Di sản Tổ sư Thích Thiện Hoa và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Phật giáo Việt Nam một vầng dương sáng chiếu soi vào hồn dân tộc. Đạo pháp và dân tộc Việt Nam đã trải qua bao thịnh suy, biến đổi… để rồi từ đây các bậc vĩ nhân, pháp khí xuất hiện như người cầm đuốc soi đường cho người đi trong đêm tối. Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa là một bậc danh Tăng lỗi lạc ở thế kỷ XX, đã tiếp nối sứ mạng hoằng dương Phật pháp trong giai đoạn đất nước có nhiều biến loạn. Ngược dòng thời gian quay về với Phật giáo đời nhà Trần, đây là thời kỳ Phật giáo cùng với đất nước Việt Nam trải qua các cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên xâm lược. Qua đó, chúng ta thấy rằng con đường tu học, hành đạo của Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Phật giáo đời Trần hay còn gọi là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như trăm ngàn dòng sông chảy về biển cả.

Tiểu sử của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa sanh ngày 07/8/1918 tịch ngày 23/01/1973. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Thế, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Sáu. Hòa thượng Thích Thiện Hoa húy là Trần Thiện Hoa, pháp danh là Thiện Hoa, hiệu là Hoàn Tuyên. Năm 7 tuổi xuất gia ở chùa Phước Hậu. Tiếp đến Hòa thượng được gởi tới chùa Đông Phước, làng Đông Thành, huyện Cái Vồn, tỉnh Cần Thơ theo tu học với Tổ Khánh Anh và được Tổ đặt cho pháp hiệu là Hoàn Tuyên.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử


Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Sơ tổ Trúc Lâm tức Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng, đây là một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Tiếp nối Sơ tổ Trúc Lâm là Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang. Và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được truyền thừa qua các thế hệ: An Tâm Quốc sư, Phù Vân Quốc sư, Vô Trước Quốc sư, Quốc Nhất Quốc sư…

Hành trạng tu hoc và hành đạo của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

A. Thời kỳ tu học

1. Tham học các trường Gia giáo.

Sau khi cầu pháp với Tổ Khánh Anh, Hòa thượng được Tổ dẫn theo cho tham học với các lớp Gia giáo, như lớp Gia giáo chùa Đông Phước, lớp Gia giáo chùa Long An…


2. Tham học Phật học đường Lưỡng Xuyên.

Năm 1935 Hòa thượng theo học Phật học đường Lưỡng Xuyên và thọ giới Sa-di tại đây.
Năm 1938 Hòa thượng được ra Huế tu học.

3. Tham học Phật học đường Báo Quốc.

Sau khi ra Huế, Hòa thượng cùng với sáu Hòa thượng (Hòa thượng Thiện Hòa, Hòa thượng Hiển Thụy, Hòa thượng Hiển Không, Hòa thượng Chí Thiền, Hòa thượng Bửu Ngọc, Hòa thượng Giác Tâm) tòng học tại Phật học đường Tây Thiên hai năm. Kế đến quý Hòa thượng vào chùa Long Khánh, Qui Nhơn tham học Phật pháp với Tổ Phước Huệ ở chùa Thập Tháp hết một năm tròn. Sau đó, quý Hòa thượng lại trở ra Huế lần nữa tham dự lớp học tại Phật học đường Báo Quốc ngót bốn năm.

Thế là suốt 8 năm dài (1938-1945) Hòa thượng Thích Thiện Hoa cùng quý Hòa thượng nhọc nhằn cần mẫn học tập nơi đất Thần Kinh. Sau đó quý Hòa thượng trở về miền Nam mang một hoài bão “Hoằng Pháp Lợi Sanh” để rồi miền Nam bừng sáng Chánh pháp do các Hòa thượng cùng nhau mồi lên ngọn đuốc từ Cố đô Huế.

B. Thời kỳ hành đạo

1. Khai giảng Phật học đường Phật Quang.

Năm 1945 Hòa thượng Thích Thiện Hoa hợp tác cùng Hòa thượng Thích Trí Tịnh khai giảng Phật học đường Phật Quang, tại rạch Bang Chang, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ là cơ sở của Thượng tọa Thích Hoàn Tâm lãnh đạo.

2. Cộng tác Phật học đường Nam Việt Ấn Quang.

Năm 1953 Hòa thượng cùng hàng đệ tử mang hành lý lên đường đi Sài Gòn đến Phật học đường Nam Việt Ấn Quang.

