+ Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau.
+ Lộ bí mật.
+ Có khi quá lố bịch.
+ Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng.
Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới. Có những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì cần phải mượn chữ nước ngoài. Thí dụ: độc lập, tự do, giai cấp, cộng sản, v.v. Còn những tiếng ta có, vì sao không dùng, mà cũng mượn chữ nước ngoài? Thí dụ: Không gọi xe lửa mà gọi “hỏa xa”; máy bay thì gọi là “phi cơ17”…

Năm 1962, trong thư gửi Hội nghị các nhà văn Á – Phi lần II ngày 10/2, Người viết: “Cây bút phục vụ chính nghĩa trong tay nhà văn chiến đấu có một lực lượng cực kỳ mạnh mẽ. Tôi tin chắc rằng Hội nghị các nhà văn Á – Phi sẽ góp phần quý báu trong việc trao đổi văn hóa giữa các dân tộc18.”

Năm 1965, trong điện chúc mừng Ngày Nhà báo Á – Phi gửi Hội Nhà báo Á – Phi ngày 24/4, Người viết: “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng19”.

Những hướng dẫn, chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nghề báo và người làm báo như trên vẫn còn nguyên giá trị cho tới hôm nay.

Kết luận

Trong suốt cuộc đời 79 mùa xuân của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tới 52 năm làm báo, tính từ bài báo đầu tiên “nhỏ như bao diêm” đăng trên tờ báo Đời sống thợ thuyền năm 1917 ở Pháp đến bài báo sau cùng là “Thư trả lời Tổng thống Mỹ R.M.Nich-xơn” (Báo Nhân Dân, ngày 25/8/1969). Từ lúc còn là người công nhân nghèo tuổi đôi mươi giữa Paris hoa lệ đến khi trở thành Chủ tịch nước, Người không ngừng viết báo. Người đã tìm ra con đường cứu nước nhờ đọc báo và bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp cứu nước khi nhìn thấy sức mạnh to lớn từ báo chí. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người đã để lại một di sản báo chí lớn với hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký… thể hiện qua hơn 170 bút danh, viết bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Trung… Với những kỷ lục này, Người thực sự là một nhà báo vĩ đại. Tư tưởng của Người, những hướng dẫn, chỉ dạy của người về báo chí và người làm báo vẫn còn nguyên giá trị cho tới hôm nay. Vì vậy, học tập và làm theo tấm gương của Bác trong hoạt động báo chí là việc làm thường xuyên, liên tục đối với mỗi người làm báo.

Vũ Huyền Đam (ĐSHĐ-129)


  1. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.3.
  2. Trích từ “Lời thưa cùng bạn đọc” trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền” do GS. TS. Nguyễn Như Ý chủ biên.
  3. Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh. https://www.qdnd.vn/da-phuong-tien/longform/nhung-nha-bao-nha-lanh-dao-lon-cua-dat-nuoc-nha-bao-vi-dai-ho-chi-minh-662677
  4. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.42.
  5. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.46.
  6. Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh Toàn tập, T.5, tr. 339-341. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.79.
  7. Như trên.
  8. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.49.
  9. Hồ Chí Minh Toàn tập, T.5, tr.479-482. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.76.
  10. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.11.
  11. Hồ Chí Minh toàn tập, T.8, tr.206-212. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), tr.86-90.
  12. Như trên
  13. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.25.
  14. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.26.
  15. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.26-27.
  16. Báo Nhân Dân, số 3089, ngày 9/9/1962, HCM Toàn tập, T.13, tr.465-466.
  17. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.27-28.
  18. Thư gửi Hội nghị các nhà văn Á – Phi lần II, ngày 10/2/1962, báo Nhân Dân số 2583, ngày 13/2/1962, HCM Toàn tập, T.13, tr.339.
  19. Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh. https://www.qdnd.vn/da-phuong-tien/longform/nhung-nha-bao-nha-lanh-dao-lon-cua-dat-nuoc-nha-bao-vi-dai-ho-chi-minh-662677


Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền, Nxb. Thông tin và Truyền thông, 2023, tr.3.
2. Nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh. https://www.qdnd.vn/da-phuong-tien/longform/nhung-nha-bao-nha-lanh-dao-lon-cua-dat-nuoc-nha-bao-vi-dai-ho-chi-minh-662677
3. Báo Nhân Dân, số 3089, ngày 9/9/1962, HCM Toàn tập, T.13, tr.465-466.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!