Đệ tử Phật không làm mà vẫn có cơm ăn???

Dẫn nhập

Nếu văn học Phật giáo Việt Nam từng xuất hiện cuộc tranh biện sắc sảo, gay gắt được nhìn thấy từ “Mâu tử – Lý Hoặc Luận” thì tại Trung Quốc, “Hộ Pháp Luận” cũng là một tác phẩm thể hiện rõ khát khao ‘cải tà hiển chánh’, bảo vệ đạo Phật của Trương Thương Anh, tức Vô Tận cư sĩ – một Nho gia trí thức, từng trọng Nho báng Phật dưới thời Tống Huy Tông. Sự ra đời của Hộ Pháp luận không chỉ đập tan định kiến, ngộ nhận sai lầm cho các đối tượng dèm pha Phật pháp mà nó còn là sự hồi tâm chuyển ý, là lời sám hối chân thành của Trương Thương Anh.

Ngang qua 12 vấn đề được nêu lên, tác phẩm đã phác họa rõ sự ngộ nhận Phật giáo của tầng lớp Nho gia, nhưng quý giá hơn là những lời viện dẫn chứng minh cho sự bất hại, vô tội và tích cực của Phật giáo. Nhằm chấn chỉnh lại sự xuyên tạc của dư luận cũng như đem lại một khía cạnh nhìn nhận tích cực, chính đáng cho đạo pháp, người viết xin được chọn chủ đề “Đệ tử Phật không làm mà vẫn có cơm ăn” để làm đề tài khảo luận. Bằng những phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích,… hi vọng có thể thức tỉnh được vai trò của tự thân cũng như góp phần soi sáng cho góc nhìn đa chiều của Phật giáo được tròn trĩnh và hoàn thiện trước những làn sóng khen chê, kỳ thị đến từ xã hội.

Nội dung

Từ nhan đề được đặt ra, chúng ta cần xét đến hai phạm trù lớn của đề bài là “không cày ruộng” và “có cơm ăn”. Nội hàm gần nhất của câu tục ngữ có ý dèm chê: Đệ tử Phật ngồi mát ăn bát vàng. Nói khác, không làm lụng nhưng vẫn được hưởng thụ dựa trên sức lao động của người khác. Song, vấn đề này không chỉ Âu Dương Tu đề cập đến sau này mà ngay từ thời Phật tại thế đã có sự cật vấn bởi một Bà-la-môn tên Kasi Bhàradvàja. Tuy nhiên, với tuệ giác của đức Phật, Ngài đã khéo lý giải và thuyết phục vị ngoại đạo này đi theo một nhận thức khác về công việc của Phật. Câu trả lời của đức Thế Tôn đến nay, có thể nói là một tuyên ngôn mà không ai có thể cáo buộc được đời sống khất sĩ thuần túy của hàng Tăng lữ:

“Lấy tín tâm làm giống
Các thiện làm ruộng tốt
Tinh tấn là trâu kéo
Trí tuệ là ách cày
Hổ thẹn là lưỡi cày
Niệm là người cầm cày
Điều thuận thân, miệng, ý
Trì giới dây cột cỏ
Cày tan cỏ phiền não
Trời mưa ngọt đúng lúc
Cào cỏ là tâm thiện
Thu hoạch cây lúa thiện
Đưa về nơi an ổn

Chắc chắn được an toàn
Ta cày bừa như vậy
Nên được quả cam lộ
Vượt lên khỏi ba cõi
Không trở lại luân hồi”1

