Hiểu gì về Tam Pháp Ấn? (phần 1)

Trong vô vàn Pháp môn phương tiện, Đức Thế Tôn chẳng khác nào vị thầy trao thuốc giúp bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo. Pháp được ví như thuốc, chúng sanh như những người bệnh, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thích hợp những loại thuốc khác nhau. Giữa tám vạn bốn ngàn Pháp môn, ba con dấu của chánh pháp chúng ta không thể không biết đến, dù bất kỳ tu Pháp môn nào, đó là Tam Pháp Ấn. Vậy Tam Pháp Ấn là gì?

Tam là ba.
Pháp là chánh pháp.
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu.
Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp.
Tam Pháp Ấn là ba khuôn dấu của chánh pháp.

Toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển Kinh-Luật-Luận.

– Kinh: Những lời Phật dạy được chư Tổ ghi chép lại.
– Luật: Những giới luật Phật chế định khi Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni đã phạm lỗi, ngoài ra Phật còn chế giới cho Cư sĩ, Phật tử như Ngũ giới, Bát quan trai giới…
– Luận: Những tác phẩm được chư Tổ viết, bình luận giải thích dẫn chứng làm sáng tỏ ý nghĩa sâu mầu nơi kinh điển Phật dạy.

Nội dung của Tam Pháp Ấn gồm vô thường, khổ và vô ngã.

1. Vô thường

Vô là không, thường là thường còn, vô thường là không thường còn.
Có 3 phần: thân vô thường, tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường.

a. Thân vô thường

Khi nói đến thân vô thường chúng ta thấy thực tế rất rõ ràng, thân người vô thường biến đổi trong từng sát na (tích tắc) sắc thân này được tạo thành từ nghiệp lực và tinh cha huyết mẹ, từ hợp tử, rồi thành phôi nang, phôi thai, hình thành thai nhi… trải qua thai kỳ chín tháng mười ngày, đứa bé được ra đời đỏ hỏn vài ký, rồi một tuổi, hai tuổi, mười tuổi, hai mươi, sáu mươi… kết thúc đời người lúc nào không biết?

Mồ hoang đâu thiếu kẻ xanh đầu? Thấy rõ cái chết trong cái sống, nên chúng ta cần phải quán kỹ, chẳng phải ở nơi nào xa xôi.

Thân người thấy rõ sự vô thường trong bốn giai đoạn sanh, lão, bệnh, tử (sanh ra, già đi, bệnh tất và chết mất) đây cũng là bốn khổ trong bát khổ.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật hỏi vua Ba Tư Nặc:

“Đại vương! Ngay nơi thân đang tồn tại của Đại vương, nay Như Lai muốn hỏi:
Thân thịt này của Đại vương là thân kim cương bất hoại hay sẽ biến hoại?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn! Thân con hiện nay rốt cuộc rồi sẽ bị biến hoại.”
Đức Phật bảo:
“Đại vương! Ông chưa từng diệt, làm sao biết mình sẽ biến diệt?”
Đáp:
“Bạch Thế Tôn! Cái thân biến hoại vô thường của con hiện nay tuy chưa từng diệt, nhưng con thấy trước mắt, từng niệm dời đổi mãi không dừng, như lửa tàn thành tro, dần dần tiêu tan. Vì tàn hoại không dừng, nên con biết chắc thân này sẽ diệt mất.”
Vua Ba Tư Nặc quán thấy từng niệm thay đổi không dừng, biết rõ thân là vô thường, thay đổi sẽ bị hoại diệt.
Đoạn sau Phật hỏi kỹ hơn:
“Đại vương! Thân thể của ông đâu phải già liền?”
Vua Ba Tư Nặc thưa:
“Bạch Thế Tôn! Nó âm thầm dời đổi. Cái thân già nua này thay đổi trong vòng 10 năm, 20 năm mà thay đổi trong từng năm. Chẳng những thay đổi trong từng năm, mà thực thay đổi trong từng tháng. Chẳng những thay đổi trong từng tháng, mà thực nó thay đổi trong từng ngày.

Chiêm nghiệm thật sâu, quán sát thật kỹ thấy nó thay đổi trong từng sát na, trong từng mỗi niệm không hề ngừng nghỉ.

Thế nên, con biết thân này cuối cùng phải chịu sự biến đổi và hoại diệt”.

