Ai đã từng thành công hay thất bại mới nhận được suối nguồn gia tộc, ơn thầy, nghĩa mẹ, tình cha, xa xưa vượt khó khăn, xem nhẹ gian khổ nuôi cháu con, khơi dòng kính quý quê hương:
Phải chăng, khoa học phát triển quá nhanh đã nâng cấp đời sống vật chất cho nhân loại, là sự đáng ngợi khen, tôn vinh chất xám mà con người đã cống hiến để xây dựng năm châu bốn biển, nhằm chinh phục vũ trụ toàn cầu.
Tuy nhiên, dốc sinh tồn của cha ông thời thượng cổ có thể bị tàn phá những nét đẹp hình thành của tạo hóa, hòa quyện cùng thiên nhiên, non nước để khế hợp những trắc ẩn thầm lặng đầy âu lo, sợ hãi được xây dựng trong cái thế giới nhỏ bé của mình.
Đức Phật đã nhập niết bàn nhưng ảnh hưởng của Ngài vẫn còn lan tỏa trên thế giới như phấn hương ngào ngạt theo gió tung bay.
Là chư Ni trẻ biết ứng xử đẹp đời tốt đạo trong giao tế, một trái tim trong sáng, một nhân cách gây cảm hứng và vị tha, chừng ấy ắt có và đủ cho chúng ta xứng danh đệ tử Phật Đà.
Dâng cúng hương hoa là một sự vinh danh, tôn thờ tri ân các bậc tiền bối. HT. Nanamoni quá cố đã nói: “Đức Phật là người toàn bích đáng được vinh danh, Ngài đã chỉ dẫn con đường của kiến thức, tư cách đạo đức, Ngài chủ trương hòa bình và hạnh phúc, tìm ra chân lý, Ngài là người hướng đạo tuyệt đỉnh cho trời người.”
Tất cả chúng ta đều có thể trở thành Phật nếu đầy thiện chí và quyết tâm, Tăng già hai cộng đồng đệ tử Phật sẽ làm trong sạch thế giới, biết lắng nghe điều thiện và nương vào chất xám màu nhiệm của họ qua ứng xử:
Thế nên, chân lý và phước báu đạt được bởi cá nhân biết nỗ lực, tùy duyên bất biến, không lệ thuộc vào người khác ngoài mương tựa chính mình.
Xác thân của một người có thể tan rã, hòa tan vào bốn yếu tố: “Đất – nước – gió – lửa”, nhưng đức hạnh và giá trị tinh thần vẫn còn mãi mãi. Ngày nay, đứng về mặt luân lý chúng ta có thể đặt cho mình nhiều câu hỏi, ngõ hầu tìm lối thoát cho hướng đi đạt định không tắt nắng về nguồn.
* Xã hội hiện đại hóa đang không ngừng chinh phục thiên nhiên, đưa đến hậu quả chắc chắn con người sẽ đi ngược lại khả năng lung lay chính mình? Và tàn phá nét đẹp thiên nhiên gây bất ổn cho cộng đồng, qua đó con người phải đối mặt và gánh chịu!
* Bi thảm hơn, hiện đại hóa xã hội có thể làm chúng ta mất đi giá trị căn bản của tình người, bà con làng xóm hỗ tương khi “tối lửa tắt đèn”, tha nhân giao tế cũng bị lãng quên!
Kỹ năng công nghệ càng tiến bộ, nhân loại vừa vui mừng lẫn âu lo đã đánh mất một sự kiện nào đó trong ký ức của họ, những nét đẹp văn hiến hơn 4.000 năm sẽ không tìm lại vết hằn bầu trời xanh, oanh kêu, suối thác, mộng mơ.
Con người lớn lên theo dòng đời đầy oan trái, nên dù phiền muộn đến đâu, đau khổ cỡ nào, thời gian sẽ hàn gắn. Thật ra, chính chúng ta làm mình mất hạnh phúc khi chưa biết loại trừ những ham muốn vị kỷ, những tri thức lầm lẫn, nông cạn, vô minh…
Đời sẽ thật sáng giả, phải là một niềm vui được sống trên đời, tiền bạc không phải là cứu cánh, nó chỉ là phương tiện nên sẽ không giải quyết mọi khó khăn, con người phải nỗ lực phấn đấu cho dốc sinh tồn và nỗi sợ hãi, mất mát do thiên tai, bão lũ…
Xã hội ngày một phát triển, nhân loại cũng phải đổi thay để hòa nhập, nhưng bên cạnh đó, con người phải biết chắt lọc những điều hay, cái dở để mình không bị cuốn trôi vào vòng xoáy cuộc đời, phải giữ vững những nét đẹp truyền thống từ ngàn xưa đã có, sống đời thân thiện, vị tha, được như vậy mới xứng đáng là “con rồng cháu tiên”, không hổ thẹn với các bậc tiền nhân thuở trước.
Quốc tổ hồn thiêng
“ngàn năm lịch sử ghi ơn người dựng nước.”
Giang sơn cẩm tú
“vạn đời con Hồng, cháu Lạc giữ non sông!”
TKN. Như Như (ĐSHĐ-116)