Đứng về phương diện giáo lý để nhìn nhận thì “không làm mà có ăn” là một cặp nhân quả sai lầm, trái chiều nhận thức. Chính vì thế, vấn đề này cần được đập vỡ đầu tiên chính là vế câu “đệ tử Phật không cày ruộng” mà Âu Dương Tu đặt ra. Trước tiên, xét từ trong chí nguyện xuất gia, những người đến cửa Phật không phải để cầu mong sự nhàn rỗi, cũng chẳng phải để trốn tránh gánh nặng ở đời. Bổn hoài xuất gia vốn là một nghĩa cử cao đẹp, xuất trần được nhìn thấy từ thể chất đến tinh thần. Do vậy, nói theo nghĩa gần nhất và thực tế nhất, tu sĩ Phật giáo là những con người ly gia, độc thân, tự lập; không cần cầu sự hầu hạ, cơm bưng nước rót. Ngay trong pháp khất thực do Phật chế định, mỗi người phải tự túc thân hành mới có vật thọ dụng, chứ không phải bổn đạo dâng tận miệng cho các Thầy. Ngày nay, với đời sống định cư, chư Tăng được Phật tử thương tình đến nấu cơm cháo cho đôi bữa. Tuy nhiên, điều này không mang tính lệ thuộc và thụ động chờ đợi tín chúng giúp đỡ, cúng dường. Vì hàng cư sĩ tại gia còn nhiều gia duyên ràng buộc, mà bản thân tu sĩ vốn là lớp người luôn chủ động trong mọi sinh hoạt và hoằng truyền chánh pháp.

Nếu nói đệ tử Phật không làm thì chẳng khác nào bêu rếu họ thuộc lớp người tàn phế, bại liệt, chẳng thua kém giới tật nguyền. Điều này cũng đã được Thiền sư Bách Trượng răn nhắc: “Con người sống ở đời, nếu không tự mình lao động, thì người đó chẳng phải trở thành phế nhân sao?2” Do vậy, giai thoại nhà thiền thường nêu cao khẩu hiệu “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực.3” Thậm chí, luật bổn nhà Phật cũng chế định rõ ràng: khi thâu nhận môn đồ, đệ tử phải có đầy đủ lục căn để một phần ngăn ngừa sự tỵ hiềm từ các thành phần bất hảo.


Hơn thế, đường đến của đạo Phật không dung chứa những người lười biếng. Vì trong 37 phẩm trợ đạo, yếu tố tinh tấn luôn là điểm then chốt cho người học đạo. Sự tinh cần, nhiệt tâm ấy luôn được răn dạy trong hệ thống giáo lý cũng như kinh điển. Ngay cả biểu hiện nhún nhường, khép mình trong nghĩa cử ‘xin ăn’ (khất thực) của nhà Phật cũng không ngoài mục đích hạ thấp bản ngã con ông cháu cha của mình – tức cái dòng dõi quyền quý từ 25 thế kỷ trước, đồng thời cũng để tạo ruộng phước điền cho tín đồ gieo trồng, vun bồi công đức. Đáng tiếc, người đời cứ lầm tưởng, ngộ nhận nghĩa cử khất thực của chư Tăng và xem đó là sự xin ăn của những người làm biếng. Trong khi đó, 37 phẩm trợ đạo – con đường đi đến bậc Thánh đã có đến 4 chánh cần và kể riêng bát chánh đạo cũng tồn tại cả chánh tinh tấn, chánh nghiệp, chánh mạng. Giả sử, nếu đệ tử Phật chỉ một mực ngửa mặt trông chờ những hạt cơm bố thí đầy thương hại của đàn na thì những giáo lý trên sẽ trở thành điều hư dối khi truyền dạy cho người. Và thật khó lọt tai nếu thuyết giảng rằng: chánh mạng là đi xin ăn chân chánh, mà xin ăn chân chánh là xin ăn nhờ sự thương hại của người khác. Vô tình, nó sẽ làm mất đi sự thanh cao, mầu nhiệm của đạo Phật.

Nhìn nhận ở gốc độ thực tiễn, nếu không cày thì lấy đâu ra chùa to Phật lớn, đạo tràng đông mà góp phần xây dựng cho xã hội cường thịnh? Tìm về lịch sử, đệ tử Phật nếu không trui rèn, mài dũa thì làm sao đủ tin cậy để các quân vương trao vận nước cho các quốc sư lúc dân tộc, xã tắc lâm nguy? Và rồi, ai bước vào chiến trận khi non sông, Tổ quốc đang treo trước họng địch? Ai ra công trường, vào nhà trẻ, xuống đường phố khi thực dân kéo súng bóp chặt cổ họng hàng triệu con dân và tín đồ tôn giáo? Ai cày bừa để cho mãnh ruộng phước đức của con người được chuyển hóa cùng nhịp đập nhân sinh? Càng thế, cái trách nhiệm lợi đạo, ích đời và hoằng dương Phật pháp, giáo dục tâm linh do ai gánh vác? Trong khi, một ngôi chùa mọc lên là bớt đi không biết bao nhiêu nhà tù, ngục khám. Lợi ích vô hình đó, sao dám nói nhà tu không làm mà có ăn.

Tuy nhiên, tất cả những Phật sự ấy không có nghĩa đồng hóa con đường tu hành như một cái ‘nghề’ nhằm cung ứng thị trường vật chất. Nghề được hiểu theo văn bản kê khai lý lịch cá nhân của tu sĩ thường được chỉ cho một nghề nghiệp tôn giáo. Trong đó, phần lớn đều ngộ nhận đạo Phật ngã theo thiên hướng của một đạo giáo chuyên hành nghề tụng kinh, niệm chú, ma chay,… Kỳ thực, nhà tu không làm ra thóc gạo, máy móc mà sản phẩm của họ là những con người có đạo đức và trí tuệ.

Xét đó, rất có thể ‘không làm’ ở đây là do người đời nhìn vào sự nghiệp vô sản của người tu nhưng kỳ thực người tu đã từ bỏ các quyền thế, tích trữ gia sản, bỏ sự lao động mang tính thương trường và lợi nhuận. Tất cả những điều đó giúp cho người học đạo tránh được mối hại về say đắm trong danh vọng, địa vị của một ông hoàng tu sĩ. Cũng thể hiện rõ sự đối lập giữa đời sống của những người tu học chân chánh và đời sống thường nhật của chúng sanh.

Riêng nói về khía cạnh “có cơm ăn” mà Âu Dương Tu đặt ra ở vế sau, tức ám chỉ cho đệ tử Phật là lớp người ăn bám xã hội. Đáng tiếc, người xuất gia vốn không vì cầu cạnh cơm ăn, áo mặc. Nếu chỉ vì miếng cơm, manh áo mà phải xuất gia cầu đạo thì đạo Phật chẳng thua gì cái kiểu ‘mượn đạo tạo đời’. Tuyệt nhiên, đệ tử Phật chân chánh không cầu cạnh những thứ đó. Bởi lẽ, so với mọi công dân thì một vị Tỳ kheo quá đủ tuổi vị thành niên và đủ nhận thức để lựa chọn tương lai cho mình. Họ thừa sức để nuôi sống bản thân thì hà cớ gì phải nương gá vào cái ‘đạo xin ăn’ ấy (hiểu theo kiểu của người đời) cho tai tiếng, cho bị thiên hạ nguyền rủa? Nếu chỉ nương bóng cửa Phật để kiếm cơm, bòn áo thì còn đâu cái lý tưởng thanh cao: “đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người4”, còn đâu cái lý tưởng cứu nhân độ thế?

TN. Như Hạnh (ĐSHĐ-100)
Diễn đọc: SC Quảng Hiếu



  1. Sa Môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 7 – Bộ A Hàm VII – Kinh Tạp A-Hàm Số 3, Biệt Dịch Kinh Tạp A- hàm- Quyển XIII”, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc, 2000, tr. 653.
  2. Tống Thiên Thiên – Dịch giả Thoại Trang, “Đàm Phật thuyết đạo ngộ nhân sinh”, NXB. Dân Trí, 2020, tr. 240.
  3. HT. Thích Thanh Kiểm, “Thiền Lâm Bảo Huấn”, NXB. Thanh Niên, 2020, tr. 49.
  4. Kinh Tăng chi, tập 3, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr.125.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM