Duy Ma Cật – Vị Bồ tát dùng phương tiện hiện thân thuyết pháp

Tóm tắt “Tuy hiện thân làm cư sĩ, nhưng đầy đủ phẩm chất của một Sa môn. Tuy sống trong gia đình nhưng không bị hệ lụy trong tam giới. Tuy có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh. Tuy có quyến thuộc, nhưng vẫn sống đời sống viễn ly. Tuy trang phục bằng các thứ châu báu, nhưng bản thân được làm đẹp bằng tướng hảo của phước báo. Tuy hưởng thụ các thứ ẩm thực hào soạn, nhưng hương vị thật sự là các môn thiền định, tam muội. Tuy vẫn cùng vui chơi cờ bạc, nhưng vẫn thường hằng giáo hóa thành thục chúng sinh. Tuy chấp hành các nghi lễ, tập tục ngoại đạo, nhưng không hề xa rời ý hướng Phật pháp. Tuy học hiểu hết ý kinh sách thế gian, nhưng chính yếu vẫn thưởng thức pháp lạc là nội điển. Khi xuất hiện giữa đám đông đô hội, luôn luôn vẫn là bậc thượng thủ để giảng giải đạo lý. Tùy theo thế giáo mà dự hàng theo cấp bậc tôn ty. Những sự nghiệp được thực hiện, tất cả đều không sai lầm. Mặc dù không mong cầu tài bảo thế gian, nhưng đối với lợi lộc thế gian vẫn kinh doanh không bỏ. Rong chơi khắp mọi nẻo đường để có cơ hội làm lợi ích cho nhiều người. Xử lý công việc Vương thất để bảo vệ quần sinh. Vào hội trường luận đạo, hướng dẫn thảo luận xu hướng Đại thừa. Vào các học đường, khơi mở kiến thức cho những người mông muội. Vào chốn thanh lâu, chỉ cho thấy tai hại của dục vọng. Đi vào các kỹ viện, để dựng mọi người trong chánh niệm.1

I. Đôi nét về tiểu sử

Duy Ma Cật (Vimalakirti), một thương gia giàu có ở thành Vaiśālya, có biện tài, giỏi tranh luận và trí nhớ phi thường. Ông là một người đầy quyến rũ và bí ẩn. Không giống như những đại đệ tử của Đức Phật, hầu như tách rời hẳn với đời sống thế tục, Duy Ma Cật sống đời sống của một cư sĩ trọn vẹn và không ràng buộc. Đời sống đó là một hiện thân của tinh thần Đại thừa, khước từ tinh thần tu viện hạn hẹp và nhấn mạnh việc đi vào xã hội của Phật giáo.

Đối với giới Phật tử ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam… đặc biệt là những cư sĩ tại gia, Duy Ma Cật đã trở thành một nhân vật được quảng đại quần chúng biết đến. Điều này được minh chứng khi chúng ta thấy rằng kinh Duy Ma Cật càng ngày càng được đọc tụng rộng rãi hơn trong giới Phật tử. Trái với hình ảnh của tu sĩ, những vị sống nghiêm ngặt trong giới luật và thực hành giáo pháp của Đức Phật để chứng thánh quả. Duy Ma Cật trái ngược hoàn toàn với các vị ấy; ông là một thương gia giàu có, một công dân nổi bật của thành Vaiśālya, được nhân dân thương mến và ông cũng rất gần gũi với họ. Ông có vợ và gia đình, dấn thân trong những hoạt động thương mại, và thỉnh thoảng ông cũng có mặt trong các khu vui chơi, cờ bạc trong thành phố, để truyền bá giáo pháp Đại thừa. Ông là một người thực hành loại giáo pháp mà Giáo đoàn trước kia, với sự nhấn mạnh vào tinh thần tu viện, không thể chấp nhận được.

Trưởng giả là nhân cách hóa, là điển hình cụ thể cho trường hợp cá biệt, ở đó, Bồ tát vận dụng phương tiện vào một thế giới mà chúng sinh có xu hướng hưởng thụ vật chất, chìm đắm trong đam mê ngũ dục. Tuy sống trong đời ngũ trược, nhưng Duy Ma Cật điển hình cho một vị Bồ tát đi vào đời hóa độ chúng sinh mà hình tướng là một vị cư sĩ tại gia. Ở đây chính là tinh thần nhập thế sinh động của một vị Bồ tát đã đem đạo vào đời dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng vẫn toát ra một nhân cách cao thượng của bậc Trượng phu. Thật là một nét đẹp của nhân cách siêu phàm, nửa hiện nửa thực, vì thế, trong kinh còn diễn tả: “Trong hàng Trưởng lão ông là bậc Tôn trưởng để diễn thuyết những pháp tối thắng. Trong hàng cư sĩ, ông là cư sĩ bậc nhất, dạy họ đoạn trừ đam mê ái dục. Trong hàng Sát-lị, ông là bậc tôn quý, dạy họ biết nhẫn nhục. Ở giữa chúng Bà-la-môn, ông là bậc tôn quý của Bà-la-môn, khiến họ dứt trừ ngã mạn. Giữa hàng đại thần, ông là bậc tôn quý của đại thần, dạy họ thực thi chánh đạo. Được tôn kính giữa những vương tử ông dạy họ bằng trung hiếu. Được tôn kính trong các nội quan, ông giáo hóa các cung nữ bằng sự chân chánh. Được tôn kính trong hàng thứ dân, ông hướng dẫn họ hướng đến phước nghiệp2.”


Như vậy, hình ảnh Duy Ma Cật đã nói lên được tinh thần nhập thế của Phật giáo Đại thừa, không chỉ những vị tu sĩ mới có thể tu tập và chứng đắc giáo pháp của Như Lai, mà với hình tướng của một cư sĩ có vợ con hưởng thụ dục lạc nhưng tâm hoàn toàn vô nhiễm, sống đời thánh thiện như một vị tu sĩ xuất gia và họ có thể giải thoát ngay trong cuộc đời này.

II. Ý nghĩa về phương tiện

Phương tiện được hiểu như là một phương cách mà chư Phật và Bồ tát sử dụng trong việc thuyết giảng giáo pháp cho những đối tượng khác nhau, tùy theo căn cơ, đưa họ đến giác ngộ theo một cách hiệu quả nhất. Vì thế, người sử dụng phương tiện là người có thể biết được căn cơ và tâm thức của những đối tượng cần giáo hóa, qua đó truyền trao cho họ những giáo lý và phương pháp tu tập thích hợp với khả năng của họ. Nói cách khác, người thực hành phương tiện là người có đủ trí tuệ và từ bi: trí tuệ thấy rõ căn cơ của chúng sinh và truyền trao cho họ những giáo pháp thích hợp; từ bi là động lực thúc đẩy việc cứu độ chúng sinh.

Là một vị Bồ tát theo Phật giáo Đại thừa luôn luôn đầy đủ ba đặc tính, trí tuệ, từ bi và phương tiện. Trí tuệ là nội dung, lòng từ bi là sự thể hiện nội dung đó và phương tiện là cách chuyển đổi nội dung đó thành một hành động cụ thể, từ đó truyền đạt con đường đến thực đạo.

III. Duy Ma Cật hiện thân thuyết pháp

Bồ tát Duy Ma Cật là một vị trưởng giả, hằng cúng dường vô lượng Phật, trồng sâu gốc rễ thiện, chứng đắc Vô sanh Pháp nhẫn, có tài biện thuyết vô ngại, hiện du hí thần thông, nắm vững các tổng trì, đạt được vô sở úy, khuất phục mọi thù nghịch quấy nhiễu của Ma, thấu hiểu mọi Pháp môn sâu thẳm, dẫn đến giác ngộ, thiện xảo trong trí độ và biết diệu dụng các phương tiện thích hợp để giáo hóa hoàn thành được mọi đại nguyện của Bồ tát. Ông biết rõ tâm của chúng sinh, có thể phân biệt căn tính bén nhạy hay chậm lụt. Đã từ lâu tâm của ông đã thành thục trong Phật đạo đã quyết định nơi Đại thừa. Mọi hành động của ông đều dựa trên tư duy chân chánh. An trú trong oai lực nhiệm mầu của Phật, tâm ông luôn trải rộng như đại dương. Được chư Phật ca ngợi; hàng Đế thích và Phạm thiên kính phục.