3. Sự nghiệp giáo dục.

Với trách nhiệm Đốc Giám Phật học đường Nam Việt, Hòa thượng đã tận tâm giảng dạy cho hai cấp nơi trường này: một lớp Cao đẳng và một lớp Trung đẳng. Đồng thời Hòa thượng cũng dạy lớp Trung đẳng Ni chúng tại chùa Từ Nghiêm, sau dời về Phật học Ni trường Dược Sư.

Năm 1956 Hòa thượng được Tổng hội Phật giáo Việt Nam đề cử với chức vụ Ủy viên Hoằng pháp của Tổng hội. Ở ngôi vị này Hòa thượng thực hiện những dự án:

– Hợp tác với Hòa thượng Thích Nhất Hạnh xuất bản Nguyệt san “Phật giáo Việt Nam”.
– Lập nên Nhà xuất bản Phật giáo lấy tên là “Hương Đạo”.
– Chủ trương “Phật Học Tùng Thư” để phổ biến những tác phẩm của Hòa thượng.

Đào tạo Tăng tài tiếp nối sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp

Theo quan niệm của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, muốn phục hưng Phật giáo cho được hữu hiệu trước hết phải có cán bộ để hoằng pháp, vì lý do đó sau khi về miền Nam, Hòa thượng nhất quyết phải thành lập Phật học đường để đào tạo Tăng tài mới có người tiếp nối sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp.

Năm 1957, Hòa thượng chủ xướng mở những khóa huấn luyện Trụ trì lấy tên là Như Lai Sứ giả.

Những vị tốt nghiệp các khóa huấn luyện này được bổ về các chùa khắp lục tỉnh để tập sự hoằng pháp. Phong trào này làm dấy lên phong trào tu học của các tín đồ Phật tử và cũng là mơ ước của mọi Tăng Ni muốn trở thành Sứ giả Như Lai.

Một cây không thể làm nên một rừng cây, một loài hoa không thể tô điểm cả vườn hoa. Muốn Phật giáo phát triển hưng thịnh cần phải có thế hệ kế thừa nên phải đào tạo Tăng tài cả về mặt giáo lý lẫn giới hạnh, kiện toàn cả tài và đức, để xứng đáng với phẩm hạnh của một người xuất gia “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”. Các công tác Phật sự của Hòa thượng đã thành tựu viên mãn. Tâm lực, trí lực và nguyện lực của Hòa thượng thật quảng đại, bao la. Tất cả cũng chỉ mong thế hệ mai sau có một nền tảng tu hành thật vững chắc, Phật pháp sẽ mãi hưng thịnh nơi đời.

Đào tạo Tăng tài tiếp nối sự nghiệp hoằng dương chánh pháp luôn là điều tối quan trọng trong hệ thống truyền thừa Phật giáo. Từ khi Đức Thế Tôn truyền y, bát cho Tổ Ca Diếp, từ Tổ Ca Diếp truyền y, bát cho Tổ A Nan… cho đến về sau Tổ Tổ truyền trao tâm pháp cho người, từ đó Phật pháp mới được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cũng tiếp nối chí nguyện cao cả ấy, để Phật pháp được hưng thịnh thì:

Sơ tổ Trúc Lâm đã lập chùa, cất tinh xá, khai giảng để tiếp độ chúng Tăng, học chúng cùng nhau đến học rất đông…

Nhị tổ Pháp Loa là người định chức cho Tăng đồ, chúng Tăng từ đây mới có sổ bộ, chính Sư là người cầm sổ bộ ấy. Lúc đó Sư độ hơn 1.000 vị Tăng. Về sau cứ 3 năm một lần độ Tăng như thế…

Tất cả các công tác Phật sự mà quý Ngài đã làm đều xuất phát từ tấm lòng bi mẫn, lo cho Tăng Ni, lo cho Phật pháp. Để không cô phụ công ơn giáo dưỡng của các bậc tiên đức, đàn hậu học chúng con cần phải thực tu, thực hành, bảo tồn và phát triển sự nghiệp mà cha ông đã gầy dựng. Được như thế mới có thể báo đáp ân đức sâu dày của Phật, Tổ và xứng đáng là người xuất gia như lời Tổ Linh Hựu đã dạy trong Quy Sơn Cảnh Sách rằng: “Là người xuất gia thì cất bước phải vượt tới phương trời cao rộng, tâm tánh và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi”.

Tinh thần nhập thế đem đạo vào đời

Trong xã hội loạn lạc thời bấy giờ nhằm bảo bọc Tăng chúng yên tâm tu học, Hòa thượng mở các lớp học trẻ con giao cho Tăng sinh đảm trách, đồng thời mở trạm y tế giao cho Tăng Ni thay nhau thuốc men giúp đỡ đồng bào. Mỗi ngày buổi sáng Tăng chúng dạy học, chích thuốc và buổi chiều học tập Kinh điển. Hòa thượng lại mở thêm những lớp học “Bình dân” vào ban đêm dạy chữ Quốc Ngữ cho dân chúng thất học để chống nạn mù chữ. Học viên đạt được kết quả nhanh chóng là nhờ Hòa thượng có sáng kiến soạn ra tập sách “Vần chữ O”. Hòa thượng bảo học chúng rằng: “Chúng ta cần đem Tứ Nhiếp Pháp và Ngũ Minh để giáo hóa chúng sanh nhất là trong hoàn cảnh này”.

Là một bậc Thạch trụ Tòng lâm, Hòa thượng đã tùy duyên dùng các phương tiện thiện xảo để nhập thế, đem đạo vào đời làm lợi ích cho chúng sanh. Trong một xã hội đầy loạn lạc, bất an thì trước phải an tâm người dân, cùng chung tay lo nỗi lo của nhân dân, đất nước. Cho nên, Hòa thượng đã mở các lớp học trẻ con, mở trạm y tế… để Tăng Ni hỗ trợ, giúp đỡ người dân vượt qua những giai đoạn đầy đau thương, mất mát. Ngoài ra, Hòa thượng còn khéo léo vận dụng Tứ Nhiếp Pháp, Ngũ Minh một cách thiết thực nhất trong xã hội đầy biến động. Phật giáo lúc bấy giờ như một ngôi nhà tâm linh vững chắc giúp người dân có một điểm tựa quay về tìm sự bình an, thiện lành.

Lịch sử Việt Nam không thể nào quên thời đại hùng cường, anh dũng ở triều đại nhà Trần, đã ba lần kháng chiến thắng lợi chống giặc Nguyên xâm lược và cũng là triều đại Phật giáo được xem là Quốc giáo. Các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông… đều là các bậc xuất trần Thượng sĩ, đã làm tròn cương vị của một bậc quân vương, giữ gìn yên cương bờ cõi, đem lại sự bình yên, hòa bình cho nhân dân, đất nước. Nhưng quý Ngài vẫn luôn tu tập, hành đạo và làm cho Phật giáo đời Trần phát triển hưng thịnh.

Thế mới biết tinh thần nhập thế của đạo Phật trong mọi thời đại đều không thay đổi. Xưa thì có Sơ tổ Trúc Lâm, thời cận đại thì có Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Ngay cảnh biến động mà các bậc tiền bối vẫn như như bất động và đã làm tròn sứ mạng “Hành Như Lai sứ – tác Như Lai sự.”

Loài có sừng tuy nhiều một con lân là đủ

Trong suốt hành trình hoằng pháp lợi sanh, Hòa thượng đã làm lợi lạc vô số Tăng, Ni, Phật tử. Trong đó, sứ mạng “Truyền đăng Tục diệm” của Hòa thượng đã viên mãn khi Ngài đã tế độ Hòa thượng Thích Thanh Từ, một vị Thiền sư đương đại của Phật giáo Việt Nam cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Hòa thượng Thích Thanh Từ là người tiếp nối con đường Phật sự của Thầy Tổ và cũng là người đã khôi phục và làm sống dậy Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Quả đúng với lời Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư bảo rằng: “Loài có sừng tuy nhiều một con lân là đủ”.

Pháp ngữ của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Tôi đặt đời tôi làm ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chuyên học Phật pháp, giai đoạn thứ hai nỗ lực truyền bá, giai đoạn thứ ba tịnh dưỡng chuyên tu. Nhưng đạo pháp đang trong thời kỳ sóng gió, mọi người đang tin cậy tôi, tôi đâu nỡ buông tay để về ngồi yên tịnh dưỡng.

Một con trâu cũng tốn một thằng chăn, cả bầy trâu cũng chỉ một thằng chăn. Tại sao khuôn mình trong chỗ hẹp mà quên việc lớn.

Gánh vác Phật sự là việc tốt, nhưng khi lãnh nhiệm vụ lớn, phải tự xem mình như đứa con nít. Dù bị người chê khen khinh trọng vẫn không nao núng. Đừng nghĩ mình có chùa to, có đệ tử nhiều, gặp việc trái ý là xách gói về chùa. Tâm niệm được như thế mới nên đảm đang đại sự.

Chỗ nào chúng sanh mời thì mình đến, chỗ nào đạo pháp cần thì mình đi, không kể gian lao chẳng từ khó nhọc.

Phật sự lúc nào làm được nên cố gắng mà làm, đến khi thiếu duyên dù có muốn làm cũng không thể làm được. Nên nhẫn nhục thông qua thì mới viên mãn công đức…

Tấm gương hiếu hạnh của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Mặc dù là người xuất gia nhưng Hòa thượng vẫn không quên chữ Hiếu. Lúc Hòa thượng còn dạy học tại chùa Phật Quang, cụ bà cũng lập am gần đó. Mỗi khi cụ bà bệnh, đích thân Hòa thượng chích thuốc hoặc chẩn mạch ra toa hốt thuốc. Khi cụ bà tịch, Hòa thượng gắng hết sức mình, cúng dường Tăng Ni để cầu siêu cho mẹ. Quyển sách Bài Học Ngàn Vàng của Hòa thượng viết ra cũng nguyện đem công đức đó hồi hướng cho cụ bà.

Sanh tử nhàn mà thôi

Hòa thượng Thích Thiện Hoa thấu suốt lẽ vô thường, có sanh ắt có tử, nhưng trong cái vô thường có cái chân thường bất biến, thế nên sanh tử đối với Hòa thượng chỉ “nhàn mà thôi”. Một bậc pháp khí xuất hiện nơi cõi đời đã làm tròn sứ mạng “Hoằng Pháp lợi sanh”, lèo lái con thuyền Bát nhã đến với nhân sinh, đối với đời và đạo đều đã trọn vẹn. Khi thọ bệnh, Hòa thượng thường nói với các đệ tử thăm viếng: “Nếu kỳ đau này tôi phải chết, tôi rất hài lòng, vì đối với sự hoằng hóa tôi đã làm tròn nhiệm vụ. Đối với đạo pháp tôi đã gánh vác được một giai đoạn khó khăn”. Cho đến ngày 23/01/1973 Hòa thượng đã viên tịch, trụ thế 55 năm.

Còn đối với Tuệ Trung Thượng Sĩ, bậc Thầy khai tâm của Sơ tổ Trúc Lâm thì sanh tử tự tại, sanh tử nhàn mà thôi. Thượng sĩ bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở phòng thất, kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tánh ta”. Nói xong Ngài an nhiên thị tịch.

Trong bài thi ca “Sống Chết Nhàn Mà Thôi”, Tuệ Trung Thượng Sĩ có bảo rằng:

“Sanh tử xưa nay tự tánh không
Thân huyễn hóa này rồi sẽ diệt

Kẻ ngu điên đảo sợ sống chết
Người trí thấy suốt nhàn mà thôi”.

Sanh tử đối với Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Tuệ Trung Thượng Sĩ quả thật là nhàn mà thôi. Bởi lẽ quý Ngài là các bậc thực tu, thực chứng cho nên, đều tự tại trước sanh tử.

Những trước tác và phiên dịch của Hòa thượng Thích Thiện Hoa

Từ năm 1953 đến năm 1965 Hòa thượng trước tác và phiên dịch rất nhiều tác phẩm, gồm có:

A. Trước tác:

Phật Học Phổ Thông
Bản Đồ Tu Phật
Bài Học Ngàn Vàng
Nghi Thức Tụng Niệm
Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm
Lược Giải Kinh Viên Giác
Phật Học Giáo Khoa Thư các Trường Bồ Đề
Giáo Lý Dạy Gia Đình Phật tử…

B. Phiên dịch:

Duy Thức Học
Kinh Kim Cang
Tâm Kinh
Luận Đại Thừa Khởi Tín
Luận Nhân Minh…


Hòa thượng Thích Thiện Hoa và Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử đã để lại muôn ngàn di sản vô giá cho hậu thế. Cuộc đời tu tập, hành đạo của quý Ngài là một bài pháp sống, chân thật nhất nói lên tấm lòng bi mẫn hết lòng phụng sự vì đạo pháp và dân tộc. Đạo Phật là đạo nhập thế, dù trong hoàn cảnh biến động thì đạo Phật vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, để làm chỗ dựa tinh thần, hướng dẫn nhân dân sống đời thiện lành, thuần hậu. Tất cả những gì mà quý Ngài đã cống hiến cho Phật pháp, đàn hậu học chúng con nguyện khắc cốt ghi tâm, sẽ mãi bảo tồn và phát triển sự nghiệp mà quý Ngài đã gầy dựng. Ngay giờ phút này chúng con sẽ luôn phản quan lại chính mình, chỉnh đốn lại sự tu tập, lập chí nguyện thật vững chắc, chuyên tâm tu tập để xứng đáng với ân đức mà chúng con đã được thọ lãnh nơi quý Ngài.

Hải Trung (ĐSHĐ- Xuân Giáp Thìn)
Cư sĩ Hương Vy Bảo Hải diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!