Trong kinh A Hàm có kể:

Khi tuổi Đức Phật đã lớn, một hôm Ngài đi khất thực trong thành Xá Vệ trở về thọ trai xong, sau đó cảm thấy trong người hơi lạnh, nên ra ngoài hương thất ngồi phơi nắng.
Ngài vén y để lộ làn da lưng nhăn nheo ra nắng.
Tôn giả A Nan từ xa thấy vậy, mới đến xoa lưng cho Đức Phật, than:
“Ôi! Da dẻ của Thế Tôn không còn láng mịn như thuở xưa nữa, lưng đã hơi khòm tới trước rồi. Ôi! Còn đâu những gì của thời trai tráng”.
Phật bảo:
“Đúng vậy A Nan! Cái già có sẵn trong cái trẻ, cái chết nằm trong cái sống, thân của Ta rồi đây sẽ hoại diệt, một lúc nào đó không tránh khỏi”.
Nhân đó, Đức Phật cũng nhắc nhở để cảnh tỉnh chúng ta, Ngài bảo cái già nằm sẵn trong cái trẻ, cái chết nằm sẵn trong cái sống, đừng nghĩ là 60 tuổi mới già.
Phải thường quán kỹ như vậy, để thấy lẽ thật của thân này, chuẩn bị cho giờ phút cuối của mình, để đến lúc đó không chới với hoảng hốt, không bất ngờ mà lại rất bình tĩnh, vì đã có kết phao rồi.
Sau khi Đức Phật Niết-bàn, chư vị Tỳ kheo dùng kệ tán:

“Thân này như bèo bọt
Mỏng manh có gì vui
Phật được thân kim cang
Còn bị vô thường phá.
Thân kim cang chư Phật
Đều về với vô thường
Tan mau như tuyết non
Huống những chúng sanh khác.”

b. Tâm vô thường

Đối với thân đã vô thường như thế, tâm thức chúng ta còn vi tế hơn. Tâm niệm vui buồn, hờn giận trách móc, lúc thì khởi niệm tốt đẹp hiền lương, nhưng đôi lúc chẳng khác nào thú dữ. Trịnh Công Sơn đã viết:

“Nhìn em yêu thương, nhìn em thú dữ… ”

Hôm qua mặt Dạ xoa. Bữa nay tâm Bồ tát. Tâm niệm chỉ cách nhau trong lằn tơ kẻ tóc. Chính vì sự vô thường của tâm giúp ta có cơ hội thay đổi hoàn thiện từ tâm thức đến cung cách nơi chính mình. Không ai xấu là xấu mãi muôn đời, tốt là tốt mãi không sai. Hãy cho nhau thời gian để lớn để trưởng thành theo từng ngày, tặng nhau sự lắng nghe rồi thấu hiểu. Tâm như khỉ vượn chuyền cành, vô thường sanh diệt. Tâm thức sanh diệt biến đổi không dừng, trong một ngày lên xuống biết bao cung bậc cảm xúc, vui, buồn mừng giận. Trong bát khổ có nói đến điều này.

1. Ái biệt ly khổ (yêu thương xa lìa là khổ)

Đối những người ta quý mến yêu thương, nhưng lại không có cơ hội được gẫn gũi thân cận, nhớ nhung muốn gặp, đứng ngồi không yên, trong tâm toàn là hình bóng của ai kia. Đây cũng là tâm trạng bất an sự khổ của tâm.

2. Oán tấn hội khổ (ghét gặp nhau là khổ)

Thật tế trong cuộc sống, người chúng ta không thích, nhưng phải gặp mặt hàng ngày thì chúng ta đâu vui, bức bách bực bội đây cũng là tâm trạng khó chịu khổ của tâm.

3. Cầu bất đắc khổ (cầu không được là khổ)

Cầu xin, mong muốn, ước ao mà không được toại nguyện cũng làm cho chúng ta buồn khổ.

4. Ngũ ấm xí thạnh khổ (năm ấm chống trái nhau là khổ)

Ngũ ấm là năm thứ ngăn che làm cho chúng ta không thấy được chân tánh, gồm sắc, thọ, tưởng hành và thức.