Bồ tát đã vận dụng phương tiện chọn Vaiśālya làm nơi thường trú để hóa độ chúng sinh. Bằng gia sản của mình, ông cứu giúp người cùng khổ. Bằng sự thanh tịnh của giới, ông nhiếp phục người phá giới. Bằng sự nhu hòa thuận nhẫn, ông nhiếp phục người sân hận. Bằng đại tinh tấn, ông nhiếp phục người biếng nhác. Bằng tâm thiền tịch tịnh để nhiếp phục những kẻ có tâm ý vọng động. Bằng tuệ quyết định để nhiếp phục những hạng vô trí. Tuy là hàng bạch y ông vẫn tuân hành mọi luật tắc của Sa-môn. Tuy là cư sĩ ông vẫn tự tại không vướng mắc trong ba cõi. Tuy thị hiện có vợ con ông luôn sống đời tịnh hạnh. Tuy hiện thân giữa các thuộc hạ vẫn thường vui thú viễn ly. Tuy mang ngọc vàng châu báu nhưng trang điểm thân mình bằng phẩm hạnh oai nghiêm. Dù ăn uống như tục gia nhưng chỉ thưởng thức vị thiền. Chơi với cờ bạc để đưa người vượt thoát. Tiếp nhận dị đạo mà không hủy chánh tín. Thông hiểu kinh điển thế gian nhưng thường hâm mộ pháp Phật. Ai gặp ông đều kính nể, tôn kính vào hàng bậc nhất. Tuy cũng gặt hái những lợi ích trong những hoạt động thế tục của mình, ông không lấy đó làm mừng. Rong chơi trên các ngõ đường vẫn không quên giúp ích mọi người. Vào chốn công đường để bảo vệ kẻ cô thế. Tham gia các hội nghị để đưa người vào Đại thừa. Đến các trường học để khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để cho thấy tai họa của dục vọng. Vào trong tửu lâu mà vẫn vững vàng ý chí. Trong hàng Trưởng lão, ông là bậc tôn trưởng để diễn thuyết những pháp tối thắng. Trong hàng cư sĩ, ông là cư sĩ bậc nhất, dạy họ đoạn trừ đam mê ái dục. Trong hàng Sát-đế-lỵ, ông là Tôn trưởng Sát-đế-lỵ, dạy họ biết khoan hòa. Trong giới Bà-la-môn, ông là Tôn trưởng Bà-la-môn, dạy họ cách chế ngự ngã mạn. Trong các Đại thần, ông được tôn kính bậc nhất, dạy họ pháp luật công chính. Trong các vương tử, ông được tôn kính bậc nhất, dạy họ đạo trung hiếu của vương tử. Trong chốn cấm cung, ông là nội quan tôn quý, giáo hóa hết thảy cung nữ đức hạnh. Trong giới bình dân, ông được tôn kính bậc nhất, khích lệ họ vun trồng phước đức. Trong hàng Phạm thiên, ông được tôn kính bậc nhất, khuyên bảo họ bằng tuệ tối thắng. Trong hàng Đế thích, ông được tôn kính bậc nhất, vì ông chỉ cho họ thấy rõ tính vô thường. Trong hàng hộ thế ông được tôn kính bậc nhất, vì ông bảo vệ hết thảy chúng sinh.

Như vậy, Bồ tát Duy Ma Cật đã diệu dụng vô vàn phương tiện để giảng dạy chánh pháp, vì lợi ích của chúng sinh. Nay cũng mượn phương tiện ông hiện thân có bệnh. Vì ông bệnh mà vương hầu, khanh tướng, Trưởng lão, cư sĩ, Bà-la-môn… cho đến hoàng thân quốc thích, hàng ngàn người đã đến thăm viếng ông.

Nhân đó, bằng những bệnh tật nơi thân, Duy Ma Cật giảng giải pháp Phật rộng rãi cho những người đến thăm.

“Các nhân giả, thân này là vô thường, yếu đuối, cũng chẳng bền lâu; là pháp chóng mục nát, không đáng tin cậy. Nó là sự khổ, là sự ưu não, là nơi tập hợp của các loại tật bệnh.” Ông nói:


Thân này không phải là chỗ đáng nương tựa cho người minh trí. Thân này như bọt biển, không thể vốc nắm. Thân này như bong bóng nước, không tồn tại lâu. Thân này như ngọn lửa bùng cháy từ khát vọng yêu đương. Thân này như cây chuối, ruột không lõi chắc. Thân này như huyễn, hình thành bởi ý nghĩ đảo điên. Thân này như giấc mộng, do hư vọng mà thấy có. Thân này như bóng, theo duyên nghiệp mà có. Thân này như tiếng vang, tùy thuộc nhân duyên. Thân này như đám mây trôi, chợt biến chợt diệt. Thân này như ánh chớp lóe, thoáng chốc tiêu tan. Thân này không chủ tể, như đất. Thân này không tự ngã, như lửa. Thân này không thọ mạng, như gió. Thân này không con người, như nước. Thân này không thật, lấy bốn đại làm nhà. Thân này rỗng không, không ngã cũng không ngã sở. Thân này vô tri, như cỏ, cây hay gạch ngói. Thân này không hành động, chỉ chuyển động vì sức gió. Thân này bất tịnh vì chứa đầy uế tạp. Thân này hư ngụy, tuy nhờ bởi tắm rửa, y phục, ẩm thực, rồi sẽ trở về tàn hoại diệt vong. Thân này là tai họa, bị bức bách bởi mọi thứ tật bệnh. Thân này như cái giếng trên gò, vì sự già vây khốn. Thân này vô định, nhất định sẽ chết. Thân này như rắn độc, như kẻ thù, như xóm hoang. Nó được tập thành bởi các uẩn, các xứ, các giới.

Rồi trưởng giả nói tiếp:

“Chư Tôn giả, thân này đáng chán như vậy, ta nên tầm cầu Phật thân. Vì sao? Vì Phật thân tức Pháp thân, sinh từ vô lượng công đức và trí tuệ; sinh từ giới, định, tuệ, giải thoát và tri kiến về giải thoát; từ, bi, hỷ, xả; từ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, nhu hòa, cần hành tinh tấn, thiền định giải thoát, tam muội; sinh từ đa văn, trí tuệ, các Ba-la-mật; sinh từ phương tiện; sinh từ sáu thông; sinh từ ba minh; sinh từ ba mươi bảy đạo phẩm; sinh từ chỉ quán; sinh từ mười lực, bốn vô úy, mười tám pháp bất cộng; sinh từ sự đoạn trừ hết thảy pháp bất thiện, tập hết thảy pháp thiện; sinh từ sự chân thật; sinh từ sự không buông lung. Từ vô lượng pháp thanh tịnh như vậy sinh ra thân Như Lai. Các nhân giả, nếu muốn được thân Phật hầu chấm dứt hết thảy tật bệnh của chúng sinh, các Ngài nên phát tâm cầu giác ngộ tối thượng” (2, tr. 74).

Qua đây chúng ta thấy rằng, Bồ tát Duy Ma Cật đã sử dụng rất nhiều những phương pháp thích hợp khác nhau để hóa độ chúng sinh và đồng thời là một vị Bồ tát tại gia thành đạt trong đời sống trần tục, nhưng lại am hiểu và thực hành rốt ráo Phật pháp; và hơn thế nữa là có khả năng sử dụng “vô vàn phương tiện” để giảng dạy chánh pháp vì lợi lạc cho nhân sinh.

Tiểu kết

Duy Ma Cật là một vị Bồ tát hiện thân giữa cõi đời trần tục; giữa thế giới danh lợi phù hoa, với đầy đủ vô biên phương tiện quyền xảo và thần lực bất khả tư nghì, trưởng giả đã khéo sử dụng mọi phương tiện thuận nghịch để hóa độ chúng sinh trong hết thảy các thành phần của xã hội một cách tài tình để đưa về với Phật đạo. Đồng thời trưởng giả còn đóng vai trò là bậc thiện tri thức với luận lý sắc bén và thực lực kỳ diệu. không những thế, trưởng giả đã thực hành và đạt đến chân lý tối hậu.

Liên Thuận
Lớp Thạc sĩ khóa I – HVPG Việt Nam tại Huế
Diễn đọc
SC Huệ Pháp


  1. Tuệ Sỹ (2008), Huyền Thoại Duy Ma Cật, Nxb. Phương Đông, tr. 71.
  2. Tuệ Sỹ (2008), Huyền Thoại Duy Ma Cật, NXB. Phương Đông, tr. 71.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC