Cổ kính chùa Việt

Chùa – một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng tôn giáo, là nơi thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Chùa được xây dựng phổ biến ở các nước Nam Á như Ấn Độ, Nepal, Bhutan,… cùng với một số nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam, Lào, Myanmar…

Tại nhiều nơi, chùa có nhiều điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một Đức Phật được thờ ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Mạn-đà-la (là một hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ), gồm một trục ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính đạo. Chùa còn là nơi tập trung của các Sư, Tăng, (hay Ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ tôn giáo.


Không chỉ đẹp về mặt kiến trúc, chùa còn đẹp về dáng vẻ cổ kính, tôn nghiêm, thanh tịnh. Trên khắp đất nước ta, gần như ở nơi nào cũng có chùa, to hay nhỏ. Có lẽ ngôi chùa cổ nhất ở nước ta được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ II ở Trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) thường được gọi là chùa Dâu. Trong thời kì Đinh, Lê, Lý, Trần chùa đã được xây dựng ở khắp nơi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên đã ghi lại: “Chỗ nào có người ở tất có chùa Phật, bỏ rồi lại dùng lại, đổ nát rồi lại sửa lại… Đạo Phật thịnh rất dễ mà được rất mực tôn sùng”. Chùa được xây dựng nhiều dưới thời Đinh, Lê, Lý, Trần như trên đã nói nhưng suốt trong các thế kỷ sau, chùa vẫn được tiếp tục xây dựng. Mật độ chùa chiền và mức độ cổ kính nhất vẫn là trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua nhiều thế kỷ tồn tại, qua nhiều lần trùng tu, dáng vẻ bên ngoài của ngôi chùa đã thay đổi nhiều, nội thất và ngay cả đến các pho tượng cũng không còn nguyên thủy, chỉ còn những vật thể bằng đá hay đồng mới không bị hủy hoại mà thôi. Ngày nay còn rất ít chùa mang phong cách kiến trúc và điêu khắc thời Lý, Trần, Lê; phần lớn được tu sửa dưới thời Nguyễn và gần đây đầu thế kỷ XX, nên đã mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn.


Chùa ở Việt Nam không cao, to, đồ sộ, không lộng lẫy như một số nước xung quanh. Điều đó có thể hiểu được trước hết là do những điều kiện khách quan của thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mưa bão ngập lụt, không khí luôn ẩm thấp, mà nhân dân lại chỉ dùng những vật liệu xây dựng truyền thống như gỗ, gạch, ngói. Các chùa xây dựng ở đồng bằng không gần các núi đá nên đã không sử dụng thứ vật liệu này, hơn nữa nhân công trước đây ở các làng mạc cũng không có nhiều. Thường thường mỗi làng xây một chùa riêng, ít có chùa to chung cho cả một vùng. Vì vậy không thể huy động một số nhân công đông đúc được. Các vật liệu vĩnh cửu trong xây dựng như sắt thép, xi măng chưa được sử dụng (kể cả các cung điện của vua chúa). Các chùa còn lại đều được xây dựng dưới thời phong kiến khi Nho giáo đã có địa vị chính thống nên việc xây dựng có thể đã không được sự khuyến khích của các quan lại, không được phép huy động nhiều tài lực, vật lực của cả một vùng rộng lại phải tuân theo những hạn chế của luật lệ như không được xây to, cao hơn dinh thự của quan lại và cung điện của vua chúa. Một lí do nữa có thể là do các nhà sư khi đứng ra xây dựng, do thấm nhuần giáo lí nhà Phật: mỗi chúng sinh đều bình đẳng, Phật không muốn đứng trên các sinh linh, cùng với mọi người chia sẻ những đau khổ trên thế gian này.

Chùa Quỳnh Lâm.

Vẻ đẹp của ngôi chùa Việt Nam trước hết ở chỗ hài hòa với cảnh quan môi trường xung quanh. Hầu hết các chùa ở vùng trung du đều được xây trên các triền núi hoặc lấy núi làm chỗ dựa. Chùa Thầy được xây dựng trên núi Thầy, chùa Tây Phương được xây trên núi Câu Lậu, chùa Phật Tích được xây trên triền núi Lạn Kha, chùa Dạm trên núi Dạm, chùa Quỳnh Lâm trên núi Tiên Du. Chính cảnh quan của những ngôi chùa vùng Kinh Bắc trước đây đã được dùng làm nền phong cảnh cho những cuốn tiểu thuyết như “Hồn bướm mơ tiên”, “Tiêu Sơn tráng sĩ”… đã làm rung động tâm hồn yêu thiên nhiên của những người đọc. Chùa Hương Tích là một quần thể gồm nhiều chùa như chùa Giải Oan, chùa Tuyết, chùa Hình Bồng… đã được xây dựng trên dãy núi Hương Sơn thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội, là một sự kết hợp tuyệt vời giữa chùa và cảnh quan, đã góp phần nâng cao ý nghĩa thiêng liêng của chốn thờ Phật và gợi lên trong tâm hồn người vãng cảnh chùa một cảm giác tôn kính, ngưỡng mộ và tin tưởng. Chùa Côn Sơn ở Chí Linh, Hải Dương cũng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng; trên dọc đường dài từ chân núi đi lên đã có tới hơn 20 kiến trúc hòa hợp với thiên nhiên, có núi cao hồ rộng, suối trong, có thông reo vi vu quanh năm, có thảm rêu mịn mượt, có ghế đá tự nhiên, có bàn cờ tiên huyền thoại… Nhiều chùa khác nữa như chùa Linh Xứng trên núi Ngưỡng Sơn, chùa Hướng Nghiêm trên núi Càn Ni ở Thanh Hóa; chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh, chùa Bà Đen trên núi Bà Đen ở Tây Ninh… Chùa và núi hình như là hai “thực thể” không thể tách rời. Có lẽ vì vậy nên chúng ta thường nói: lên chùa.

Chùa Tây Phương.

Một điều nữa cũng dễ nhận thấy là các chùa Việt Nam thường gắn bó với sông nước, hồ ao. Ở vùng đồng bằng, không có núi, chùa thường được xây dựng trên một gò cao ở cạnh làng, cách xa nhà dân một chút để phân biệt cõi Phật với cõi trần, bên cạnh chùa thường là những đầm sen, hồ ao hoặc sông đào. Chùa Đọi được xây trên núi Đọi ở Duy Tiên, Hà Nam có: “Mặt chùa trông ra sông Kinh, gió lặng, mặt sông như lụa biếc dải ra. Lưng chùa quay về núi Điệp, mưa tan, dạng núi như gấm xanh thêm sáng. Bên hữu chùa lên bình nguyên trông tới lũy xưa Càn Hưng, bên tả men theo sông, quanh Hàn Thủy để ra khơi… ” (Thượng thư Nguyễn Công Bật). Trên đất Thăng Long khi xưa, chùa Hòe Nhai được xây bên bờ sông Hồng, cạnh bến Đông Bộ Đầu, chùa Trấn Quốc cũng ở bãi ven sông Hồng, sau được chuyển đến trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, bốn bề bao bọc, quanh năm sóng vỗ. Chùa Một Cột ở Tây Bắc kinh thành, không gần sông nước, cũng được xây trên ao thiêng Linh Chiểu. Tháp Báo Thiên được xây trên một gò cao bên Hồ Lục Thủy (Hoàn Kiếm).

Nguyễn Duy (ĐSHĐ-127)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!