Sắc: khi con người khi bẩm thụ tinh ta huyết mẹ và nghiệp lực của chính mình, vào thọ thân nên ngăn che mê mờ tánh giác. Tánh giác trong chúng ta phụ thuộc nương nhờ sáu căn, đi đứng, cũng nương nhờ vào thân, thấy nghe hiểu biết cũng qua mắt tai mũi lưỡi thân ý. Vì thến thân người gọi là sắc ấm.

Thọ là cảm thọ của tâm khi tiếp xúc với hiện vật trơn mịn hay nhám rít ta yêu thích hay chán ghét liền đó. Sáu căn trên thân gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) chúng ta sẽ sanh ra cảm thọ vui buồn, sướng khổ. Điển hình tai nghe tiếng chửi, cảm thọ bực bội sân giận, rồi chấp vào đó khổ đau, không biết vô thường chúng đến đi sanh diệt.

Tưởng là những suy nghĩ vọng tưởng trong ta. Sám Hối có câu:

“Nghĩ vơ nghĩ vẫn chẳng lúc nào dừng
Mắc mứu tình trần kẹt tâm chấp tướng.”
                                                      (Trần Thái Tông)

Hành là sự vận hành liên tục của tư tưởng không ngừng nghỉ, như khỉ vượn chuyền cành..
Thức là ý thức phân biệt, khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, điển hình mắt tiếp xúc với hoa Sen, liền rõ biết, sau đó phân biệt màu sắc, to nhỏ, dài ngắn mình thích hay không thích…
Đối với “Ngũ ấm xí thạnh khổ chúng ta nên hiểu theo hai cách.”

Thứ nhất, xét trên 1 con người đủ cả ngũ ấm.

Khi năm thứ này chống trái sẽ làm ta bất an. Ví dụ sắc là cơ thể con người, có ngũ ấm, khi bị bệnh, sẽ làm cho tinh thần cũng mệt mỏi theo, ý thức lười hoạt động, nằm trên giường bệnh, đó là điển hình những sự chống trái của ngũ ấm sẽ làm ta bất an và khổ não.
Xét theo phương diện thứ hai.

Ta bốc ra từng cái để thấy nó chống trái ra sao?

Về sắc là cơ thể người này được cấu thành từ bốn đại gọi là thân tứ đại.
1. Đất là những chất cứng trong cơ thể như thịt da, răng, móng, xương, tóc…
2. Nước là những chất lỏng trong cơ thể như máu, nước mắt, nước mũi…
3. Gió là sự lay động, hơi thở của chúng ta.
4. Lửa là hơi nóng, ấm, nhiệt độ trong cơ thể con người là 37OC.
Tứ đại này mà chống trái lẫn nhau là khổ. Ví dụ trong cơ thể chúng ta, Lửa nhiều, nhiệt độ cao sẽ làm ta sốt. Nước nhiều, gây sổ mũi, lạnh sẽ gây cảm thương hàn, lửa và nước chống nhau, một thứ nhiều hơn sẽ gây bệnh, khổ…

Thọ là cảm thọ, khi tiếp xúc thuận duyên ta yêu thích, nghịch duyên ta chán ghét. Yêu thì muốn giữ kéo về mình, không được thì khổ (ái biệt ly khổ). Ghét thì đẩy đi, mà phải đối mặt thì khổ (oán tắng hội khổ).

Tưởng là những vọng tưởng dấy khởi, sự chồng chất của suy nghĩ làm chúng ta mất thời gian chạy theo chúng.

Hành là sự vận hành liên tục không dứt của tư tưởng và ý thức chẳng khác nào dòng thác chảy mạnh. Chính sự vận hành này làm chúng ta mệt mỏi, suy nghĩ nhiều sẽ làm căng thẳng stress, ra những bệnh tự kỷ, trầm cảm… gây khổ vô cùng.

Thức là sự phân biệt của ý thức, chính vì quá nhạy bén khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần chúng ta phân biệt, chọn lựa không biết dừng lại bị cuốn lôi theo trần cảnh không thật có, trôi lăng qua hết một đời.


c. Hoàn cảnh vô thường

Hoàn cảnh là môi trường xung quanh chúng ta sống, xưa khác nay, xưa lạc hậu, giờ tân tiến hiện đại, xưa nhà tranh vách đất, nay nhà lầu, biệt thự, biệt phủ…

Hải Thuần Bảo Hải (ĐSHĐ-134)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!